PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
4.2.2 Hệ thống cung ứng
Qua kết quả điều tra của Trạm BVTV Huyện Định Hóa tại 24 xã, thị trấn, có gần 264 điểm buôn bán thuốc BVTV, bình quân cứ mỗi xã, thị trấn có 11-12 điểm buôn bán thuốc BVTV. Dẫu biết sự đa dạng hóa các cơ sở kinh doanh là hệ quả tất yếu của cơ chế thị trường: có "cầu" ắt có
"cung", song điều này lại không tỷ lệ thuận với những yếu tố tích cực đi theo. Cũng vì đáp ứng chữ "cung", nhiều cơ sở đã "tự phép" cho mình quyền kinh doanh mặt hàng đặc biệt có điều kiện này.
Trong tổng số gần điểm buôn bán thuốc BVTV, chỉ có 198( đạt 75%) điểm có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề còn giá trị lưu hành. Nhƣ vậy có nghĩa trên địa bàn toàn huyện có khoảng 25% điểm buôn bán thuốc BVTV không có giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề( hoặc có chứng chỉ nhƣng đã hết hạn).
Qua đó ,cho thấy công tác quản lý của chính quyền địa phương chưa chặt chẽ.
4.2.3. Những tồn tại trong quá trình sử dụng
Trong quá trình điều tra khảo sát cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình sử dụng HCBVTV của nông dân :
- Chưa quan tâm đến an toàn sử dụng thuốc BVTV cho người phun thuốc, người sử dụng nông sản và môi trường: hơn 35% số người sử dụng khi phun thuốc BVTV chỉ sử dụng một số loại dụng cụ bảo hộ lao động đơn giản nhƣ : áo mƣa, khẩu trang, ủng .
- Kết quả điều tra về phương án thu gom, xử lý bao bì chứa HCBVTV cho thấy, mặc dù tại một số cánh đồng lớn đã đƣợc đầu tƣ xây dựng các bể chứa bao bì HCBVTV tập trung, song do các bể này đƣợc xây dựng tại các điểm không thuận tiện cho việc đi lại của bà con nên gần nhƣ bị bỏ quên.
Khảo sát thực tế 120 hộ gia đình cho thấy, có 52 hộ có ý thức thu gom bao bì
HCBVTV sau khi sử dụng,16 hộ đem đốt bao bì sau khi sử dụng, 24 hộ tiến hành chôn lấp sau khi sử dụng, 28 hộ còn lại thì trả lời rằng họ không tiến hành thu gom lại mà vứt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ao, hồ, kênh, mương. Như vậy, vẫn còn một lƣợng đáng kể bao bì HCBVTV không đƣợc thu gom mà thải bỏ bừa bãi, xử lí không đúng cách và có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Tại Định Hóa, người dân đã tiến hành thu gom, xử lý bao bì HCBVTV bằng nhiều phương án khác nhau.
Bảng 4.13. Cách thức thu gom, xử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng STT Hình thức xử lý Kết quả điều tra Tỷ lệ (%)
1 Đem đốt 16 13%
2 Thu gom riêng 52 43%
3 Vứt ngay tại ruộng 28 24%
4 Chôn lấp 24 20%
Tổng 120 100%
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015)
Hình 4.5. Cách thức thu gom, xử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng
13%
24% 43%
20%
Tỷ lệ %
Đem đốt Thu gom riêng Vứt ngay tại ruộng Chôn lấp
Từ hình trên cho thấy, chỉ có 43,0% người dân được hỏi đã thải bỏ bao bì HCBVTV đúng quy định. Còn có 24,0% người dân cứ nghĩ chôn, đốt bao bì là đảm bảo yêu cầu, nhƣng họ không biết rằng đây là loại CTNH, rất khó phân hủy nên việc chôn lấp bình thường không thể loại bỏ được tính độc hại của các hóa chất này; việc đốt bao bì các hóa chất càng nguy hiểm hơn khi không có hệ thống xử lý khí thải và tro bởi vì khi đốt hóa chất sẽ xảy ra các phản ứng với nhiệt và sinh ra các khí độc hại, lƣợng tro khi đốt còn lại không nhiều nhƣng trong tro vẫn còn hóa chất nên phải đƣợc xử lý cẩn thận. Bên cạnh đó, còn 20% người dân tiến hành chôn lấp bao bì HCBVTV mà họ không hề biết đây hành động này làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.
Khoảng 24% người dân vứt bao bì ngay xuống dòng nước kênh mương, ao hồ chạy dọc cánh đồng, đáng chú ý nhất là hiện tƣợng vứt vỏ bao bì HCBVTV một cách vô tội vạ ngay gần thửa ruộng canh tác. Với tình hình quản lý các bao bì, vỏ chai của người dân hiện nay có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do HCBVTV là những hợp chất khó phân hủy và tồn lưu lâu dài trong môi trường nên việc tự ý đốt, chôn lấp hoặc vứt bừa bãi trên đồng ruộng là rất nguy hiểm.
