CHƯƠNG II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
I. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG 1930-1939
a) Luận cương chính trị 10-1930
Vừa mới ra đời Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn dẫn đến bạo động giành chinh quyền ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh (ngoài dự kiến của TW lúc đó)
Tháng 4-1930 Quốc tế cộng sản cử Trần Phú (mới tốt nghiệp đại học phương Đông) về Việt Nam với nhiệm vụ truyền đạt các quan điểm của Quốc tế cộng sản vào đường lối của Đảng ta.
Tháng 7-1930, đồng chí Trần Phú được bổ sung vào BCH trung ương lâm thời, và chuẩn bị cho Hội nghị TW lần 1 của Đảng vào tháng 10-1930.
Tháng 10-1930 Hội nghị Ban chấp hành TW lâm thời họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ tọa của đồng chí Trần Phú. Hội nghị thông qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thong qua luận cương chính trị của Đảng, điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng, quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử BCHTW chính thức, đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư.
- Nội dung luận cương:
+ Xác định mân thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Đông Dương giữa một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ. Một bên là địa chủ phóng kiến, tư bản và đế quốc.
+ Phương hướng chiến lược của cuộc CM Đông Dương: “Tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để làm CM”. Sau khi CMTS dân quyền thắng lợi thì tiếp tục: “Phát triển, bỏ qua thời kỳ TB mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN”.
+ Nhiệm vụ của cuộc CMTS dân quyền: đấu tranh đánh đổ các di tích phong kiến thực hành CM ruộng đất cho triệt để và đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Vì có
đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ để tiến hành CM thổ địa thắng lợi và có phá được chế độ phong kiến mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa, luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt yếu của cuộc CMTS dân quyền”.
+ Lực lượng cách mạng: công nhân và nông dân là động lực chính của CM, GCCN là giai cấp lãnh đạo CNVN. Các giai cấp khác luận cương đánh giá thái độ của họ chưa đúng đối với vận mệnh dân tộc: “Tư sản thương nghiệp đứng về phía Đế quốc địa chủ chống CM… chỉ có những phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo CM mà thôi.
+ Phương pháp CM: phải sử dụng CM bạo lực của quần chúng.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là điều cốt yếu để CM thắng lợi.
+ Quan hệ Quốc tế, Đảng cộng Sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản nhất là vô sản Pháp. CM Đông Dương là một bộ phận của CM vô sản thế giới.
b) Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng và phong trào CM Hoàn cảnh lịch sử
- Cao trào CM 1930-1931 CMVN lâm vào thoái trào (lực lượng bị tổn thất nghiêm trọng). BCHTW đều bị bắt, nhiều nơi trở thành vùng trắng, một số cơ sở quần chúng bị dao động.
- Được sự giúp đỡ của quốc tế cộng sản và các Đảng cộng sản anh em, Đảng từng bước được phục hồi.
- Đầu năm 1932 theo chỉ thị của quốc tế cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt trong và ngoài nước tổ chức ra ban lãnh đạo TW của Đảng.
- Tháng 6-1932 Ban lãnh đạo TW đã công bố chương trình hành động của Đảng cộng sản Động Dương.
- Tháng 3-1935 Đại hội Đảng toàn quốc họp tại Trung Quốc và đã rút ra một số bài học kinh nghiệm.
+ Đại hội đã xem xét đánh giá lại cương lĩnh chính trị 10-1930 khẳng định cương lĩnh tháng 10 là đúng và chủ trương tiếp tục lãnh đạo theo đường lối này. (Hạn chế của đại hội).
+ Đại hội bày tỏ thiện chí ủng hộ Liên Xô và xu hướng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới.
1. Trong những năm 1936-1939 a) Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít trên thế giới. Chúng câu kết với nhau thành 1 thế lực phản động quốc tế rất nguy hiểm và đang xúc tiến gây chiến tranh thế giới để chia lại thị trường thế giới. Ở Anh, Pháp, Mỹ, Áo… chủ nghĩa phát xít cũng hình thành.
- Tháng 7-1935 Quốc tế cộng sản họp đại hội 7 (do ĐimiTơ rốp chủ trì).
Đại hội đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh CM - Tại Pháp mật trận ND Pháp thắng cử.
- Phong trào CM được phục hồi trở lại.
- Sau cuộc khủng hoảng thế giới 1933, đời sống NDVN gặp quá nhiều khó khăn.
- Hệ thống tổ chức Đảng và các cơ sở CM của quần chúng được phục hồi, đây là điều quan trọng, quyết đinh bước phát triển mới của PTCM nước ta.
b) Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
Chủ trương của Đảng trong thời kỳ này chú yếu mấy văn kiện:
- 7-1936 BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần 2 - 3-937 BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần 3 - 9-1937 BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần 4 - 3-1938 BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương họp Hội nghị lần 5
Tháng 10-1936 Văn kiện “Chung quanh những vấn đề về chính sách mới”.
1. Tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng mà đấu tranh chống PX, chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống, cơm áo và hòa bình.
2. Kẻ thù CM nguy hiểm nhất trước mắt của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
3. Về tổ chức lực lượng: Đảng chủ trương lập mặt trận nhân dân phản đế.
4. Xác định hình thức và phương thức đấu tranh.
5. Đảng nhận thức mới về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống ĐQ (dân tộc) và chống PK (dân chủ).
Tóm lại
- Chủ trương mới của Đảng giải quyết đúng mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của CM.
- Giải quyết mối quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa phong trào CM Đông Dương và PTCM ở Pháp và trên thế giới.
- Đề ra hình thức đấu tranh linh hoạt nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh.
- Đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về chính trị, tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng.