Chương 2 NHẬN THỨC VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HÔN NHÂN CÙNG GIỚI
2.4. Quan điểm của người dân về việc hợp thức hóa hôn nhân cùng giới . 52 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Cụ thể, khi hỏi quan điểm của người dân về việc “có ủng hộ pháp luật công nhận hôn nhân cùng giới”, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 26,1% người đƣợc hỏi ủng hộ điều này, tỷ lệ không ủng hộ chiếm 43%. Trong số những người ủng hộ và rất ủng hộ, có trên 40% là những người thuộc nhóm trẻ (từ 18-29 tuổi). Ngƣợc lại đối với quan điểm “Không ủng hộ” và “Rất không ủng hộ” thì đa phần rơi vào nhóm từ 30-49 tuổi (44%) và từ 50-69 tuổi (42,9%).
Điều này cho thấy giới trẻ có xu hướng dễ chấp nhận vấn đề hôn nhân cùng giới hơn.
53
Bên cạnh đó khi so sánh tương quan giữa việc “ủng hộ pháp luật công nhận hôn nhân cùng giới” với mức độ biếtcủa người trả lời về việc hai người cùng giới tính sống chung với nhau cho thấy những kết quả đáng chú ý khác.
Bảng 5: Tỷ lệ ủng hộ pháp luật công nhận HNCG tương quan với mức độ biết về việc hai người cùng giới sống chung với nhau (%)
Rất ủng
hộ Ủng hộ Lƣỡng lự
Không ủng hộ
Rất không ủng hộ
Không quan tâm
KB/
KTL
Có biết 5,2 32,8 8,8 38,0 12,8 1,0 1,3
Không
biết 1,9 17,5 8,1 49,5 11,9 3,1 8,1
N 199 1381 450 2275 657 102 227
(Nguồn: KSĐG, 2013)
Cụ thể, theo kết quả so sánh ở bảng 3, những người có biết về việc hai người cùng giới sống chung với nhau có tỷ lệ ủng hộ pháp luật công nhận hôn nhân cùng giới cao hơn so với những người không biết về mối quan hệ này (32,8% so với 17,5%).
Về những quy định liên quan đến vấn đề kết hôn cùng giới
Theo kết quả từ KSĐG 2013, khi đƣợc hỏi về việc pháp luật nên có những quy định nào về kết hôn cùng giới hiện nay thì có 38,5% người trả lời cho rằng nên “cấm kết hôn cùng giới”, 23,3% trả lời nên cho “đăng ký kết hôn bình đẳng”, 13,4% người trả lời lựa chọn phương án cho “đăng ký sống chung có xác nhận của chính quyền” và 14,8% chọn phương án “sống chung không can thiệp”, còn lại là các ý kiến khác hoặc không có ý kiến gì. Nhƣ vậy có thể thấy hiện nay phần đông người dân vẫn chưa tán thành việc hợp pháp hóa kết hôn cùng giới. Thay vào đó, trước mắt để đảm bảo nhu cầu và quyền lợi của nhóm người đồng tính, người dân cho rằng pháp luật có thể cho phép
54
họ đăng ký sống chung có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cho phép họ sống chung mà không can thiệp. Điều này có thể coi là phù hợp với hướng đi của nhiều nước trên thế giới hiện nay trong đó có Việt Nam trong việc tiến đến hợp pháp hóa HNCG.
