Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
3.1. Thực trạng thất nghiệp
3.1.1 Quy mô và động thái thất nghiệp
Thời gian qua, nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh có tác động tích cực đến giải quyết việc làm; sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều việc làm mới, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động có sự chỉnh dịch rõ rệt từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Tính đến thời điểm 31/12/2014, cả nước có 70,06 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao động. Mặc dù tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhưng đến nay lao động nông thôn vẫn được xem là đông đảo, hiện chiếm gần 70% lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 78,0%. Khác biệt về mức độ tham gia hoạt động kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn còn đáng kể, khoảng 11,2 điểm phần trăm (70,5% và 81,7%). Bên cạnh đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam và nữ cũng còn có sự chênh lệch. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 73,6% thấp hơn 9 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam (82,6%), xem bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tỷ trọng lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2014
Đơn vị tính: % Đặc trưng cơ bản
Tỷ trọng lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Chung Nam Nữ % nữ Chung Nam Nữ
Cả nước 100,0 100,0 100,0 48,6 78,0 82,6 73,6
Thành thị 30,1 30,9 29,2 47,2 70,5 76,9 64,5
Nông thôn 69,9 64,1 70,8 49,2 81,7 85,5 78,1
Các vùng
Trung du miền núi phía bắc 13,7 13,3 14,2 50,2 86,7 88,2 85,2 Đồng bằng sông hồng 15,2 14,3 16,0 51,5 78,2 80,0 76,6 Bắc trung bộ và duyên hải 22,0 21,4 22,5 49,9 80,6 83,8 77,7
Tây nguyên 6,3 6,4 6,2 47,8 85,1 88,1 82,0
Đông nam bộ 8,6 8,7 8,6 48,3 77,5 83,1 72,2
Đồng bằng sông cửu long 19,1 20,1 18,1 46,50 76,7 84,6 69,0
Hà nội 7,2 7,2 7,3 49,1 71,4 73,9 68,2
TP HCM 7,8 8,5 7,1 44,1 64,4 75,2 54
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Lưu ý: Đồng bằng Sông Hồng không bao gồm HN Đông Nam Bộ không bao gồm HCM
Theo Bộ LĐTB&XH tính đến hết năm 2014 cả nước có 53,4 triệu lao động có việc làm và gần 1 triệu lao động thất nghiệp. Năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là trên 60%. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân số thành thị là 58,4%, thấp hơn tỷ số này khu vực nông thôn khoảng 12,2 điểm phần trăm.
Sau một thời gian tương đối dài kinh tế tăng trưởng ở mức cao, nhưng từ năm 2011 đến nay nền kinh tế mức tăng trưởng có sự suy giảm, năm 2014 và năm 2015 có dấu hiệu phục hồi, song tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp (năm2014 đạt trên 6%, năm 2015 đạt 6,68%). Nền kinh tế chưa toàn dụng được lao động, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng tăng. Năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp là 2,18%, năm 2012 là 2,17%, năm 2013 là 2,28%, năm 2014 là 2,08%, năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ở nước ta tiếp tục duy trì ở mức thấp, tại thời điểm quý 3/2015 là 2,35%, giảm so với thời điểm quý 1 và quý 2/2015 (tỷ lệ này lần lượt là 2,43% và 2,42%).
Lợi thế về số lượng lao động chưa được sử dụng hết, thậm chí còn lãng phí nghiêm trọng. Đặc biệt là trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp thuộc về những người có trình độ học vấn cao và thanh niên tăng mạnh. Cụ thể, năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) là 6,17%, trong đó khu vực thành thị là 11,45%, nông thôn là 4,41%; năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp của thành niên là 6,8%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, khu vực thành thị là 11,49% và nông thôn là 4,63%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của thanh niên gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của người lớn. Báo cáo "Xu hướng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên" của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao gấp hơn ba lần con số thống kê chung ở độ tuổi lao động. Họ cũng đang chiếm gần một nửa số người thất nghiệp trong năm 2012 và năm 2013. Bốn triệu người, tức hơn 53% thanh niên đang ở trong tình trạng lao động bấp bênh, trong khi số còn lại bị coi là thất nghiệp.
