Chi phí trong giai đoạn 2013 - 2016

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tâm Việt (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

2.4. Chi phí trong giai đoạn 2013 - 2016

Khác với các công ty trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại, Tâm Việt không mất nhiều chi phí nguyên vật liệu hay giá vốn hàng hóa. Thay vào đó, chi phí tập trung vào vật dụng hỗ trợ đào tạo, chi phí di chuyển, ăn ở, chi phí nhân sự, chi phí văn phòng và chi phí đầu tư cho trí tuệ con người.

Bảng 2.6. Bảng chi phí của Công ty TNHH Tâm Việt giai đoạn 2013 – 2016 Đơn vị tính: 1.000 đồng (Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH Tâm Việt)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

(Dự kiến)

Chi phí vật dụng 30.125 41.235 45.122 59.350

Chi phí văn phòng 425.000 475.000 500.000 480.000 Chi phí ăn ở,

di chuyển 524.630 618.260 700.420 668.540

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 (Dự kiến) Lương, thưởng 1.212.700 1.848.100 2.026.300 2.067.400 Đầu tư nâng cấp

giảng viên 425.100 625.200 725.500 1.194.800 Chi phí

chương trình hè 1.143.834 1.300.113 1.623.453 1.405.196 Chi phí khác 144.972 209.935 121.067 113.950 Tổng 3.906.361 5.117.843 5.741.862 5.989.236

2.4.1. Vật dụng hỗ trợ đào tạo

Các vật dụng hỗ trợ đào tạo của Tâm Việt đa phần là các vật dụng cố định với khoảng 30 đầu vật dụng cần có tại các chương trình đào tạo (Phụ lục II). Các vật dụng này gần như được đầu tư một lần và sử dụng trong thời gian lâu dài, chỉ một số ít các vật dụng như: bút, tài liệu giấy, chun, café,… là thường xuyên phải đầu tư liên tục hằng tháng. Ngoài ra, phát sinh thêm các chi phí sửa chữa vật dụng.

2.4.2. Văn phòng làm việc

Hiện tại, Tâm Việt thuê 5 phòng làm việc tại Tầng 4, nhà B, 347 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội với mức phí 25 triệu / tháng. Vào thời điểm hè, thường Tâm Việt sẽ thuê thêm 2 – 3 phòng để tổ chức các khóa học cho trẻ em. Ngoài ra, Tâm Việt cũng có lúc thuê hội trường hiện đại, đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị để tổ chức các khóa đào tạo cộng đồng.

2.4.3. Di chuyển, ăn ở

Đây có lẽ là chi phí linh động nhất trong các loại chi phí Tâm Việt thường phải chi trả. Do đặc thù mức phí đào tạo mà Tâm Việt kí hợp đồng phần lớn dựa vào khả năng chi trả của khách hàng, nên di chuyển, chi phí ăn ở cho giảng viên đi công tác khá linh hoạt.

Về di chuyển, đối với các giảng viên cấp cao là TS. Phan Quốc Việt và cô Lê Thanh Huyền, đa phần sẽ di chuyển bằng ô tô riêng của TS. Việt, trong trường hợp trùng lịch đào tạo sẽ thuê taxi để hỗ trợ di chuyển. Đối với các chương trình đào tạo

gần, các trợ giảng tham gia nhiều và đa phần di chuyển bằng xe máy. Với các chương trình đào tạo xa, thường sẽ lựa chọn một số ít trợ giảng hỗ trợ. Với các chương trình đào tạo ở khu vực miền Trung, miền Nam, cần di chuyển bằng máy bay, thì chi phí này khách hàng sẽ trực tiếp chi trả thêm ngoài phí đào tạo. Đối với các giảng viên cấp trung, đào tạo xa Hà Nội trong các chương trình đào tạo có nhiều lớp, yêu cầu nhiều giảng viên, Tâm Việt sẽ hỗ trợ sử dụng ô tô riêng của TS. Việt để đưa cả đoàn di chuyển. Đối với các giảng viên cấp trung đào tạo xa Hà Nội trong thời gian dài, đa phần sẽ di chuyển bằng xe khách.

Về ăn ở, các chương trình đào tạo doanh nghiệp ở xa Hà Nội đa phần khách hàng sẽ sắp xếp khách sạn, nhà nghỉ cho giảng viên. Cũng tùy vào mức chi trả của khách hàng và đàm phán giữa hai bên mà khách hàng sẽ chi trả riêng ngoài phí đào tạo, hay trọn gói. Cũng có lúc giảng viên lựa chọn ở nhà người quen hoặc nhà học viên để mở rộng mối quan hệ. Có ví dụ như các giảng viên đi dạy ở các trường THPT xa Hà Nội, học sinh rất yêu quý thầy giáo, sự tiến bộ, thay đổi của học sinh khiến bố mẹ rất hài lòng, trong năm đào tạo tiếp theo, gia đình học viên mời giảng viên về ở tại nhà, lo ăn, ở cho giảng viên trong thời gian giảng dạy. Qua những chi tiết nhỏ như thế, có thể đánh giá phần nào chất lượng đào tạo của Tâm Việt.

Và cũng thông qua việc di chuyển, ăn ở của các giảng viên Tâm Việt, có thể đánh giá các giảng viên Tâm Việt là những người có khả năng linh hoạt, thích nghi cao trong mọi tình huống, có thể ở trong khách sạn 5 sao, cũng có thể sống trong những nhà trọ nhỏ, thiếu tiện nghi.

