KỸ THUẬT NUÔI CẤY VÀ PHÂN LẬP VI SINH VẬT

Một phần của tài liệu Bao cao thi nghiem vi sinh hoc thuc pham- Vo Thi Truc Ly (nhom 2, lop sang thu 3 . phong G108) (Trang 21 - 26)

MỤC TIÊU

-Thực hiện các kỹ thuật gieo cấy vi sinh vật - Thực hiện các kỹ thuật phân lập vi sinh vật I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Kỹ thuật gieo cấy vi sinh vật

Mục đích của việc gieo cấy vi sinh vật để nhân giống vi sinh vật; phát hiện sự có mặt của vi sinh vật trong các mẫu (thực phẩm, bệnh phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, nước, đất....) cần phân tích; nghiên cứu các đặc tính hình thái, sinh lí, sinh hóa của đối tượng vi sinh vật mục tiêu.

Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng

- Ống nghiệm được cầm ở tay trái, tay phái cầm que cấy, ngón út và lòng bàn tay của tay phải dùng để mở và giữ nút bông. Sau khi khử trùng que cấy, mở nút bông, khử trùng miệng ống nghiệm bằng cách hơ qua ngọn lửa.

- Đưa que cấy đã khử trùng vào bên trong ống nghiệm hay bình tam giác và nhúng vào canh trường lấy một ít canh trường chứa vi sinh vật mà không để đầu que cấy chạm vào thành bình và miệng ống nghiệm .

- Đầu que cấy có dính vi sinh vật được giữ ở không gian vô trùng gần ngọn lửa đèn cồn.

- Dùng tay trái lấy ống nghiệm mới, mở nút bông, khử trùng miệng ống nghiệm, rồi đưa que cấy vào bên trong ống nghiệm nhúng vào canh trường và khuấy nhẹ que cấy.

- Rút que cấy ra, đốt miệng ống nghiệm và nút bông rồi đậy lại.

- Để các ống nghiệm vào giá, đốt que cấy trên đèn cồn ngay trước khi trả về giá để que cấy.

Cấy giống từ ống nghiệm thạch nghiêng hay môi trường lỏng sang ống nghiệm thạch nghiêng.

- Thường sử dụng que cấy vòng. Các bước tiến hành giống kỹ thuật cấy giống từ môi trường lỏng sang môi trường lỏng, nhưng chỉ khác ở bước 4. Sau khi lấy được sinh khối vi sinh vật vào đầu que cấy rồi, ta tiến hành đưa đầu que cấy vào trong ống nghiệm và cấy ria theo đường dzích dzắc từ đáy ống lên.

Cấy đâm sâu trên ống nghiệm thạch đứng

Người ta sử dụng que cấy thẳng để đâm sâu vào trong môi trường thạch đứng. Các bước tiến hành cũng tương tự như mục trên, nhưng có điểm khác như sau:

- Quay ngược ống môi trường cho miệng ống nghiệm xuống dưới để tránh việc nhiễm khuẩn lúc gieo cấy.

- Đưa ống nghiệm có vi sinh vật đâm sâu vào dọc theo ống thạch cho đến gần đáy ống nghiệm.

2. Phân lập vi sinh vật

Vi sinh vật tồn tại trong tự nhiên ở dạng quần xã gồm nhiều quần thể các loài vi sinh vật. Việc phân lập loài nhất định trong quần xã vi sinh vật dựa vào khả năng phân tách các tế bào ra thành riêng lẻ trên môi trường chọn lọc.

Hầu hết các phương pháp phân lập và thuần chủng vi sinh vật đều dựa trên một số kỹ thuật pha loãng để phân tách tế bào vi sinh vật kết hợp điều kiện nuôi cấy chọn lọc để tạo ưu thế tăng trưởng cho chủng quan tâm. Hiện nay, có các kỹ thuật phổ biến sau:

Kỹ thuật hộp ria

- Là kĩ thuật phân tách hỗn hợp vi sinh vật bằng cách ria trên bề mặt đĩa thạch sao cho các tế bào riêng lẻ ra nhau. Sau khi được ủ trong thời gian , mỗi tế bào sẽ tăng trưởng thành một khuẩn lạc riêng biệt. Khuẩn lạc này hình thành do sự sính sản, phân chia từ một tế bào ban đầu.

- Trong kĩ thuật ria, có nhiều cách ria khác nhau và không có kỹ thuật nào hoàn hảo tuyệt đối. Hiệu quả của kỹ thuật phần lớn phụ thuộc vào người cấy. Sau đây là một số kỹ thuật ria thường dùng:

 Kỹ thuật ria chữ T

 Kỹ thuật ria liên tục

 Kỹ thuật ria 4 góc

 Kỹ thuật ria tia

II.TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Cấy ria trên ống nghiệm thạch nghiêng

Bước 1: Ống nghiệm được cầm ở tay trái, tay phải cầm que cấy, ngón út và lòng bàn tay của tay phải dùng để mở và giữ nút bông.

Sau khi khử trùng que cấy, khử trùng đĩa petri chứa giống bằng cách hơ qua ngọn lửa để khử trùng.

Bước 2: Đưa que cấy đã khử trùng vào bên trong đĩa petri chứa giống lấy một ít sinh khối vi sinh vật.

Bước 3: Mở nút bông ở ống thạch cần cấy, khử trùng miệng ống nghiệm, rồi đưa que cấy vào đáy ống nghiệm ria theo đường dzích dzắc từ dưới kéo về hướng miệng ống nghiệm.

Bước 4: Rút que cấy ra, đốt miệng ống nghiệm và nút bông rồi đậy lại. Bước 6.

Để các ống nghiệm vào giá, đốt que cấy trên đèn cồn ngay trước khi trả về giá để que cấy.

Bước 6: Dán nhãn lên ống môi trường mới được gieo cấy, ghi tên vi sinh vật và ngày gieo cấy.

2. Cấy giữ giống vi sinh vật

Bước 1. 2 ống nghiệm được cầm ở tay trái, tay phải cầm que cấy, ngón út và lòng bàn tay của tay phải dùng để mở và giữ nút bông. Sau khi khử trùng que cấy, mở nút bông của ống chứa VSV, khử trùng miệng ống nghiệm bằng cách hơ qua ngọn lửa để khử trùng.

Bước 2. Đưa que cấy đã khử trùng vào bên trong ống nghiệm và nhúng vào canh trường lấy một ít sinh khối vi sinh vật mà không để đầu que cấy chạm vào thành và miệng ống nghiệm.

Bước 3. Mở nút bông ở ống thạch cần cấy, khử trùng miệng ống nghiệm, rồi đưa que cấy vào đáy ống nghiệm ria theo đường dzích dzắc từ dưới kéo về hướng miệng ống nghiệm.

Bước 4. Rút que cấy ra, đốt miệng ống nghiệm và nút bông rồi đậy lại.

Bước 5. Để các ống nghiệm vào giá, đốt que cấy trên đèn cồn ngay trước khi trả về giá để que cấy.

Bước 6. Dán nhãn lên ống môi trường mới được gieo cấy, ghi tên vi sinh vật và ngày gieo cấy.

III. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày kỹ thuật cấy ria?

Kỹ thuật hộp ria

- Là kĩ thuật phân tách hỗn hợp vi sinh vật bằng cách ria trên bề mặt đĩa thạch sao cho các tế bào riêng lẻ ra nhau. Sau khi được ủ trong thời gian , mỗi tế bào sẽ tăng trưởng thành một khuẩn lạc riêng biệt. Khuẩn lạc này hình thành do sự sính sản, phân chia từ một tế bào ban đầu.

- Trong kĩ thuật ria, có nhiều cách ria khác nhau và không có kỹ thuật nào hoàn hảo tuyệt đối. Hiệu quả của kỹ thuật phần lớn phụ thuộc vào người cấy.

Sau đây là một số kỹ thuật ria thường dùng:

 Kỹ thuật ria chữ T

 Kỹ thuật ria liên tục

 Kỹ thuật ria 4 góc

 Kỹ thuật ria tia

2. Tại sao trong kỹ thuật cấy ria 4 góc, mỗi lần cấy sang một góc mới phải tiệt trùng que cấy?

Trong kỹ thuật cấy ria 4 góc, mỗi lần cấy sang một góc mới phải tiệt trùng que cấy vì đảm bảo việc vô trùng khi thực hiện ria các lần tiếp theo.

3. Nêu mục đích của việc giữ giống vi sinh vật?

Trong thực tế giống vi sinh vật mua về thường được cấy truyền qua nhiều ống nghiệm và được bảo quản khi cần lấy dùng.Sau một thời gian bảo quản để tránh suy thoái giống nên tiếp tục cấy truyền.

Một phần của tài liệu Bao cao thi nghiem vi sinh hoc thuc pham- Vo Thi Truc Ly (nhom 2, lop sang thu 3 . phong G108) (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w