B. Thiết kế bài học
VI. Rút kinh nghiệm sau khi dạy
3.3.2. Đề xuất một số bài tập
3.3.2.1. Bài tập cho đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng đài
Câu 1 Phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng: “ Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm ”. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên?
Gợi ý:
- Tựa là thành phần nằm ngoài văn bản được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương, nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm.
- Đây là phần thứ 2 của lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô do Nguyễn Huy Tưởng viết ngày 6 tháng 2 năm 1942.
- Qua lời đề tựa, người đọc nhận thấy tác giả đã chân thành bày tỏ công khai nỗi băn khoăn của mình: Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô ? Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Cửu Trùng Đài bị đốt phá nên tiếc hay nên mừng ? Đây thực chất là một câu hỏi lớn đối với nhà văn. Ông thú nhận “ Ta chẳng biết ” tức là chưa thể đưa ra giải pháp thoả đáng. Qua vở kịch, nhất là qua hồi V, có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào, mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng vừa nên tiếc ! Mừng vì
34
nhân dân đỡ phải đóng góp công sức tiền của, tiếc vì mất công trình nghệ thuật vô giá có thể tồn tại với thời gian.
- Nhà văn khẳng định “ Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm ”, tức là nhà văn và nhân vật đều có cùng một bệnh cảm phục “ Tài trời ”, nhạy cảm với bi kịch của những tài năng siêu việt. Nói đồng bệnh với Đan Thiềm cũng có nghĩa là tác giả cố sự đồng điệu tri âm với Đan Thiềm. Vì thế ở hồi V, Đan Thiềm được nhà văn thể hiện bằng ngòi bút cảm phục, trân trọng.
-> Lời đề tựa : chứng tỏ từ trong ý đồ nghệ thuật đến thể hiện, nhà văn đã đặt ra vấn đề mang tầm phổ quát của nhân loại: mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân, chỉ giải quyết được khi lịch sử phát triển và sự tự ý thức của nghệ sĩ và nhân dân được nâng lên
Câu 2: Một trong những đặc điểm của kịch là xung đột kịch. Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích xung đột kịch trong đoạn trích: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích kịch Vũ Như Tô-Nguyễn Huy Tưởng)).
Định hướng:
1. Một trong những đặc trưng của thể loại là phản ánh cuộc sống bằng việc khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống thực tại rồi diễn đạt bằng hành động và ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Xung đột kịch là xung đột về tư tưởng, nhân cách, nảy sinh, phát triển và giải quyết trong phạm vi kịch bản. Khi màn của hồi kết hạ xuống thì xung đột kịch phải giải quyết xong.
2. Xung đột kịch trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:
a. Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích:
- Vị trí của đoạn trích: Hồi V (9 lớp kịch) - Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều đình dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu huỷ Cửu Trùng Đài.
- Tóm tắt hồi V: Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng VNT, ĐT hết lời khuyên và giục ông đi trốn. Nhưng VNT khăng khăng không nghe vì tin rằng mình không làm gì nên tội và hi vọng ở chủ tướng An Hoài Hầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch: Lê Tương Dực bị giết, đại thần, hoàng hậu, cung nữ cũng bị vạ lây, ĐT bị bắt. Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt CTĐ thành tro, VNT mới tỉnh ngộ. Ông trơ trọi, đau đớn vĩnh biệt CTĐ rồi bình thản ra pháp trường.
35
b. Chỉ ra và phân tích xung đột kịch ( như bài học) Câu 3: Phân tích nhân vật Vũ Như Tô, Đan Thiềm
a. Vũ Như Tô:
- Người nghệ sĩ tài hoa: người có tài xây những toà đài lộng lẫy…, tài ấy khiến VNT có thể sai khiến gạch đá như thần.VNT không tranh tài với con người mà tranh tình xảo với hoá công-> bằng cảm hứng và bút pháp lãng mạn, NHT đã dựng lên chân dung của bậc kỳ tài, phi phàm. Bộc lộ khát vọng cũng như tấm lòng biệt nhỡn liên tài của NHT.
