- Các em có thể chọn “người ấy” là một người bạn, hoặc một thầy giáo, cô giáo, hoặc một người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em..
- “Sống mãi” có nghĩa là để lại những kỉ niệm sâu sắc, không thể quên. Không nên quan niệm về sống chết, hoặc hiểu lầm là viết về người đã khuất.
- Tôi đã chọn viết về bà nội yêu quý của mình. Dự kiến phần thân bài của tôi như sau:
1. Một vài nhận xét nhanh về bà từ hình dáng, đến công việc hằng ngày 2. Kỉ niệm khi em mới sinh, bà đã giúp mẹ chăm sóc em (nghe mẹ kể lại) 3. Kỉ niệm khi em chập chững biết đi, bà đã chăm em.
4. Kỉ niệm khi em lớn lên và đi học, bà vẫn chăm sóc và dạy bảo em.
- Các bạn có trùng dự định như tôi không? Nếu đồng cảm, mời các bạn hãy triển khai mỗi ý của dàn ý thành một đoạn văn và hoàn thành đề văn số 2.
5. Chuyển đoạn văn trong văn bản a. Mục đích của việc chuyển đoạn văn
Mỗi văn bản do nhiều đoạn văn hợp thành. Người viết và nói phải chuyển đoạn văn để liên kết lại thành một khối chặt chẽ, tránh rời rạc, lộn xộn.
b. Các phương tiện chuyển đoạn.
Muốn chuyển đoạn, liên kết đoạn, người ta có thể sử dụng từ ngữ hoặc dùng câu văn
* Dùng từ ngữ để liên kết đoạn, chuyển đoạn, có thể:
- Dùng các quan hệ từ - Dùng từ ngữ chỉ sự liệt kê
- Dùng từ ngữ thể hiện ý tiểu kết, tổng kết, khái quát sự việc - Dùng từ ngữ chỉ sự tiếp diễn, nối tiếp
- Dùng từ ngữ chỉ ý tương phản, đối lập - Dùng từ ngữ thay thế (các đại từ…)
* Dùng câu nối để chuyển đoạn văn
Có lúc, người viết phải sử dụng một câu văn để nối hai đoạn văn. Nhờ thế, sự vật với sự vật, tình thế với tình thế, thời gian với thời gian, không gian với không gian được nối kết liền mạch, chặt chẽ.
VD: “Học thơ ca dân gian và thơ cổ điển cho vững chãi nghề thơ, thà biết rất sâu rất thạo rồi sau đó không dùng không theo, vì mình thấy cái lối mới của mình hay hơn nhiều, khong theo một cách tự giác, chứ không phải vì chưa hiểu biết.
Trở lại với vần thơ dân gian. Trong bài “Biển” (1961), tôi đã dùng nhiều vần theo lối hát dặm Nghệ Tính:
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng..”
...
(Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống – Xuân Diệu) Bài tập
Hãy viết một số đoạn văn phân tích tấm lòng nhân hậu và lương thiện của lão Hạc. Sau đó, hãy phân tích các phương tiện chuyển đoạn văn được sử dụng. ( Tham khảo bài “Lão Hạc”)
B. VĂN TỰ SỰ I. Định nghĩa
1. Chuyện là gì? Là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn biến liên tục trong một thời gian nhất định, trên không gian nhất định, thể hiện tư duy và phẩm chất con người mang ý nghĩa đời sống.
2. Thế nào gọi là văn tự sự?
Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc, người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy.
II- Cách xây dựng truyện
1. Truyện là một thể loại… là văn bản kể được tác giả sáng tác. VD: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn…. Cái được kể trong văn bản truyện thì gọi là câu chuyện, được viết là
“ch”
2. Xây dựng nhân vật
- Trong truyện phải có nhân vật. Nhân vật có ngoại hình, có ngôn ngữ hành động, tâm lí- tính cách, có xung đột, có tình huống… giữa các nhân vật mới có “chuyên” xẩy ra trong thời gian và không gian nhất định. Nhân vật phải cụ thể, cá tính hoá, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội. Viết truyện phải biết xây dựng nhân vật. Đọc truyện phải biết nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
3. Xây dựng tình tiết truyện: Tình tiết truyện là những mạch, những chặng, những sự việc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện. Tình tiết có thú vị thì truyện mới hay. Bằng phẳng quá thì nhạt nhẽo, vô vị.
