CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
2.3. Đánh giá, nhận xét về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính của Công ty, ta có thể đưa ra một số đánh giá về tình hình tài chính của Công ty như sau:
Tình hình tài chính của Công ty khá tốt. Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu ở mức cao, hơn hẳn các công ty trong ngành. Khả năng trả nợ được đảm bảo, không phụ thuộc vào vốn vay, luồng tiền ra vào ổn định. Công ty chủ động được các khoản thanh toán đến hạn, cả các khoản trả cho nhà cung cấp, trả cho người lao động và trả nợ gốc, lãi, chi trả cổ tức đều đặn, ổn định. Các khoản mục như hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng được quản lý tốt, đảm bảo vốn lưu động được huy động ở mức tốt nhất. Các khoản đầu tư tài chính cũng được giám sát chặt chẽ, mang lại cho Công ty nguồn doanh thu ổn định.
Cụ thể hơn, dưới đây em xin phân tích các ưu điểm và những mặt còn hạn chế của công tác quản lý tài chính ở CTCP NĐ Phả Lại như sau:
2.3.1. Những ưu điểm
- KNTT nợ của Công ty rất tốt khi hoạt động kinh doanh tạo ra lượng tiền thặng dư lớn và Công ty duy trì một lượng tiền mặt dồi dào. Công ty luôn đảm bảo
83
thanh toán đúng hạn các khoản trả lãi và gốc vay, trả nợ người bán, đáp ứng nghĩa vụ thanh toán lương và nộp thuế cho Nhà nước, tạo được uy tín tốt.
- Công ty đã duy trì tốt chế độ bảo dưỡng và đại tu các TSCĐ, đảm bảo các TSCĐ hoạt động tốt và phát huy được tối đa công suất thiết kế.
- Hoạt động đầu tư tài chính vào một danh mục đầu tư có độ an toàn cao và có chất lượng tốt. Điều này giúp Công ty gia tăng được tỷ suất sinh lời và bù đắp được một phần rủi ro biến động tăng tỷ giá hối đoái.
- Hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty tiếp tục có sự hoàn thiện. Sau cổ phần hóa, Công ty dần sắp xép lại mô hình tổ chức, bố trí lại lao động hợp lý, phù hợp với yêu cầu SXKD, gọn nhẹ và năng động hơn. Bên cạnh đó, Công ty dần hoàn thiện các quy chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quản lý của Công ty.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm thì tình hình tài chính của Công ty vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Quản trị hàng tồn kho chưa thực sự đạt được mức tối ưu. Số liệu so sánh với đối thủ cạnh tranh cho thấy Công ty đã dự trữ nhiều hàng tồn kho hơn mức cần thiết, khiến cho đồng vốn bị đọng ở hàng tồn kho quá nhiều. Bên cạnh đó, Công ty có khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khá lớn.
- Nợ phải thu bị khách hàng chiếm dụng và nợ quá hạn khiến cho Công ty bị đọng vốn ở nợ phải thu và giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là đây cũng là cổ đông lớn của Công ty.
- Chưa chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Công ty chỉ sử dụng chiến lược duy nhất đối với vấn đề tỷ giá đó là, chấp nhận thanh toán theo đúng tiến độ, sử dụng lãi từ đầu tư tài chính để bù đắp cho phần tăng tỷ giá. Tuy nhiên, tỷ giá trong thời gian qua đã tăng rất mạnh làm cho tiền lãi từ đầu tư tài chính không thể bù lại được so với khoản trích lập dự phòng, dẫn đến kết quả kinh doanh giảm sút mạnh.
- Giá than có xu hướng tăng mạnh trong khi đó, giá điện đầu ra không được điều chỉnh tăng tương ứng. Giá điện hiện nay vẫn được xem là một mức giá thấp do Chính phủ kiểm soát. Trong tương lai, sự tăng giá than sẽ đe dọa khả năng sinh lời của Công ty.
84
Như vậy, trong giai đoạn 2010 – 2014, Công ty đã nỗ lực thực hiện gia tăng sản xuất, tăng doanh thu bán hàng và điều chỉnh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhu cầu hoạt động. Tuy nhiên, công tác quản trị chi phí còn gặp vướng mắc do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, khiến lợi nhuận giảm sút và ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu tài chính. Thêm vào đó, vốn bị chiếm dụng cũng đang tăng có thể khiến Công ty gặp khó khăn trong chủ động nguồn vốn đáp ứng các cơ hội kinh doanh bất ngờ hoặc có thể gây mất cân đối dòng tiền tại một số thời điểm nhất định. Trong thời gian tới, Công ty cần cải thiện công tác quản trị chi phí, công tác thu hồi các khoản phải thu để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mình.
Một trong những nguyên nhân của các hạn chế này là do tại Công ty tồn tại mâu thuẫn lợi ích lớn giữa cổ đông lớn là EVN và các cổ đông thiểu số. Lý do chính ở đây là EVN vừa là cổ đông chi phối và vừa là khách hàng mua điện của Công ty.
Trên thực tế, Ban Điều hành Công ty hành động vì lợi ích của cổ đông lớn là EVN chứ không phải đứng ở góc độ lợi ích của cổ đông thiểu số. Những mâu thuẫn lợi ích này được thể hiện trên một số khía cạnh sau:
+ Thứ nhất, trong khi việc EVN chậm thanh toán nợ cho Công ty là một hành động không tác động nhiều đến lợi ích của cổ đông lớn là EVN nhưng hành động này lại đang làm thiệt hại lợi ích của các cổ đông thiểu số.
+ Thứ hai, vì EVN vừa là cổ đông lớn và vừa là khách hàng, do đó, trong việc đàm phán giá mua bán điện, mức giá này thường có xu hướng thấp xuống có lợi cho EVN, nhưng chính điều này lại gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số.
+ Thứ ba, nhiều khoản đầu tư vốn vào các đơn vị trong ngành điện và cho vay đối với EVN là theo chỉ đạo của cổ đông này. Thực tế cho thấy, nhiều NMNĐ như NMNĐ Quảng Ninh, NMNĐ Hải Phòng thường xuyên chậm tiến độ và có nhiều sự cố kỹ thuật, CTCP EVN Quốc tế mới đang triển khai các dự án đầu tư.
Việc Công ty đầu tư vào các dự án này có thể có tiềm năng tốt trong dài hạn nhưng có thể nó không phải là phương án tối ưu đối với các cổ đông thiểu số. Nhiều cổ đông thiểu số sẽ cho rằng, việc Công ty thực hiện mua lại cổ phần sẽ đem lại lợi ích cho họ lớn hơn.
85