Bảng 6: Quan điểm của người dân về việc pháp luật nên có những quy định nào về kết hôn cùng giới phân theo nhóm tuổi và mức độ quen biết
người đồng tính (%)
Nhóm tuổi Có quen người đồng tính
Chung
18-29 30-49 50-69 Có quen Không quen
Đăng ký kết hôn bình đẳng 34,8 20 17,3 33,0 29,0 23,3 Đăng ký sống chung có xác
nhận của chính quyền 18,7 12,9 9,3 20,2 15,3 13,4
Sống chung không can thiệp 15,8 14,3 14,7 18,0 15,5 14,9 Cấm kết hôn cùng giới 27,6 41,5 44,1 32,6 37,1 38,5
Không nên quy định 4,1 6,4 6,8 4,0 4,3 5,9
Không quan tâm 2,7 3,7 4,0 1,6 2,0 3,5
KB/KTL 4,1 5,2 6,7 0,5 1,7 5,4
(Nguồn: KSĐG, 2013)
Nhìn vào bảng 4 ta thấy những người ở nhóm cao tuổi có xu hướng phản đối hôn nhân cùng giới hơn so với những người thuộc nhóm trẻ. Cụ thể khi đƣợc hỏi về việc pháp luật nên có những quy định nào về kết hôn cùng giới có 44,1% nhóm người ở độ tuổi 50-69 chọn phương án Cấm kết hôn cùng giới, trong khi lựa chọn này ở nhóm tuổi 30-49 và 18-29 thấp hơn, lần lƣợt là 41,5% và 27,6%. Ngược lại, những người thuộc nhóm trẻ lựa chọn quan điểm cho phép Đăng ký kết hôn bình đẳng chiếm tỷ lệ cao hơn so với những nhóm
55
tuổi khác.Tỷ lệ này ở các nhóm tuổi 18-29, 30-49, 50-69 lần lƣợt là 34,8%, 20% và 17,3%. Các ý kiến cho phép Sống chung không can thiệp hoặc Đăng ký sống chung có xác nhận của chính quyền chiếm tỷ lệ ít hơn.
Kết quả này phản ánh khá đúng với thực tế hiện nay. Xã hội mặc dù đã có cái nhìn cởi mở hơn về cộng đồng LGBT và những vấn đề liên quan đến nhóm này, song nhìn chung tâm lý khó chấp nhận vẫn còn phổ biến. Đặc biệt những người lớn tuổi thường khó chấp nhận nhóm này hơn là những người trẻ tuổi. Họ thường cho rằng đồng tính là trái với tự nhiên, trái với thuần phong mỹ tục, là bất thường, do vậy cần loại bỏ. Trong khi đó những người trẻ tuổi đã có cái nhìn thoáng hơn, cho rằng người đồng tính cũng là người bình thường, cũng có quyền yêu nhau và lấy nhau.
Ngoài ra kết quả cũng cho thấy một điểm đáng lưu ý là những người có quen biết người đồng tính có tỷ lệ ủng hộ các quy định về hôn nhân cùng giới (đăng ký kết hôn bình đẳng, đăng ký kết hôn có xác nhận của chính quyền, sống chung không can thiệp) cao hơn so với những người không quen biết.
Ngược lại, những những người không có mối quan hệ quen biết với người đồng tính có quan điểm cấm kết hôn cùng giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với những người có quen biết (Bảng 4). Như vậy có thể thấy việc có mối quan hệ quen biết với người đồng tính hay không cũng là một yếu tố tác động đến suy nghĩ, nhận thức của người dân về vấn đề này.
56
Biểu đồ 7: Quan điểm của người dân về việc pháp luật nên có những quy định nào về kết hôn cùng giới phân theo vùng miền (%)
(Nguồn: KSĐG, 2013)
Tương tự, việc nhìn nhận vấn đề này cũng có sự khác nhau giữa người dân ở khu vực nông thôn và đô thị. Tỷ lệ người dân ở nông thôn cho rằng nên cấm kết hôn cùng giới cao hơn so với người dân ở đô thị (42,7% so với 34,3%). Ngược lại, tỷ lệ người dân ở đô thị tán thành với quy định cho phép đăng ký kết hôn bình đẳng cao hơn so với người dân ở khu vực nông thôn (25,6% so với 20,9%).
Những người có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ ủng hộ việc đăng ký kết hôn bình đẳng càng lớn và tỷ lệ cho rằng nên cấm kết hôn cùng giới càng thấp so với những người có trình độ học vấn thấp hơn.