Những người trong tình trạng có việc làm không ổn định là người tự kinh doanh, làm việc cho gia đình, trong những nghề có thu nhập rất ít ỏi, với điều kiện lao động kém và thiếu BHXH. Điều đáng nói là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ đại học trở lên ngày càng gia tăng.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn, cụ thể năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,49%, nông thôn là 1,63%; năm 2012 thành thị là 3,53%, nông thôn là 1,55%, năm 2013 khu vực thành thị là 3,85%, nông thôn là 1,57%, năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,61, năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị có giảm những vẫn ở mức 3,38%, bảng 3.2.
Bảng 3.2. Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2010 - 2014
2010 2011 2012 2013 2014
Thất nghiệp (ngàn người) 1344 1045 926 1038 1045
Nam 590 442 419 540 560
Nữ 754 603 507 497 507
Thành thị 577 520 474 537 560
Nông thôn 767 525 452 504 515
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,88 2,22 1,96 2,18 2,08
Nam 2,38 1,77 1,67 2,12 1,97
Nữ 3,43 2,73 2,30 2,24 2,32
Thành thị 4,29 3,60 3,21 3,85 3,61
Nông thôn 2,30 1,60 1,39 1,54 1,62
Tỷ lệ thất nghiệp Thanh niên % 7,03 5,17 5,48 6,17 6,8
Nam 5,90 4,36 4,58 6,17 6,8
Nữ 5,90 4,36 4,59, 5,42 5,46
Thành thị 12,03 9,04 9,17 11,12 11,49
Nông thôn 5,63 3,98 4,25 4,62 4,63
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 3.2 cho thấy, khu vực thành thị luôn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn khu vực nông thôn, tuy nhiên tỷ lệ thiếu việc làm thì khu vực nông thôn lại luôn cao
hơn khu vực thành thị. Số người thất nghiệp tăng cao là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm cho hệ thống doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến nhu cầu việc làm giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp tăng. Từ năm 2010 đến năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng, năm 2014 có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao, nhưng bước sang năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp lại tăng trở lại. Điều này cho thấy, vấn đề giảm tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam chưa thực sự bền vững.
Lực lượng lao động trong khu vực nhà nước mang tính ổn định cao, số thất nghiệp tập chung chủ yếu vào khu vực kinh doanh và khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Đáng lo ngại là khu vực nông lâm ngư nghiệp, luôn xảy ra tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp. Trong khi cơ cấu ngành nghề tuy có thay đổi nhưng chuyển biến chậm.
Qua các phân tích trên có thể thấy vấn đề lao động - việc làm hiện nay hết sức nan giải. Tuy nhiên xét một cách toàn diện những yếu tố tác động lên thị trường lao động đang có nhiều chuyển biến khả quan: Sự khủng khoảng kinh tế dần phục hồi, trình độ lao động đang ngày càng được chú trọng và nâng cao. Tuy vậy theo dự báo thì tỷ lệ thất nghiệp trung bình của giai đoạn tới vẫn ở mức cao.
Thất nghiệp, thiếu việc làm không chỉ khiến cho NLĐ không có thu nhập, mà còn dẫn đến nhiều vấn đề xã hội khác như: Phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng.
3.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam
Thất nghiệp ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân, có thể đề cập tới một số nguyên nhân sau:
Một là, thất nghiệp do tái cơ cấu kinh tế
Thời gian qua, để tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là của các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như giảm bớt số lượng doanh nghiệp nhà nước, cổ phần
hóa, cơ cấu lại, giải thể, sát nhập…Quá trình này đã đẩy NLĐ ra khỏi doanh nghiệp. Chẳng hạn thay đổi quy mô sản xuất nông nghiệp sang làm quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, nếu không xử lý tốt thì lao động nông nghiệp hiện tại sẽ bị đẩy ra ngoài thành thất nghiệp tăng.