Đây là vấn đề rất cần đƣợc quan tâm. Việc thải bỏ các bao bì HCBVTV xuống kênh rạch và hồ nước trên cánh đồng không chỉ làm tắc nghẽn dòng chảy mà nguy hiểm hơn là các hóa chất tồn dƣ trong bao bì sẽ đi vào môi trường nước, làm cho các sinh vật thủy sinh tại ao, hồ cũng sẽ tiếp xúc với hóa chất và bị phơi nhiễm. Sau khi hòa tan vào nước, một phần hóa chất còn ngấm vào môi trường đất hoặc bay hơi vào không khí và theo dòng nước lan truyền đến các khu vực lân cận khác. Đặc biệt là hiện tượng những người dân làm nghề thu gom, buôn bán phế liệu đã nhặt những bao bì bằng nhựa về để bán, việc làm này góp phần phát tán dƣ lƣợng HCBVTV đi xa hơn và gây ô nhiễm thứ cấp. Không chỉ bao bì HCBVTV mà cả nước thải từ quá trình súc
rửa bình xịt và rửa tay, chân sau khi phun, xịt xong cũng chứa hàm lƣợng lớn HCBVTV. Tuy nhiên, nước thải này không được thu gom mà hầu hết người dân đều thải bỏ trực tiếp vào các kênh, mương, ao, hồ gần nơi pha trộn và sử dụng.
Tuy người dân chưa biết cách sử dụng thuốc BVTV sao cho đúng cách, và cũng chƣa biết thải bỏ các bao bì đựng thuốc BVTV nhƣ thế nào nhƣng các buổi hội thảo, hội nghị khoa học để tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong việc sử dụng thuốc hóa học an toàn và hiệu quả là rất quan trọng nhƣng lại chƣa được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức.
Một bộ phận người dân nghĩ rằng môi trường không tác động ngay tới cuộc sống của họ, còn việc sử dụng tốt hoá chất sẽ giúp tăng năng suất nông sản nên họ thường quan tâm hơn tới việc sử dụng HCBVTV sao cho hiệu quả mà coi nhẹ việc BVMT. Do hai vấn đề này có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau nên cần kết hợp và lồng ghép một số nội dung về BVMT vào trong các buổi hội thảo, hội nghị, hướng dẫn sử dụng HCBVTV với mục đích giúp người dân hiểu rõ thêm tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của họ cũng như cuộc sống của thế hệ tương lai, đồng thời sẽ góp phần nâng cao kiến thức, ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
Khi đƣợc hỏi rằng, việc sử dụng HCBVTV hiện nay của bà con nông dân đã hợp lý chƣa và có cần thiết phải thay đổi hay không thì có hai nhóm người dân đưa ra hai quan điểm trái chiều như sau:
Bảng 4.14: Quan điểm của người dân về hiện trạng sử dụng HCBVTV STT Phương án Kết quả điều tra Tỷ lệ (%)
1 Cần thiết phải thay đổi
67 56%
2 Không cần thiết phải thay đổi
53 44%
Tổng 120 100
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015)
Hình 4.6: biểu đồ thể hiện quan điểm của người dân về hiện trạng sử dụng HCBVTV
Qua khảo sát, có 56,0% người dân cho rằng cần phải thay đổi cách sử dụng thuốc và xử lý bao bì HCBVTV. Những người dân này cho rằng nên hạn chế sử dụng các loại HCBVTV có nguồn gốc hóa học, không nên pha trộn nhiều loại thuốc với nhau để tăng nồng độ. Bao bì thuốc BVTV chỉ nên thu gom lại, không được tự ý đem chôn, đốt. Mặt khác, người dân cũng đưa ra ý kiến về công tác quản lý HCBVTV ở địa phương, họ nói rằng các cấp chính quyền cần phải tăng cường thanh, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh, buôn bán HCBVTV để kịp thời xử lý và ngăn chặn các trường hợp buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Còn lại 44,0% người dân cho rằng cách sử dụng và xử lý bao bì hoá chất nhƣ hiện nay là phù hợp rồi, họ không thấy có gì ảnh hưởng lớn nên nghĩ rằng không cần thiết phải thay đổi. Điều này cho thấy sự chủ quan và thiếu hiểu biết của người dân về tác hại của HCBVTV. Đồng thời cho thấy công tác quản lý và sự hợp tác giữa các ban ngành chức năng của địa phương vẫn còn nhiều yếu kém, lỏng lẻo. Đặc biệt, công tác truyền thông về tác hại và mức độ ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe cộng đồng còn nhiều bất cập, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường vẫn còn thấp. Để đảm bảo sự phát
56%
44%
Tỷ lệ %
Cần thiết phải thay đổi
Không cần thiết phải thay đổi