Tác động đến xã hội

Một phần của tài liệu Nhận thức của người dân về hôn nhân cùng giới (qua phân tích số liệu điều tra quốc gia về quan điểm của người dân đối với hôn nhân cùng giới năm 2013) (Trang 57 - 60)

Chương 2 NHẬN THỨC VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HÔN NHÂN CÙNG GIỚI

2.3. Quan điểm của người dân về những tác động của hôn nhân cùng giới

2.3.3. Tác động đến xã hội

Khi được hỏi về việc người dân nhìn nhận như thế nào về những tác động của hôn nhân cùng giới đến xã hội, bên cạnh quan điểm cho rằng hôn nhân cùng giới không có tác động gì đến xã hội (7,4%) thì không ít người cho rằng điều này có những tác động tích cực như: người đồng tính được sống thật (31,5%), giúp đảm bảo quyền con người (31,5%) và làm giảm định kiến xã hội đối với người đồng tính (26,7%).

Tuy vậy bên cạnh những mặt tích cực thì nhiều người cũng đặt ra những lo ngại về những tác động không tốt của HNCG lên xã hội, chẳng hạn như tạo nên trào lưu sống chung cùng giới (28,1%), không duy trì được nòi giống (57,0%), ảnh hưởng đến tính bền vững của gia đình (41,6%), làm tăng tỷ lệ người đồng tính (35,2%).

Nhìn nhận thực tế khách quan, cũng dễ hiểu khi vấn đề không duy trì được nòi giốngảnh hưởng đến tính bền vững của gia đình là hai trong số những tác động xã hội mà người dân lo ngại hơn cả. Bởi theo quan niệm về văn hóa truyền thống ở Việt Nam, gia đình vẫn bắt nguồn từ quan hệ nam-nữ và sinh con đẻ cái. Đặc biệt người Việt Nam rất coi trọng vấn đề con cái trong hôn nhân, coi con cái là chất keo gắn kết gia đình. Pháp luật về gia đình đƣợc xây dựng và thực thi nhằm bảo vệ và duy trì các chức năng cơ bản của gia đình nhƣ: kết hôn, sinh con để duy trì nòi giống và bổ sung nguồn nhân lực, cố kết văn hóa và huyết thống. Do vậy người ta nhìn nhận đồng tính như là một hiện tƣợng đi ngƣợc lại trật tự tự nhiên, mà đặc biệt là tình dục đồng tính và hôn nhân cùng giới, và đó cũng là lý do mà một bộ phận không nhỏ người dân không chấp nhận nhu cầu tạo dựng gia đình của người đồng tính. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những lo ngại trên là không có cơ sở song kết quả này cho thấy việc nhận thức của người dân về vấn đề HNCG vẫn là một lỗ hổng cần quan tâm xem xét.

50

Bảng 4: Quan điểm của người dân về tác động của hôn nhân cùng giới lên xã hội phân theo mức độ quen biết người đồng tính (%)

Có biết hiện tượng 2 người cùng giới sống nhƣ vợ chồng

Có quen ai là người đồng tính

Chung Có biết Không biết Có

quen

Không quen

Không có tác động gì 5,7 9,6 6,6 5,4 7,4

Người đồng tính được sống thật

43,1 16,5 53,4 39,7 31,5

Tạo nên trào lưu sống chung cùng giới

36,7 17,0 45,2 33.7 28,1

Đảm bảo quyền con người 41,0 19,2 43,5 40,0 31,5

Giảm định kiến xã hội đối vơi người đồng tính

36,1 14,6 42,4 33.8 26,7

Không duy trì đƣợc nòi giống

61,4 51,2 62,4 61,0 57,0

Ảnh hưởng đến tính bền vững của gia đình

45,8 36,1 48,6 44,9 41,6

Sẽ làm tăng tỷ lệ người đồng tính

44,1 23,6 54,8 40,6 35,2

Phải sửa lại nhiều quy định pháp luật có liên quan

39,7 20,5 48,9 36,4 31,3

Tác động khác 2,1 2,7 1,3 2,3 2,3

Không quan tâm 2,1 6,7 1,6 2,2 4,1

KB/KTL 3,6 15,8 0,8 4,6 8,9

(Nguồn: KSĐG,2013)

Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một điểm đáng lưu ý là những người có quen biết người đồng tính và có biết về hiện tượng hai người cùng giới sống chung nhƣ vợ chồng thì có tỷ lệ nhìn nhận HNCG ở những khía cạnh tác động tích cực (người đồng tinh được sống thật, đảm bảo quyền

51

con người, giảm định kiến xã hội đối với người đồng tính) cao hơn so với những người không quen biết (Bảng 4).

Biểu đồ 6: Quan điểm của người dân về tác động của hôn nhân cùng giới lên xã hội phân theo nhóm tuổi (%)

(Nguồn: KSĐG,2013)

Ngoài ra tỷ lệ những người thuộc nhóm trẻ (18-29 tuổi) đánh giá tác động xã hội của HNCG ở những khía cạnh tích cực là cao hơn hẳn so với những người ở nhóm trung niên và lớn tuổi. Cụ thể, với những nhận định cho rằng hôn nhân cùng giới giúp người đồng tính được sống thật, đảm bảo quyền con người và làm giảm định kiến xã hội với người đồng tính, tỷ lệ lựa chọn của nhóm tuổi 18-29 lần lượt là 43,9%, 44,3% và 38%, tương ứng với nhóm tuổi 50-69 lần lƣợt là 23,1%, 24,3% và 20% (Biểu đồ 6).

Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều nước cho phép kết hôn đồng giới dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo số liệu thống kê chính thức đến cuối

43.9 44.3 38 32.2

54.2 38.2

38.8

29.7 28.4 24.1

26.5

57.5 40.7

35.2

23.1 24.3 20

26.2

58.5 45.5

31.9

0 10 20 30 40 50 60 70

Người đồng tính được sống thật Đảm bảo quyền con người Giảm định kiến xã hội với người đồng tính Tạo nên trào lưu sống chung cùng giới Không duy trì đƣợc nòi giống Ảnh hưởng đến tính bền vững của gia đình Làm tăng tỷ lệ người đồng tính

50 - 69 30 - 49 18 - 29

52

năm 2009 có khoảng 100.000 cặp đồng tính đăng ký kết hôn trên toàn thế giới (Nguyễn Thu Nam, 2012). Và cho đến nay, sự thừa nhận pháp luật đối với các hình thức sống chung của người đồng tính không gây ra tác động gì nhiều đến đặc điểm nhân khẩu học nói chung ở các vùng lãnh thổ và quốc gia.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Có thể nói trong khoảng vài năm trở lại đây, vƣợt khỏi những giới hạn về truyền thống và tư duy lối mòn về giới tính cũng như xu hướng tính dục, nhiều người ở các độ tuổi khác nhau, bao gồm cả tầng lớp trung niên và giới trẻ Việt Nam đã có cái nhìn thoáng hơn, thực tế hơn về người đồng tính. Họ đã nhìn nhận người đồng tính cũng là người bình thường như những người khác, và như vậy, họ có nhu cầu sống với cảm xúc thật của mình và hưởng những quyền lợi chính đáng nếu điều đó không động chạm tới các lợi ích cụ thể của xã hội và không vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Nhận thức của người dân về hôn nhân cùng giới (qua phân tích số liệu điều tra quốc gia về quan điểm của người dân đối với hôn nhân cùng giới năm 2013) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)