Hai là, thất nghiệp do nông dân mất đất
Do quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đô thị hóa đẫn đến nông dân bị mất đất, buộc phải đi tìm việc ở những nơi khác. Hơn thế nữa, nông dân tìm được việc chỉ là những công việc giản đơn, do trình độ chuyên môn hạn chế, không đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động… Điều này dẫn đến nông dân bị thất nghiệp gia tăng.
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này. Lực lượng lao động trên cả nước vào khoảng 54,4 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động nông thôn chiếm khoảng 70%, trong khi mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu người nữa tham gia vào lực lượng này, khiến cho áp lực đối với Chính phủ phải tạo thêm nhiều việc làm ngày một gia tăng. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn nhưng diện tích đất để hoạt động sản xuất đang ngày càng bị thu hẹp do sự chuyển đổi mục đích sử dụng. Đồng thời sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn (thành thị gấp 2 nông thôn) đã dẫn đến tình trạng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Những lao động này hầu như chưa qua đào tạo, lao động theo phương pháp phổ thông nên không đáp ứng được yêu cầu công việc dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp cả nước lên cao.
Ba là, thất nghiệp từ suy yếu tổng cầu
Tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu khiến cho hàng hoá sản xuất bị dư thừa, không có nơi tiêu thụ, để tồn tại được các nhà sản xuất buộc phải thu hẹp sản xuất, sa thải công nhân. Ở nước ta các ngành bị thiệt hại nặng nề nhất là thép, xi măng, xây dựng, điều, café, gạo. Kim ngạnh xuất
khẩu giảm, thị trường chứng khoán trì tệ, thị trường bất động sản trầm lắng…
Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của nước ta đều giảm trừ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vì trong đó tính cả xuất khẩu vàng ròng. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế của các nước, từ những nước phát triển tới các nước đang phát triển. Sản xuất bị đình trệ, tiêu dùng sút giảm do người dân “thắt lưng buộc bụng” đã và đang làm phá sản hàng loạt các tập đoàn lớn cũng như các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Riêng trong năm 2014 Việt Nam đã có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính chung cho cả giai đoạn từ năm 2010 - 2014 mỗi năm có khoảng 50.000 doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.
Số lao động bị cắt giảm tập trung vào doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu, dệt may, da giày và điện tử. Bên cạnh những người thất nghiệp trong khu vực kinh tế chính thức, số NLĐ bị mất việc trong khu vực phi chính thức như các làng nghề cũng tăng nhanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm làng nghề tiêu thụ chậm, giá bán giảm thấp, sản xuất gặp khó khăn trong khi thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp.
Tính chất lan truyền nhanh chóng của hiện tượng thất nghiệp không có gì khó hiểu trong một môi trường hội nhập. Mất công ăn việc làm đồng nghĩa với mất nguồn thu nhập và giảm chi tiêu. Khi người tiêu dùng giảm chi tiêu, nhiều xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước đang phát triển phải đóng cửa, ngừng sản xuất và sa thải công nhân.
Bốn là, trình độ lao động thấp.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện tỷ lệ thanh niên chưa qua đào tạo ở đô thị là 44%, ở nông thôn là trên 70%. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2006 là 20% và năm 2008 là 24%, tương đương với trên 15 triệu người, năm 2014 là trên 40% và theo ước tính tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt khoảng 50%. Tuy tỷ lệ được đào tạo có tăng lên nhưng con số
này vẫn còn quá ít so với tổng số lao động trong độ tuổi lao động và yêu cầu của nền KTTT phát triển. Đấy mới chỉ xét về mặt số lượng lao động được đào tạo, còn nếu xét ở khía cạnh chất lượng thì còn rất nhiều hạn chế.
Với sự gia tăng dân số trẻ nhanh và nhiều, việc không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cũng sẽ dẫn tới việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, từ đó dẫn đến những bất ổn về ASXH.