Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 155 - 164)

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA

4.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về BHTN ở nước ta đến năm 2020

4.2.4. Các giải pháp khác

4.2.4.1 Xây dựng chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển các DN

Để thực hiện được tốt mực tiêu chính sách BHTN thì bên cạnh các giải pháp trực tiếp thì cần có các giải pháp hỗ trợ các DN như các chính sách về vốn,

công nghệ, mặt bằng sản xuất, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đào tạo nâng cao trình độ quản lý và hệ thống cơ sở hạ tầng... Các doanh nghiệp cũng phải vận động một cách tích cực để tạo uy tín, thương hiệu, nhãn hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, trên cơ sở đó tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

4.2.4.2 Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Cần thực hiện đào tạo cả người quản lý doanh nghiệp và NLĐ để NLĐ có trình độ, kỹ năng, tay nghề cao và có cơ hội tìm kiếm được việc làm tốt, phù hợp, thu nhập cao, ổn định và mở rộng quyền được lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi cho NLĐ để làm việc.

Nhà nước cần mở các khoá đào tạo về các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hiện đại, kỹ thuật xúc tiến thị trường, chuyển giao công nghệ, kỹ năng ký kết hợp đồng thương mại, luật pháp quốc tế về thương mại, cách thức xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và hệ thống quản lý tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế thông qua các hiệp hội doanh nghiệp và các ngành chức năng. Đặc biệt, ý thức chấp hành các quy định về BHTN.

Nhà nước và doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho NLĐ. Bên cạnh đó, cần giáo dục về ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong làm việc chính quy, hiện đại.

Các hình thức đào tạo cần đa dạng, phù hợp với từng đối tương lao động.

KẾT LUẬN

Trong nền KTTT các quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ BHTN nói riêng diễn ra phức tạp và đa dạng đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước. Để quản lý được nhà nước phải sử dụng đến hệ thống các công cụ như: Luật, các văn bản luật, các công cụ cưỡng chế...Những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như trong hoạt động BHTN.

BHTN là một chính sách mang tính nhân đạo sâu sắc và dung hợp với điều kiện còn tồn tại thất nghiệp trong nền KTTT. Ở nước ta BHTN mới được triển khai nhưng chính sách BHTN đã được triển khai tích cực và đã thu được những thành tựu ban đầu trong việc hỗ trợ người thất nghiệp và ổn định xã hội trong thời gian qua. Việc thực thi chính sách BHTN trong điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn và thách thức và đã đạt được những kết quả bước đầu là một nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta. Công tác QLNN về BHTN thời gian qua đã có những thay đổi tích cực từ bộ máy quản lý, hệ thống chính sách quản lý, công tác thực thi chính sách và kiểm tra, giám sát thực thi chính sách BHTN đạt được rất nhiều thành tựu. Mặc dù thu được không ít thành công, song công tác QLNN về BHTN cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, không những làm hạn chế tác động tích cực của chính sách BHTN, mà còn tạo nhiều kẽ hở cho một số đối tượng lạm dụng TCTN, gây mất cân đối cho quỹ BHTN, tình trạng nợ đọng thu BHTN còn khá lớn, số lượng người tham gia chưa nhiều, sự hài lòng của NLĐ còn hạn chế…

Đề tài luận án này đặt ra nhiệm vụ là nghiên cứu một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, từ thực tiễn QLNN về BHTN, qua đó đề xuất các phương hướng, giải pháp có tính khoa học và tính khả thi.

Kết quả đạt được của đề tài:

1. Luận án đã tập trung hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến QLNN về BHTN. Luận án đã làm rõ được các khái niệm liên quan, đặc điểm, tính tất yếu, các tiêu chí, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với

BHTN. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng góp phần làm căn cứ để tiếp tục nghiên cứu giải pháp hoàn thiện QLNN về BHTN trong thời gian tới.

2. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về xây dựng và quản lý chính sách BHTN các quốc gia tiêu biểu trên thế giới. Luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

3. Phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN về BHTN dựa trên các nội dung QLNN đối với BHTN và dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả của QLNN đối với BHTN; Khái quát quá trình triển khai chính sách BHTN của Việt Nam thời gian qua, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về BHTN thời gian qua.

4. Đưa ra phương hướng và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về BHTN trong thời gian tới. Hệ thống giải pháp kiến nghị trong thời gian tới để QLNN về BHTN tốt hơn bao gồm các nhóm giải pháp:

- Nâng cao nhận thức về BHTN.

- Nhóm giải pháp về hoàn thiện QLNN đối với BHTN bao gồm: Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; Hoàn thiện bộ máy QLNN về BHTN; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, công tác quản lý chi, quản lý NLĐ, nâng cao trách nhiệm của người quản lý, người thực hiện chính sách BHTN; Đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về việc làm, về lao động, về doanh nghiệp; Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; Tăng cương công tác kiểm tra, kiểm soát.

- Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với BHTN gồm: hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách BHTN.