Ngoài các chi phí ăn ở, di chuyển công tác, Tâm Việt còn chi trả chi phí ăn uống thường xuyên cho nhân viên một ngày hai bữa với mức giá 30.000đồng / suất. Đôi lúc có những do đặc tính của chương trình đào tạo, Tâm Việt chi trả thêm bữa sáng, hoặc chi trả với mức giá cao hơn cho một suất ăn. Ngoài ra, Tâm Việt hỗ trợ chi phí thuê phòng trọ cho những nhân viên Tâm Việt ở chung với nhau.

Bảng 2.7. Bảng chi phí di chuyển, ăn ở của Công ty TNHH Tâm Việt giai đoạn 2013 – 2016

Đơn vị tính: 1.000 đồng (Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH Tâm Việt)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

(Dự kiến) Chi phí ăn hằng ngày 325.500 408.000 456.400 423.300

Chi phí hỗ trợ

thuê phòng trọ 54.000 57.000 88.000 88.000

Chi phí ăn, di chuyển các chương trình

đào tạo xa

145.130 153.260 156.020 157.240

Tổng 524.630 618.260 700.420 668.540

2.4.4. Lương, thưởng

Lương ở Tâm Việt cũng là một điểm khá khác biệt so với các công ty khác. Ở Tâm Việt không sử dụng mức lương cứng mà sử dụng mức lương hỗ trợ. Tùy vào cấp độ giảng viên sẽ có mức lương hỗ trợ khác nhau. Ngoài hỗ trợ phí ăn uống, thuê nhà, mức giảng viên thường mức lương hỗ trợ dao động từ 2.000.000 đồng – 3.200.000 đồng, mức Phó Tổng giám đốc từ 5.200.000 đồng – 8.000.000 đồng.

Lương Tâm Việt được tính theo thực tế đứng lớp, giảng viên hưởng 30% doanh thu từ lớp học. Giả sử một giảng viên có mức lương hỗ trợ là 3.200.000 đồng, nếu tháng đó số tiền lương giảng viên đó đứng lớp lớn hơn mức 3.200.000 đồng, giả sử là 9.000.000 đồng, thì giảng viên đó sẽ nhận mức lương 9.000.000 đồng vào tháng đó, còn nếu trong tháng đó, giảng viên không đạt lương 3.200.000 đồng, thì giảng viên sẽ được hỗ trợ lương ở mức 3.200.000 đồng.

Cách tính lương này khiến giảng viên luôn phải nỗ lực nâng cấp bản thân, tuy nhiên cũng vẫn đảm bảo mức đời sống tối thiểu của nhân viên.

Ngoài ra, đối với người Tâm Việt thời gian dành ở Tâm Việt rất nhiều, thường từ 7h – 21h30, và thường cả thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Nên mức chi tiêu cũng không quá nhiều.

Rất nhiều giảng viên Tâm Việt sẵn sàng từ bỏ mức lương 15.000.000 đồng – 30.000.000 đồng với công việc trước đó, để về làm Tâm Việt với mức lương 2.000.000 đồng. Họ sẵn sàng từ bỏ tham vọng tiền bạc để theo đuổi đam mê. Và điều mà người Tâm Việt thường nói đó là: “Trước kia, đi làm lương hơn chục triệu một tháng vẫn thấy thiếu, giờ làm Tâm Việt lương hai triệu vẫn cảm thấy đủ”.

Đó là những điều vô cùng khác biệt giữa Tâm Việt và các công ty khác.

2.4.5. Đầu tư nâng cấp giảng viên

Đây cũng là điều Tâm Việt rất chú trọng. Hằng năm, Tâm Việt vẫn thường mời các chuyên gia nước ngoài về đào tạo, chia sẻ nội bộ dành cho các thành viên của Tâm Việt trên cả nước để luôn cập nhật những kiến thức mới, phù hợp với thời đại, cũng như đánh giá những điểm mạnh, yếu của Tâm Việt so với đào tạo của nước ngoài. Tâm Việt không tự cho rằng mình hơn những đơn vị đào tạo khác. Tâm Việt luôn luôn cầu tiến, tham gia bất kỳ khóa học của các chuyên gia trong và ngoài nước nếu có thể. Luôn luôn học hỏi để nâng cấp bản thân. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo, đặc biệt TS. Phan Quốc Việt mỗi nằm đều sang nước ngoài tham gia các khóa đào tạo của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Và yêu cầu của Tâm Việt khi các giảng viên tham gia các khóa học nâng cấp bản thân là sau khi tham gia khóa học về phải đào tạo lại cho các thành viên khác về những điều mình tâm đắc, cũng như phát triển các bài học giảng đó hay hơn nữa và phù hợp với văn hóa Tâm Việt.

2.4.6. Chi phí chương trình hè

Doanh thu từ lĩnh vực đào tạo lớn đi kèm chi phí trong lĩnh vực này cũng lớn. Chi phí cho chương trình trẻ em chủ yếu là chi phí cho đối tác hợp tác thực hiện chương trình “Học kỳ quân đội” và “Kỹ năng sinh tồn”, chi phí các vật dụng sinh hoạt cho học sinh tham gia các khóa học tại trụ sở, chi phí ăn uống cho các bé. Mặc dù chi phí chương trình trẻ em vào mùa hè cũng bao gồm các chi phí vật dụng hỗ trợ đào tạo nhưng đặc thù của chương trình trẻ em khác so với các chương trình đào tạo doanh nghiệp, cộng đồng và tập trung vào một quãng thời gian 3 tháng nên chi phí vật dụng hỗ trợ đào tạo trẻ em trong thời gian này được tính vào chi phí chương trình hè để dễ kiểm soát.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tâm Việt (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)