- Người có khát vọng và hoài bão lớn lao:
+ Tài năng thường là bệ phóng và dẫn đường đi đến khát vọng. VNT có hoài bão là tô điểm cho non sông một toà đài hoa lệ, vượt cả những công trình nổi tiếng của Châu Thành, thách thức cả sau trước.
+ Khát vọng của VNT là khát vọng chính đáng của người nghệ sĩ muốn được phát huy tận độ tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần có ý nghĩa, cũng là được cống hiến cho đời , cho giống nòi một niềm kiêu hãnh lâu dài.
-> VNT đã đã tìm đựơc sự hài hoà giữa cái tài và tâm, cái nhất thời và mãi mãi, giữa riêng và chung.
- Vũ Như Tô là người ảo tưởng lầm lạc: Điều đó thể hiện đậm nét qua hồi cuối + CTĐ càng lên cao thì tổn thất về người và của càng lớn khiến cho mâu thuẫn giữa thợ thuyền và giai cấp thống trị cũng như với VNT càng gay gắt. Trong hoàn cảnh lúc đó, cái đẹp thành ra cái phù phiếm, như một bông hoa ác
-> Vì vậy, khi đi tận cùng niềm đam mê, VNT phải đối mặt với một bi kịch đau đớn của đời mình: trở thành kẻ thù của nhân dân mà không hay.
+ Đến tận khi nguy hiểm đến tính mạng, VNT vẫn không thoát khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của mình. Khi ĐT khuyên VNT đI trốn, VNT vẫn không hiểu sao. Ông không tin việc mình làm là tội ác, không tin sự quang minh chính đại của mình bị rẻ rúng, nghi ngờ. Khi ĐT bị lôi đi giảo hình, VNT vẫn khăng khăng: đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng, ta sẽ xây một toà đài để tạ lòng tri kỷ. Lúc này, V NT không hiểu rằng ĐT chỉ là người gián tiếp, VNT mới là người trực tiếp . ĐT chỉ là kẻ liên luỵ, VNT mới là kẻ thù của nhân dân. Vậy mà, khi nàng đang lâm cảnh mệnh cùng ông vẫn tin vào chân mệnh của bản thân. VNT còn hy vọng phân trần để An Hoài Hầu hiểu rằng mình là người vô
36
tội trong khi chính ĐT đã cho ông biết An Hoài hầu đã ra lệnh đốt CTĐ, không ưa gì ông cả.
-> Ông đứng trên lập trường của người nghệ sĩ, của cái đẹp mà không đứng trên lập trường của nhân dân, của cái thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hoà giải mà thách thức và chấp nhận sự huỷ diệt. VNT từng tranh tinh xảo với hoá công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải trái với số phận và cuộc đời. NT không chịu nhận ra một sự thực phũ phàng rằng CTĐ với ông là mộng lớn, với ĐT là niềm kiêu hãnh nước nhà, nhưng với nhân dân lầm than thì đó là núi xương sông máu
-> CTĐ là hiện thân của cáI đẹp xa hoa, cao cả và đấm máu như một bông hoa ác. là nghệ sĩ , NT mới chỉ đúng trên lập trường của cáI đẹp chứ chưa đứng trên lập trường cáI thiện. Vì thế VNT chỉ là bậc kỳ tài chứ chưa phảI là bậc hiền tài, chân tài. NT là nhân vật bi kịch chính là ở chỗ ông không chỉ có khát vọng lớn mà còn mang trong mình những lầm lạc trong tư tưởng và hành động. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này để thể hiện diễn biến tâm trạng VNT.