Để công tác QLNN về BHTN đạt được hiệu quả cao thì hệ thống giải pháp mà luận án đưa ra cần phải thực hiện một cách đồng bộ.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Quang Trường (2011), “Phát triển hệ thống an sinh xã hội để phát triển kinh tế”, Tạp chí Thương mại (Số 21)

2. Nguyễn Quang Trường (2011), “Quản lý nhà nước về an sinh xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Thương mại, (Số 24)

3. Nguyễn Quang Trường (2015), “Giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý (Số 15)

4. Nguyễn Quang Trường (2016) “Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (Số T1-2016)

5. Nguyễn Quang Trường (2016) “Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý Bảo hiểm thất nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý (Số 18)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Huy Ban (2003), Nghiên cứu những nội dung cơ bản của BHTN hiện đại. Vấn đề trợ cấp BHTN ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu cấp bộ.

2. BHXH Việt Nam (2002), Quyết định số 1620/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17-12-2002, quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH ở các địa phương.

3. BHXH Việt Nam (2008), Quyết định số 4857/QĐ-BHXH,ngày 21-10-2008, quy định chức năng, quyền hạn nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức BHXH ở địa phương.

4. BHXH Việt Nam (2011), Hướng dẫn thu BHXH bắt buộc, Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26-6-2007; số 1333/QĐ- BHXH ngày 21-2-2008 và quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25-10-2011.

5. BHXH Việt Nam (2012), Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23-5-2012 quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH.

6. Begg, David, Fisher, Stanley và Dornbush, Rudiger (1992), Kinh tế học 2 tập, NXB.Giáo dục.

7. Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (2010), Thông tư số 32/2010/TT- BLĐTBXH ngày 25-10-2010 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP.

8. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 96/2009/TT-BTT ngày 20-5-2009, của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ BHXH thất nghiệp.

9. Chính phủ Việt Nam (2002), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.

10. Chính phủ (1995), Nghị định số 19/NĐ-CP ngày 16-2-1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương và địa phương.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN.

12. Chính phủ (2008), Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22-8-2008 quy định chức năng quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

13. Chính phủ (2010), Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 26-8-2010 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

14. Chính phủ (2012), Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21-11-2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 127/2008/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành ngày 15-1-2013 với những quy định về đối tượng tham gia BHTN, hỗ trợ học nghề trình tự và thủ tục thực hiện BHTN.

15. Chính phủ (2015), Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN.

16. Chính phủ (2015), Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

17. Chính phủ (2015), Quyết định số 1833/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2016 – 2025.

18. Chính phủ (2015), Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NLĐ bị thu hồi đất.

19. CondoueL A, Hentschenl J.và Wodon Q, Đo lường và phân tích về phúc lợi.

20. Cơ Quan Quản lý Bảm đảm xã hội Mỹ, Các chương trình bảo đảm xã hội các nước trên thế giới.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chinh trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chinh trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chinh trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

25. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chinh trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

26. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chinh trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình bảo Hiểm, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

28. TS. Lê Hồng Giang trong trong công trình nghiên cứu: “BHTN, lỡ cơ hội thay đổi”, báo SGTT ngày 01/12/2009

29. TS Trịnh Thị Hoa (2009), Những lý luận cơ bản về BHTN hiện đại

30. Khoa kinh tế phát triển (1999), Giáo trình kinh tế Công cộng, Đại học kinh tế Quốc dân, NXB thống kê.

31. Lê Minh Lý (2013), Thực trạng giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bản tỉnh Bình Dương, Đề tài luận văn Thạc sĩ.

32. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động.

33. Quốc hội (2006), Luật BHXH.

34. Quốc hội (2014), Luật Việc làm

35. Samuelson, Paul và Nordhaus, Wiliam,(1997), Kinh tế học 2 tập, NXB Chính trị Quốc gia.

36. Smith, Adam (1997), Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục.

37. Stiglitz, Joseph và Yusuf, Shahid (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, NXB. Chính trị Quốc gia.

38. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 20-1-2011 về quản lý tài chính đối với BHXH ở Việt Nam.

39. Lê Thị Hoài Thu ( 2008), Chế độ BHTN trong nền KTTT ở Việt Nam, Đề tài Luận án Tiến sĩ

40. PGS.TS Mạc Văn Tiến (2012) “Lý luận về BHTN”, Tạp chí Bảo hiểm.

41. 41.. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (1952), Điều 20 Công ước 102, quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội.

42. Tổng cục Thống kế (2011), Số liệu lao động việc làm hàng năm từ 2009-2014.

43. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê từ 2009-2014.

44. Từ điển bách khoa toàn thư, Nxb Từ điển bách khoa, năm 1998

45. Viện Khoa học Lao động và xã hội (2008), Đề tài cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế vận hành và mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, Hà Nội.

46. Nguyễn Quang Vinh (2010), Các mô hình và kinh nghiệm thực hiện BHTN trên thế giới, chuyên đề của BHTN Việt Nam.

Phụ lục 1

1.Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP.

2. Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16/10/2009, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH, trong đó quy định việc chuyển nhiệm vụ thực hiện BHTN từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện sang Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP (thay thế Thông tư số 04/2009/TT- BLĐTBXH và Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH nêu trên).

4. Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH. Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/05/2009 hướng dẫn chế độ tài chính đối với quỹ BHTN.

5. Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Quyết định 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

6. Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 113/2009/TT-BQP ngày 07/12/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 127/2008/NĐ-CP về BHTN trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Liên bộ: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 14/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 22/8/2013 hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 của Chính phủ về việc thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao động làm việc tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay (Trang 155 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)