25.6 20.9
15.9 10.9
16.1 13.7
34.3
42.7
6.4 5.3
4.7 2.4
0.8 0.6
2.9 7.8
0 10 20 30 40 50
Thành thị Nông thôn
Không biết/KTL Ý kiến khác
Không quan tâm Không nên quy định Cấm kết hôn cùng giới Sống chung không can thiệp Đăng ký sống chung có xác nhận của chính quyền
Đăng ký kết hôn bình đẳng
57
Bảng 7: Quan điểm của người dân về việc pháp luật nên có những quy định nào về kết hôn cùng giới phân theo trình độ học vấn (%)
Trình độ học vấn Chung
Chƣa đi học
Học sinh
Trung cấp
ĐH/C Đ
Sau ĐH
Đăng ký kết hôn bình đẳng 7,1 21,0 26,4 39,4 38,2 23,3 Đăng ký sống chung có xác
nhận của chính quyền
3,8 11,3 20,5 24,6 29,4 13,4 Sống chung không can thiệp 10,9 15,0 15,8 15,1 8,8 14,9 Cấm kết hôn cùng giới 37,4 42,4 30,8 20,4 14,7 38,5
Không nên quy định 8,1 5,9 6,6 4,8 5,9 5,9
Không quan tâm 6,2 3,4 5,1 2,8 2,9 3,5
KB/KTL 26,5 5,3 2,6 0,6 2,9 5,4
(Nguồn: KSĐG, 2013)
Bên cạnh đó, qua các phương tiện truyền thông, báo chí, khá nhiều ý kiến cho rằng nên công nhận hình thức sống chung có đăng ký trước để qua đó có thể xem xét, nghiên cứu, đánh giá thêm việc tiến đến công nhận hôn nhân bình đằng. Đây cũng chính là phương thức mà một số quốc gia công nhận hôn nhân bình đẳng đã từng áp dụng.
Về cơ bản, quá trình để có thể tiến tới luật hóa quyền kết hôn của người đồng tính ở Việt Nam cần đi theo lộ trình từng giai đoạn, bởi thực tế việc nhận thức của người dân về đồng tính vẫn còn hạn chế, quan điểm e ngại về mối quan hệ đồng giới vẫn chƣa thực sự đƣợc đồng cảm một cách phổ biến ở Việt Nam.
58 Về quyền của các cặp đôi cùng giới
Liên quan đến nhận thức của người dân về việc pháp luật nên công nhận những quyền nào của các cặp đôi cùng giới, khi đƣợc hỏi về một số quyền cụ thể mà theo người dân nên được pháp luật bảo vệ, kết quả nghiên cứu cho thấy có 50,4% người dân cho rằng nên công nhận quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con của các cặp đôi cùng giới, 44,3% ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung, 40,4% ủng hộ quyền thừa kế tài sản và 33,6% lựa chọn ủng hộ quyền thay mặt nhau thực hiện các thủ tục hành chính.
Biểu đồ 8: Quan điểm của người dân về việc pháp luật nên công nhận những quyền nào của các cặp đôi cùng giới (%)
(Nguồn: KSĐG, 2013)
Có thể thấy ý kiến “Cùng nhận con nuôi và nuôi con” nhận đƣợc nhiều sự tán thành của người dân hơn cả. Xét theo trình độ học vấn, ý kiến này cũng chiếm tỷ lệ cao trong số các quyền mà từng nhóm người dân nhận định (Biểu
33.6
50.4 44.3 40.4 30
23.6 30.4 0.7
5.4 8.7
0 10 20 30 40 50 60
Thay mặt nhau thực hiện các thủ tục hành chính Cùng nhận con nuôi và nuôi con Sở hữu tài sản chung Thừa kế tài sản Yêu cầu tòa án giải quyết chấm dứt sống chung Chu cấp cho nhau sau khi chấm dứt sống chung Không nên công nhận quyền nào cả Ý kiến khác Không quan tâm
KB/KTL
59
đồ 10). Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống từ xa xưa, nước ta cũng như các nước phương Đông khác rất coi trọng việc có con, mục đích chủ yếu của việc kết hôn là sinh con nối dõi tông đường, coi con cái là chất keo gắn kết gia đình. Bởi thế trong nhận thức của người dân, vấn đề con cái vẫn là vấn đề then chốt và quan trọng trong hôn nhân, và do vậy cũng là vấn đề cần đƣợc xét đến đầu tiên khi xem xét việc công nhận quyền của các cặp đôi cùng giới.
Biểu đồ 9: Quan điểm của người dân về việc pháp luật nên công nhận những quyền nào của các cặp đôi cùng giới phân theo nhóm tuổi (%)
(Nguồn: KSĐG, 2013)
Những người ở nhóm trẻ có tỷ lệ ủng hộ pháp luật công nhận quyền của các cặp đôi cùng giới cao hơn so với những người ở nhóm tuổi lớn hơn (Biểu đồ 9), cụ thể ở một số quyền nhƣ: quyền thay mặt nhau thực hiện thủ tục hành chính (43,3%), quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con (62,2%),
43.3 32
27.2
62.2 49
42
55 41.9 38
50.5 38.3
34.5
40.4 27.3
24.5
31.4 21.3 19.8
21.4 31.5
36.6
3.9 6 6
6 8
10
0 20 40 60 80
18 - 29 30 - 49 50 - 69
KB/KTL Không quan tâm
Không nên công nhận quyền nào cả Chu cấp cho nhau sau khi chấm dứt sống chung
Yêu cầu tòa án giải quyết chấm dứt sống chung
Thừa kế tài sản Sở hữu tài sản chung
Cùng nhận con nuôi và nuôi con Thay mặt nhau thực hiện thủ tục hành chính
60
quyền sở hữu tài sản chung (55%) và thừa kế tài sản (50,5%). Ngƣợc lại, những người ở nhóm tuổi 50-69 lựa chọn quan điểm “Không nên công nhận quyền nào cả” ở mức cao hơn so với hai nhóm 30-49 tuổi và 18-29 tuổi với tỷ lệ lần lượt là 36,6%, 31,5% và 21,4%. Điều này cho thấy những người trẻ có cái nhìn tích cực và cởi mở hơn về quyền của các cặp đôi cùng giới so với những người ở nhóm tuổi lớn hơn.
Biểu đồ 10: Quan điểm của người dân về việc pháp luật nên công nhận những quyền nào của các cặp đôi cùng giới phân theo trình độ học vấn (%)
(Nguồn: KSĐG, 2013)
33.3
57
69.2 74 76
83.3 89.9 91.1 94.1 96
58.3
79.7 81.7 81.1 80
60
72 75.1 76.1
72
33.3
51.4
63.3 63.5
72
21.7
40.6
53.3
48.2
56
0 20 40 60 80 100 120
Chƣa đi học Học sinh Trung cấp CĐ/ĐH Sau đại học
Thay mặt nhau thực hiện thủ tục hành chính Cùng nhận con nuôi và nuôi con
Sở hữu tài sản chung Thừa kế tài sản
Yêu cầu tòa án giải quyết chấm dứt sống chung Chu cấp cho nhau sau khi chấm dứt sống chung Ý kiến khác
61 Tiểu kết chương 2
Ngày càng có nhiều người dân biết về người đồng tính và hiện tượng hai người cùng giới sống chung như vợ chồng trong xã hội. Tỷ lệ người dân biết về hiện tƣợng này trong những năm gần đây tăng lên đáng kể nhờ truyền thông, thảo luận xã hội cũng như sự công khai sống thật của người đồng tính.
Truyền thông, internet vẫn là nguồn thông tin chính về người đồng tính và quan hệ cùng giới của người dân Việt Nam và là một trong những yếu tố tác động đến nhận thức xã hội về người đồng tính và hôn nhân cùng giới.
Đa số người dân cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình hay cá nhân họ. Những người thuộc nhóm trẻ đánh giá tác động xã hội của HNCG ở những khía cạnh tích cực là cao hơn hẳn so với những người ở nhóm trung niên và cao tuổi.
Những người có quen biết người đồng tính và biết về việc hai người cùng giới sống nhƣ vợ chồng có tỷ lệ đánh giá tác động của hôn nhân cùng giới đến cá nhân ở những khía cạnh tích cực là cao hơn so với những người không quen biết.
Những người thuộc nhóm trẻ, những người có trình độ học vấn cao và người dân ở đô thị có tỷ lệ ủng hộ quyền kết hôn cùng giới cao hơn.
Bên cạnh sự cởi mở của dƣ luận xã hội, vẫn còn không ít ý kiến phản đối HNCG với lý do ảnh hưởng đến truyền thống và tính bền vững gia đình.
Điều này phần nào phản ánh thái độ kỳ thị phân biệt đối xử đối với người đồng tính và HNCG vẫn còn tồn tại.
62