-> Vì vậy, khi chứng kiến cáI đẹp bị thiêu rụi , sự vỡ mộng của ông đau đớn và kinh hoàng gấp bội. Tiếng kêu của VNT : đặt mộng lớn, Đan Thiềm, CTĐ kế tiếp nhau, nỗi đau mất mát như hoà nhập làm một thành nỗi đau bi tráng tột cùng. Lời than vĩnh biệt của VNT cho thấy, đến phút cuối cùng, VNT vẫn không nghĩ đến bản thân. VNT chỉ nghĩ đến CTĐ, đến mộng lớn, tri kỷ. Đó vừa là thế mạnh, vừa là điểm yếu, vừa là nét đẹp vừa là điều đáng suy ngẫm
- Về nghệ thuật: VNT có tính cách nổi bật, sinh động, phức tạp, đa nghĩa, có sức khái quát cao và tầm tư tưởng lớn.
- Đánh giá :
+ Nhân vật bi kịch , đầy mâu thuẫn
+ Nhân vật để NHT nói lên cái trăn trở muôn đời của con người và nghệ thuật:
b. Đan Thiềm:
* Thân phận : Cung nữ, khác cung nữ của Lê Tương Dực, khác phận, khác tâm. nàng là người yêu cái đẹp, cái tài, đóa sen giữa bùn lầy, nguồn sáng lẻ loi giữa chốn đời ô trọc.
* Vẻ đẹp tâm hồn:
- Đam mê cáI tài, thiết tha với cáI đẹp : nàng đã khơI dậy niềm khát khao sáng tạo ở VNT. Khi nhận ra tên hôn quân hắc ám , VNT không xây CTĐ thì chính ĐT đã động
37
viên VNT bằng những lời gan ruột chí tình: ông có tài, tài kia không nên để mục nát vơí cỏ cây, hãy xây cho nước ta một toà đài hoa lệ, để dân ta khỏi phảI hổ thẹn với lân bang… Lũ cung nữ và vua Hồng Thuận rồi sẽ chết nhưng toà lâu đài thì sẽ còn mãi với thời gian
-> không chỉ yêu cái tài mà còn thiết tha với cái đẹp , nặng lòng với xã tắc giang sơn với cả một tầm nhìn xa trông rộng. Nàng biết cái gì là thời khắc, cáI gì là dài lâu. Lời khuyên sâu sắc đã chạm vào phần sâu thẳm của VNT, khơi lên ngọn lửa đam mê sáng tạo. Nhờ vậy mà tài năng VNT không bị uổng phí…
- >Người đam mê cái tài – tài sáng tạo nên cái đẹp, mê đắm người tài hoa, biệt nhỡn liên tài, cái tài siêu việt.
- Nàng là người thiết thực, tỉnh táo, sắc sảo, hiểu đời. Nàng xin chết thay VNT, xin chịu tội thay VNT. CáI chết với nàng không đáng sợ, không đau đớn mà đó là sự xả thân dâng hiến đầy tự nguyện, thanh thản cho cáI đẹp ở đời
- Tuy vậy nàng chỉ đau xót và tiếc thay cho VNT mà không oán trách ông. Nàng đau đớn nhận ra thất bại của giấc mộng xây CTĐ nhưng trong giờ phút cuối, nàng không hướng vào sự thành bại của CTĐ mà hướng vào sự sống còn của VNT. Nàng đau đớn đến tột cùng khi lời khuyên của mình vô hiệu. Lời vĩnh biệt của nàng là lời vĩnh biệt mãi mãi CTĐ, vĩnh biệt một giác mộng lớn trong máu và nước mắt. Câu văn bị ngắt thành nhiều câu ngắn, cảm thán như nỗi đau đứt đoạn, đứt ruột
-> Sự vĩnh biệt cho thấy nỗi đau cũng như vẻ đẹp của ĐT: Ngàn lần đau đớn vì nàng vẫn phảI cùng VNT vĩnh biệt mộng lớn…; nhưng đi trọn nỗi đau là tấm lòng tận thuỷ, tận chung với tri kỷ, với cáI đẹp.
* Ý nghĩa:
+ Hình tượng đẹp, cũng là phương thức thể hiện tư tưởng nhà văn
+ Ông gửi gắm tấm lòng mến yêu trân trọng cáI đẹp, khát khao có kẻ đồng cảm , người tri âm để sẻ chia trên hành trình gian khó nhọc nhằn và đầy nỗi cô đơn của người nghệ sĩ muôn đời.
*. Thái độ của nhà văn:
- Cảm phục, trân trọng
38
- Tỉnh táo nhận ra: VNT chỉ là người tài, chưa phải là bậc hiền tài, cái đẹp mà VNT tạo ra là tuyệt mĩ nhưng chưa tuyệt thiện. Chân lí một nửa thuộc về VNT, một nửa thuộc về dân chúng.
=> Thái độ của nhà văn chủ yếu là trân trọng cái tài, khâm phục hoài bão, cảm thông với bi kịch của VNT nhưng không phải là ca ngợi một chiều vì có chỗ ông không đồng tình với nhân vật của mình.
Yêu cầu: Học sinh cần chỉ ra và phân tích dẫn chứng cụ thể, tránh nói chung chung.
* Ý nghĩa với hoàn cảnh nước ta đầu thập niên 40 của thế kỉ XX
- Vở kịch khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, khát vọng phấn đấu làm cho đất nước không chịu tủi nhục vì thua kém các nước khác
- Đặc biệt hồi cuối tạo cảm giác dồn nén, bức bối, khiến người đọc chờ mong sự bùng nổ hướng đến sự đổi thay
- Khơi dậy mong ước một ngày nước ta vươn dậy , phát triển.
Câu 4: Phân tích bi kịch của VNT:
Gợi ý:
1. KháI niệm và tính bi kịch trong số phận Vũ Như Tô
- Bi kịch là tình cảnh éo le, mâu thuẫn đến đau thương mà ở đó nhân vật được đặt trong tình trạng mâu thuẫn và xung đột không thể điều hoà. Mâu thuẫn này diễn ra căng thẳng và quyết liệt đến mức nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với người đọc
- Số phận bi kịch là số phận của con người mắc vào những mâu thuẫn, nghịch cảnh oan trái, éo le dẫn đến kết cục bi đát.
- VNT là một nghệ sĩ chân chính, có khát vọng nghệ thuật cao cả song lại rơi vào mâu thuẫn không thể hoá giải nổi: giữa tài năng, ước vọng cao cả, niềm khao khát và đam mê sáng tạo với thực tế phũ phàng ngang trái của xã hội.
2. Bi kịch của Vũ Như Tô - Khát vọng cao cả:
+ Tài năng kiến trúc sư tài ba ngàn năm chưa dễ có một
+ Khát vọng lớn lao , cao cả: đem hết tài ra xây cho giống nòi một toà đài hoa lệ, thách cả công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công. Đài CT là tâm huyết, linh hồn của VNT
39
+ Bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ, trước đây không khuất phục cường quyền. Sau khi biến xảy ra, VNT không sợ chết mà bỏ trốn mà kiên quyết ở lại để bảo vệ CTĐ Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm là chính đại quang minh-> Bản lĩnh người nghệ sĩ dám dốc sức, dồn tài năng, tâm huyết cho nghệ thuật, sẵn sàng chết để bảo vệ cái đẹp
- Thực tế đời sống
+ Mục đích và bản chất của tầng lớp vua quan: LTD cũng khao khát xây CTĐ song không để tô điểm đất nước mà đơn giản lấy chỗ vui chơi với cung nữ-> hiện thân của sự xa hoa đầy lạc thú, nó tiêu tốn tiền ngân khố, bòn rút mồ hôi xương máu của nhân dân.
+ Cuộc sống của nhân dân khi CTĐ xây dựng: vô cùng khốn khổ, mấy ngàn người chết-> biến loạn.
- Kết cục của VNT
+ Bị hiểu lầm: Vì mượn tay LTD để thực hiện khát vọng nghệ thuật nên VNT bị đánh đồng với kẻ xa hoa tàn ác. Vì thế cả VNT và đài CT đều là mục tiêu của nỗi oán giận, trở thành mục tiêu để dân chúng và quân phiến loạn tàn phá, huỷ hoại. Người duy nhất hiểu và quý trọng VNT không thể khuyên nhủ hay bảo vệ ông.