VD: Truyện “Tấm lụa và cây roi” có mấy tình tiết sau:
- Một là, thân mẫu Trần Bích San nhận được tấm lụa con đi làm quan xa gửi về tặng mẹ, bà buồn và giận lắm.
- Hai là, bà trả lại con tấm lụa kèm theo cái roi
- Ba là, Án San lập bàn thờ lạy sống mẹ và nghiêm khắc tự xử phạt mình 4. Tình huống của truyện
Tình huống được thể hiện qua các tình tiết, sự cố bất ngờ, giầu kịch tính đem đến cho người đọc nhiều lí thú, hấp dẫn.
Cô bé hái nấm
Hai em bé gái trên đường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng.
Chúng phải đi ngang qua đường tàu. Tưởng rằng tàu hoả còn xa, chúng băng ngang đường ray. Không ngờ tàu hoả xuất hiện. Em gái lớn nhảy lùi lại, con em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và cúi xuống nhặt. Tàu hoả đã đến quá gần. Em lớn kêu lê: “Bỏ hết nấm, chạy đi!”. Nhưng em nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm. Người lái tầu không thể
...
dừng lại được và tàu chẹt em gái nhỏ. Em gái lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tầu. Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray mặt úp xuống.
Một lúc sau, cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm vào giỏ và chạy đến chỗ chị.
- Em bé đánh đổ nấm cúi xuống nhặt. Tàu chạy qua chẹt lên em bé nhỏ. Chị khóc.
Hành khách vô cùng lo sợ, thương cảm. Tàu chạy qua, em bé nằm bất động giữa các thanh ray, mặt úp xuống. Ai cũng ngỡ là em đã bị chết.
=> Đó là tình huống thứ nhất.
- Ai ngờ, “một lúc sau cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ và chạy đến chỗ chị”.
=> Đó là tình huống thứ hai.
Từ lo âu, sợ hãi mà người đọc vui mừng vì em bé may mắn, do khôn ngoan mà thoát chết. Hai tình huống trên đã tạo nên tính hấp dẫn của truyện. Đồng thời giá trị nhân bản của truyện được tô đậm.
III- Lập dàn bài cho một bài văn tự sự 1. Mở bài:
Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xẩy ra câu chuyện.. Cũng có lúc người ta bắt đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu.
2. Thân bài: Kể các tình tiết làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm truyện có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện
3. Kết bài: câu chuyện kể đi vào kết cục. Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ.
IV. Phương pháp cụ thể 1. Miêu tả trong văn tự sự
Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú
Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố miêu tả đan xen vào các tình tiết theo diễn biến của câu chuyện:
- Miêu tả cảnh vật- không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ( Dế Mèn phiêu lưu kí - đoạn miêu tả vùng cỏ may, võ đài diễn ra cuộc thì đấu giữa Trũi và Mèn)
- Miêu tả ngoại hình nhân vật ( Miêu tả Dế Mèn)
- Miêu tả hành động nhân vật: ( hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hành động của chị Dậu…)
- Miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật (tâm trạng nhân vật chị Dậu trong cảnh bán con)
2.Biểu cảm trong văn tự sự
a. Sự biểu hiện và giá trị của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự
- Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật…
còn có yếu tố biểu cảm. Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hi vọng, nhớ thương….) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang được nói đến.
...
- Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua 3 dạng thức sau đây:
+ Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn do người đọc cảm nhận được.
+ Cảm xúc được bày tở, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.
- Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp. Đó là đoạn trữ tình ngoại đề mà ta thường bắt gặp trong một số truyện.
Chú ý: lúc đọc, lúc cảm thụ, lúc phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, nhất là tuỳ bút…) ta phải đặc biệt lưu ý tới các yếu tố biểu cảm.
Luyện tập: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Lão Hạc ra về rồi. Nước mắt ứa ra nơi hai hõm mắt. Như một kẻ mất hồn. Thương lão quá. Cảnh già cô đơn chỉ có con chó làm bạn sớm khuya, giờ lại bán đi. Cảnh cậu Vàng bị thằng Xiên, thằng Mục bất ngờ túm lấy hai chân sau dốc ngược lên rồi trói lại, đôi mắt đờ ra, dại đi, rên ư ử như khóc như van… cứ hiện ra trước mắt tôi. Và hình ảnh lão Hạc, sau khi báo tin “cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!, “Mặt co rúm lại, cái đầu ngọeo về một bên, cái miệng móm mém cất tiếng khóc hu hu của lão làm cho tôi đau đớn và xúc động vô cùng. Tôi nghĩ về kiếp chó, kiếp cậu Vàng, nghĩ về kiếp người. Câu nói của lão Hạc làm tôi day dứt và thảng thốt mãi: “thì ra tôi già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”.
C. VĂN THUYẾT MINH
I. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh 1.
Thuyết minh là gì?
- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu - Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng
2. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
VD: -Giới thiệu về một nhân vật lịch sử - Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý - Giới thiệu một đặc sản, một món ăn - Giới thiệu một vị thuốc
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú…
3. Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
4. Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
5. Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
...
Bài tập 1: Hai văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Hãy đặt tên cho các văn bản ấy?
Văn bản 1: Ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hò (1400 – 1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, ngân hàng Đông Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì và Hải Phòng vào khoảng những năm 1891 – 1892. Sau khi nước VNDCH ra đời, ngày 31-1 -1946, Chính Phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy VN và đến ngày 30- 11 – 1946 tờ giấy bạc đầu tiên của nước VNDCH ra đời. Ngày 5-6-1951, Ngân hàng quốc gia VN được thành lập và phát hành loại tiền giấy mới. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua hai lần đổi tiền (1959 và 1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc theo loại tiền mới (1978)
Văn bản 2: Cá đuối thường sống ở vùng biển nhiệt đới. Thân hình chúng nom dẹt và mỏng, do hai vây ngực rộng và phẳng ở hai bên, gắn liền với thân. Khi cá bơi, các vây ngực mềm này chuyển động lên xuống trong nước trông rất đẹp. Cá đuối màu xanh sẫm, nhưng cũng có loài đuối lưng có những đốm màu trắng nom rất nổi bật. Chiếc đuôi dài giúp cá đuối giữ thăng bằng dưới nước. Tuy nhiên, đuôi cá đuối có nọc độc, có thể châm đốt gây nguy hiểm cho người và các động vật khác. Cá đuối thích sống thành từng đàn. Người ta có khi nhìn thấy bầy cá đuối ba đến bốn con bơi cạnh nhau. Chúng cũng rất thích nhảy múa nữa. Lúc “cao hứng”, cá đuối còn nhảy vọt lên trên mặt nước, cao đến vài mét. Song, cá đuối cũng biết giấu mình dưới cát để tránh kẻ thù.
Gợi ý: Cả hai văn bản trên đều là văn bản thuyết minh Văn bản 1: Về tiền giấy Việt Nam
Văn bản 2: Loài cá đuối ở vùng biển nhiệt đới.
II. Tính chất của văn thuyết minh
- Một văn bản thuyết minh hay có giá trị là một văn bản trình bầy rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động. Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người nghi ngờ, khó chịu, cần hết sức tránh.
VD: (xem trang 95,96,97 sách cảm thụ ngữ văn THCS 8 – Tạ Đức Hiền) III. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh
1. Yêu cầu:
- Trước hết phải hiểu rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh
- Phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bầy các biểu hiện không phải tiêu biểu, không quan trọng.
- Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Cần chú ý thời gian được thuyết minh, đối tượng đọc, nghe bài thuyết minh của mình.
2. Phương pháp
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự
...
việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu, nói vừa phải, tránh đại ngôn…
Tham khảo ví dụ trong sách trên (như mục III) Bài tập: