MỤC TIÊU
1. Kê’được một sô'vi sin h vật thường g ặ p trong đất, nước, kh ô n g khí.
2. Trinh bày được m ột s ố vi sin h vật thường g ặp trên cơ t h ể người bình thường.
3. Nêu được 3 ’lo ại đường truyền bệnh củ a vi sin h vật g â y bệnh, m ỗi lo ạ i đường truyền bệnh đư a ra được m ột ví dụ m inh hoạ.
l ẽ VI SINH VẬT TRONG T ự NHIÊN l ẳl ế Vi sinh v ậ t t r o n g đ ấ t
Đất là môi trường quan trọng đôi vối một sô" vi sinh vật và đất có một sô điều kiện cần thiết cho vi sinh vật phát triển, do đó người ta gọi đất là kho chứa vi sinh vật. Trong các hạt bụi đất lại có cả nước, không khí, chất vô vơ và cả chất hữu cơ tạo thành một loại môi trường thiên nhiên cho sự phát triển của vi sinh vật. Nước trong đất là những dung dịch muối loãng trong đó có chứa những thức ăn có nitơ, những thức ăn vô cơ cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật, đồng thời cũng chứa một số chất hữu cơ tan trong nước, các chất hữu cơ này luôn luôn phân giải tạo thành các chất cần thiết cho vi sinh vật phát triển.
Tuỳ theo tính chất của đất ỏ từng địa phương khác nhau mà thành phần vi sinh vật cũng khác nhau. Đất còn bị ô nhiễm phân và các chất bài tiết của người và động vật vối mức độ khác nhau nên số lượng và thành phần vi sinh vật cũng khác nhau.
Từ đất, vi sinh vật gây bệnh có thể lây sang cơ thể người và động vật.
Đường lây chủ yếu là gián tiếp do sự ô nhiễm của đất bẩn nhất là vùng có liên quan đến chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, ch ất th ải từ các lò mổ bệnh viện,...
1Ế2. Vi sinh v ậ t t r o n g nước
Nưốc cũng là môi trường thiên nhiên trong đó vi sinh vật có thể phát triển bởi vì vi sinh vật chỉ sinh sản trong điều kiện ẩm ướt. Vi sinh vật trong nước có thể từ đất mà ra, hoặc từ không khí theo bụi chìm xuống nước. Nưốc sông, ao hồ là những nguồn chứa vi sinh vật rất nguy hiểm, nhất là nguồn nưóc bị nhiễm 34
vi sinh vật gây bệnh có khả năng lây lan theo đường tiêu hoá như VI khuân Salm onella, S h ig ella , V ibrio ch o lera e,...
Nếu một nguồn nưóc bị ô nhiễm phân thì thường thấy xuất hiện E. co li — vi khuẩn này thường được dùng trong việc đánh giá sự ô nhiễm phân của nước.
1.3. Vi sinh v ậ t tr o n g không khí
Không khí là môi trường không có chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển, thêm vào đó lại có ánh sáng mặt trời càng làm cho vi sinh vật ít có khá năng nhân lên và tồn tại lâu trong không khí. Trong không khí ngoài bụi ra còn có vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,...
Một sô vi sinh vật gây bệnh đưòng hô hấp như vi khuẩn lao, trực khuấn bạch hầu, liên cầu tan máu nhóm A, tụ cầu vàng, virus cúm, virus sởi,... từ bệnh nhân, từ người bệnh không triệu chứng bài tiết ra không khí và làm lây lan từ người này sang người khác chủ yếu là hình thức gián tiếp.
2. CÁC VI SINH VẬT THƯỜNG KÝ SINH ở c ơ TH E NGƯỜI
Các vi sinh vật thường ký sinh trên cơ thể người còn gọi là vi hệ: Normal ílora.
2.1. C á c vi sinh v ậ t tr ê n da v à niêm m ạ c
Chủng loại vi sinh vật sông trên da và niêm mạc rất thay đối, chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh, tình hình vệ sinh cá nhân và nghề nghiệp, ở da chủ yếu là cầu khuẩn Gram dương, điển hình là các tụ cầu không gây bệnh có ỏ một số vùng nhất định của cơ thể, phần lổn ở da đầu, họng,... Ngoài ra còn có các trực khuẩn Gram dương như C oryn ebacteriu m h o ffm a n ii, C ory n eba cteriu m xerosis, C oryn ebacteriu m m in u ssin u m .
Sô lượng vi khuẩn ỏ da cũng khác nhau theo vùng, nhưng chúng ít biến đổi về sinh lý và sinh thái.
2 ẽ2. C ác vi sinh v ậ t ký sinh ở đường tiêu h oá 2.2.1. Vi s in h vát ký s i n h ở m iê n g
0 trong miệng khi có bã thức ăn, kèm theo có nhiệt độ thích hợp là điều kiện thuận lợi đê cho một sô vi sinh vật phát triên. Trẻ mới sinh được vài giờ thì trong miệng đã có những vi sinh vật của người mẹ, như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn sữa, trực khuẩn E. co li,... Sau khi sinh từ 2 đến õ ngày thì ở trẻ đã có vi khuẩn giống như của người lổn. Trong miệng còn có một số xoắn khuẩn.
2.2.2. Vi s in h vật tro n g d a dày
Trong dạ dày bình thường pH rất thấp (pH = 2) nên có rất ít vi sinh vật đó là những vi khuẩn từ miệng vào. Vì dạ dày có pH là acid nên vi khuẩn lao có
thê sống được. Gần đây nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh có một loại xoắn khuẩn có tên gọi là H elic o b a c te r có khả năng phát triển trong môi trường acid của dạ dày, đặc biệt là vùng hang vị. Trong giống này, có H elic o b a c te r p y lo ri là vi khuẩn có khả năng gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
2.2.3. Vi s in h vát ở ruột
Trẻ em sau khi sinh được vài giờ đã có vi sinh vật trong ruột. Trè em nuôi bằng sữa mẹ, vi sinh vật thường là B ifidobacteriu m b ifidu m sau đó là E. coli. Đối vối trẻ em nuôi bằng sữa bò thì vi sinh vật thường ở ruột có những loại như người lớn.
Do cấu trúc và chức năng của từng đoạn ruột có khác nhau nên sô lượng cùng như chủng loại vi sinh vật cùng khác nhau, ơ ruột già có khoảng 70% là E. coli rồi đến trực khuẩn P ro teu s, cầu khuẩn đường ruột; trực khuẩn có vỏ, sinh hơi như K le b s ie lla , E n tero b a c ter và một sô’ vi khuẩn kỵ khí.
2.3. Vi sinh v ậ t ký sinh ở đường hô hấp 2.3.1. Vi sin h vật ở m ũi
ơ mũi có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ cầu, đáng chú ý là tụ cầu vàng. Có đến 20 — 50% người lành mang tụ cầu vàng trong mũi và tỷ lệ này còn cao hơn nữa ở những người làm việc ở trong bệnh viện.
2.3.2. Vi s in h vật ỏ h o n g m ủ i
0 hầu thì vi sinh vật về chủng loại và số lượng khá phong phú do từ miệng lan truyền như phế cầu. s . v irid an s, H. in flu en z ae, N es seria hoại sinh....
2.3.3. Vi sin h vật ỏ khi q u à n và p h ế q u ả n
Do cấu tạo sinh lý có niêm dịch, đại thực bào nên ỏ đường hô hấp dưối thường không có vi sinh vật.
2 .4 Ế Vi sinh vật ỏ' bộ m á y sinh dục, tiế t niệu
Trong điều kiện bình thường, chỉ có bên ngoài bộ máy sinh dục, tiết niệu mới có vi sinh vật. Nam giỏi thường có M ycobacterium sm egm atis\ lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khu an Gram âm. Nữ giới, có thể có tụ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, cầu khuẩn đường ruột, trực khuẩn E. coli và thường không có vi sinh vật gây bệnh.
Trong âm đạo của thiếu nữ khi dịch tiết ra hơi kiềm thì có tụ cầu và trực khuẩn giả bạch hầu. Đến tuổi có kinh nguyệt, dịch tiết ra là acid thì vi sinh vât thường gặp là trực khuẩn L a c to b a c illu s hav trực khuẩn D o d erlein .
2.5. Vi sinh v ậ t ớ n iêm m ạ c m ắ t
Niêm mạc mắt thường thấy trực khuẩn niêm mạc, hoặc tụ cầu da (S. epiderm idis)
36
2 ể6. Vi sinh v ậ t ở bộ m áy tu ầ n hoàn và phủ tạ n g
Bình thường trong bộ máy tuần hoàn và các phủ tạng không có vi sinh vật.
3. CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH
Vi sinh vật gây bệnh từ môi trường bên ngoài hay từ cơ thê bị bệnh lây truyền sang cơ thế lành có thể bằng 3 đn^ng:
3 .1 ễ Qua ăn uông và đồ dùng
Do ăn uông phải thức ăn, nước uống bị nhiễm vi sinh vật từ ngưòi bệnh, hoặc người lành mang mầm bệnh bài tiết ra, hoặc sử dụng những đồ dùng, dụng cụ y tê,... đã nhiễm vi sinh vật.
3.2. TrƯc tiếp tiếp x ú c với nguồn bệnh
Do người lành tiếp xúc với người bệnh qua các hình thức cọ xát, giao hợp, bú, hôn,... như bệnh lậu, giang mai, AIDS,..., hoặc người lành bị động vật ô’m cắn, cào,... nhơ bệnh dại. Đây là con đường ngắn nhất.
3.3. T h ôn g q u a cô n tr ù n g tiết tú c
Lây bệnh bàng con đường thông qua côn trùng tiết túc, tức là vi sinh vật từ vặt chủ hay môi trường bên ngoài qua côn trùng tiết túc (bọ chét, chấy, rận, muỗi,...), rồi từ côn trùng tiết túc, vi sinh vật mới xâm nhiễm vào người lành mà gây bệnh như dịch hạch, sốt xuất huyết,...
Đường xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thê rất quan trọng đối với sự phát triến của bệnh truyền nhiễm.
Hình 1.7. Các đường truyền bệnh nhiễm trùng
1. Qua thức ăn và đồ dùng; 2. Trực tiếp giữa người vôi người; 3a. Qua côn trùng, vi sinh vật sinh sản bên trong côn trùng; 3b. Qua côn trùng nhưng vi sinh vặt không sinh sản bên trong cõn trùng
4. Từ động vật sang ngưdi.
LƯỢNG GIÁ
T rả lời n g ắ n c á c c ả u hỏi từ 1 đ ế n 4.
1. Kể 3 vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong nước.
A...
B ...
c ...
2. Kể 3 vi sinh vật gây bệnh thường gặp trong không khí.
A...
B ... ...
c ...
3. Kể 3 vi sinh vật gây bệnh thường gặp trong đất.
A... ... ...
B ...
c ...
4. Ba loại đường truyền bệnh của vi sinh vật là.
A...
B ...
c ... ... ... .
P h ả n biệt d ũ n g , sa i t ù c â u 5 đ ế n c ả u 8 b a n g c á c h đ á n h d ấ u V v à o ó Đ ch o c â u đ ú n g , ô s ch o c â u sai.
TT N ội dung Đ s
5 Trên da người thường gặp các cầu khuẩn Gram dương.
6 Trong m iệng có rất nhiều vi khuẩn như tụ cầu liên cầu.
7 Trong dạ dày người không có vi khuẩn.
8 ở mũi có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ cầu vàng.
K h o a n h tròn c h ữ cá i đ ầ u ý trả lời đ ú n g n h ấ t ch o c á c c â u 9 vả 10.
9. Lây bệnh bằng con đường trực tiếp là A. vi khuẩn lậu.
B. virus sốt xuất huyết,
c. vi khuẩn dịch hạch.
D. virus dại.
10. Lây bệnh bằng con đường thông qua côn trùng tiết túc là A. vi khuẩn lậu.
B. HIV.
c. vi khuẩn dịch hạch.
D. virus dại.