+ Bị vỡ mộng: Cho đến phút cuối cùng, VNT vẫn không thể hiểu và tin việc mình làm trái với quyền lợi của nhân dân, vẫn không hiểu vì sao dân chúng lại nổi lên phá CTĐ, xây nó là hại nước. Điều bi thương nhất là ông lạc lõng đến mê muội giữa bao kẻ nông nổi và tàn ác, cô đơn đến đáng thương trước lòng hận thù của nhân dân. Khi CTĐ bị đốt cũng là lúc VNT bừng tỉnh nhận ra bi kịch vỡ mộng của mình.
3. Đánh giá
+ Cơ sở của bi kịch: Do VNT quá chìm đắm trong niềm đam mê cái đẹp nên đã mơ mộng,ảo vọng mượn tay LTD xây CTĐ. Khát vọng đẹp nhưng đặt nhầm chỗ, nhầm thời và xa rời thực tế nên ông phảI trả giá. HIện thân của một nhân cách lớn nhưng vì đi ngược với quyền lợi của nhân dân nên lâm vào bi kịch
+ Ý nghĩa: thể hiện vấn đề có ý nghĩa muôn thủa về cáI đẹp, mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, giữa khát vọng nghệ thuật muôn thủa và quyền lợi trực tiếp của dân chúng
+ Tài năng và tấm lòng của nhà văn
40
3.2.2.2. Bài tập cho văn bản Hồn Trương Ba da hàng thịt
Câu 1: Phân tích nét đặc sắc trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác ở phần đầu đoạn trích trích vở kịch HTBDHT
- Nội dung đối thoại xoay quanh vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người, từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân.
- Lí lẽ của đôi bên đối thoại đều có những điểm đúng đắn khó bề bác bỏ, khiến việc thắng bại khó được giải quyết một cách chóng vánh, đơn giản một chiều. Xây dựng cuộc đối thoại này, tác giả tỏ ra có cái nhìn rất biện chứng về vấn đề: một mặt hết sức ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người, mặt khác vạch rõ khía cạnh siêu hình của thái độ coi thường vật chất và những lạc thú trần tục. Bên cạnh đó, tác giả cũng tự bộc lộ một quan điểm hiện thực sâu sắc khi nhận thấy có nhiều trở lực đang làm nản lòng những kẻ cố vượt lên hoàn cảnh.
- Cuộc đối thoại vừa toát lên giọng điệu nghiêm trang vừa thắm đượm ý vị mỉa mai, hài hước. Những câu chuyện thể hiện sự núng thế hay đuối lí của hồn Trương Ba luôn ẩn chứa một nụ cười. Phải có một bản lĩnh nghệ thuật rất cao mới viết nổi những lời thoại đa thanh như vậy.
- Phần kết của màn đối thoại cũng chứa đựng những yếu tố rất bất ngờ. Mới nghe phần đầu của cuộc đối thoại, hẳn người đọc khó mà hình dung được cuối cùng, “Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt” chịu thỏa hiệp với những lí lẽ vừa khó chịu vừa chứa đựng chân lí của xác hàng thịt: “Thôi. Đừng cãi cọ nhau nữa ! Chẳng còn cách nào khác đâu ! Phải sống hòa thuận với nhau thôi ! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này !”là khi đời sống tinh thần của nhân dân, nhu cầu về cái đẹp được nâng cao lên.
Câu 2 . “Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc”.
Anh/chị hãy làm rõ nội dung trên
*. Vở kịch bắt nguồn từ một truyện cổ dân gian. Tác giả dân gian đã dùng trí tưởng tượng hóm hỉnh của mình để tạo ra câu chuyện có tính huyền thoại, éo le: Hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt khiến cho hai bà vợ xung đột quyết liệt, phải tìm đến cửa quan
41