2.1.1 Đ i t ợng và ch th tham gia u giá hàng hóa 2.1.1.1 i tư ng u giá hàng hoá
Đối tượng của bán đấu giá hàng hóa chính là hàng hóa. So với Luật Thương mại 1997, Luật Thương mại 2005 đã đưa ra quan niệm và hàng hóa theo ngh a rộng hơn cho phù hợp: hàng hóa bao gồm các loại ng s n, k c ng s n hình thành trong tương lai và nh ng v t g n li n v i t 28. Với cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng bán đấu giá có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại. Việc công khai các nội dung trên thể hiện được rất rõ các quy định trong nguyên tắc bán đấu giá hàng hóa.
Tất cả các công việc liên quan đến hoạt động đấu giá hàng hóa phải được thực hiện công khai. Không được có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia đấu giá hàng hóa. Pháp luật đã quy định rất cụ thể thời hạn phải công khai đối với từng nội dung trên.
2.1.1.2 Chủ th tham gia u giá hàng hóa
Chủ thể tham gia đấu giá là những người tham gia vào quan hệ đấu giá đó.
Theo quy định của pháp luật, những chủ thể này bao gồm: Người bán hàng hoá, người tổ chức đấu giá, người điều hành đấu giá và người tham gia đấu giá.29
- Ngư i bán hàng hoá là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá u quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu hàng hoá là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt hàng hóa. Chủ sở hữu hàng hoá có quyền ký hợp đồng u quyền bán đấu giá hàng hoá với tổ chức đấu giá.
Các bên bàn bạc định giá khởi điểm hàng hóa bán đấu giá, giá khởi điểm của hàng hóa bán đấu giá do người bán hàng hoá quyết định. Người được chủ sở hữu u quyền bán đấu giá hàng hoá được thể hiện thông qua hợp đồng u quyền. Khi hợp đồng u quyền có hiệu lực, người được u quyền sẽ có quyền bán hàng hóa của người u quyền trong phạm vi u quyền. Người được u quyền sẽ là người đại diện cho chủ sở hữu hàng hóa trong quan hệ mua bán. Do đó, về bản chất thì khi hợp đồng đấu giá được giao kết thì nó vẫn làm phát sinh quyền và ngh a vụ của người
28 khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005
29 Điều 186, 187 Luật Thương mại năm 2005
u quyền chủ sở hữu hàng hóa với người mua chứ không phải với người được u quyền. Theo quy định của Bộ Luật dân sự 1995, hợp đồng u quyền phải được lập thành văn bản trong đó ghi rõ phạm vi u quyền. Quy định này đã dẫn đến một điểm bất hợp lý là trong thực tiễn các hợp đồng u quyền được giao kết bằng miệng đã bị coi là vô hiệu mặc dù các bên đã công nhận sự thoả thuận của mình. Để khắc phục điểm bất hợp lý này, Bộ Luật dân sự 2005 đã sửa đổi về hình thức của hợp đồng u quyền. Theo đó, hợp đồng u quyền có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.
Người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật có thể là người nhận cầm cố, thế chấp hàng hoá, người nhận gửi giữ hàng hoá hoặc những người khác theo quy định của pháp luật. Nếu khi ký hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên có thoả thuận xử lý cầm cố, thế chấp bằng biện pháp đấu giá thì khi bên cầm cố, thế chấp vi phạm ngh a vụ thì bên nhận cầm cố, thế chấp có quyền bán đấu giá hàng hoá. Lúc này, người nhận cầm cố, thế chấp là một bên của hợp đồng u quyền bán đấu giá, vì vậy họ có quyền tham gia định giá khởi điểm hàng hóa bán đấu giá. Nếu trong hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên không thoả thuận xử lý hàng hoá bằng biện pháp đấu giá và người cầm cố, thế chấp không chịu ký hợp đồng u quyền hàng hóa bán đấu giá, thì người nhận cầm cố, thế chấp vẫn có quyền bán hàng hóa theo quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa bảo đảm.
Bên cạnh đó, đối với hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có ngh a vụ có quyền bán hàng hóa đó30 và bán hàng hóa gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hu nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi31. Trong những trường hợp này, bên có ngh a vụ, bên nhận gửi giữ có thể bán đấu giá hàng hoá là đối tượng của ngh a vụ hoặc hàng hoá gửi để đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền hoặc bên gửi. Khi đó bên có ngh a vụ hoặc bên nhận gửi giữ sẽ trở thành người bán hàng hoá trong hợp đồng đấu giá và trở thành một bên trong hợp đồng u quyền đấu giá.
Người bán hàng hoá là một bên trong hợp đồng u quyền. Do đó, để tham gia giao dịch này, người bán hàng hoá phải thoả mãn các điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Thông thường, người bán hàng hoá phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, đối với người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi nếu có hàng hóa để thực hiện ngh a vụ thì vẫn có thể là người bán hàng hoá và là một bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng u quyền.
Người bán hàng hoá có ngh a vụ chuyển hàng hoá cho tổ chức đấu giá nếu là động sản thì phải chuyển toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng về hàng hoá đó. Ngoài ra, người tổ chức đấu giá có ngh a vụ cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá bán đấu giá. Người bán hàng hoá phải nộp lệ phí đấu
30 khoản 3 điều 288 Bộ Luật dân sự 2005
31 khoản 4 điều 563 Bộ Luật dân sự 2005
giá cho tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Người tổ chức đấu giá: Theo quy định tại khoản 1 điều 186 Luật Thương mại 2005 Người tổ chức đấu giá hàng hoá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá . Bên cạnh đó, thì điều 14 Nghị định 17/2010/NĐ-CP quy định: Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp gồm có Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản và quy định về Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện điều 19 , Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt điều 20)32. Như vậy, theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì người tổ chức đấu giá hiện nay gồm có 5 chủ thể đứng ra tổ chức đấu giá hàng hoá là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện, Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt, thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa bao gồm Doanh nghiệp bán đấu giá và người có hàng hoá tự đứng ra tổ chức bán đấu giá hàng hoá.
+ Trung tâm d ch v bán u giá tài s n là đơn sự nghiệp có thu, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do Chủ tịch U ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. M i tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ thành lập một Trung tâm. Giám đốc Trung tâm phải là đấu giá viên. Trung tâm có nhiệm vụ bán đấu giá các loại hàng hóa để thi hành án; hàng hóa là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung qu nhà nước;
hàng hóa bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá 33
+ H i ồng bán u giá tài s n c p huy n do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập để bán đấu giá hàng hóa là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hội đồng bán đấu giá hàng hóa cấp huyện gồm có đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định tịch thu hàng hóa, đại diện phòng Tài chính, phòng Tư pháp cấp huyện và đại diện các cơ quan có liên quan. H i ồng bán u giá tài s n trong trư ng h p c bi t được thành lập để bán đấu giá hàng hóa Nhà nước, hàng hóa là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Hội đồng bán đấu giá hàng hóa trong trường hợp đặc biệt bao gồm đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá hàng hóa, cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng
32 Điều 14 Nghị định 17/2010/NĐ-CP
33 Điều 15 Nghị định 17/2010/NĐ-CP
cấp và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.34
+ Thương nhân có ăng ký kinh doanh d ch v u giá: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh35. Để trở thành thương nhân, các chủ thể phải có các điều kiện cần và đủ sau: Điều kiện cần là các chủ thể phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên. Còn điều kiện đủ là muốn trở thành thương nhân, các chủ thể phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Cá nhân trong trư ng h p cá nhân t t chức u giá: các cá nhân có quyền sở hữu, quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình36. Do đó, trong việc định đoạt hàng hóa, cá nhân có thể bán hàng hóa của mình bằng hình thức đấu giá để thu về lợi nhuận cao nhất cho mình.
Như vậy, theo Luật Thương mại 2005 bất cứ ai có quyền bán hàng hoá đều có thể tổ chức bán đấu giá, không nhất thiết phải là tổ chức đấu giá chuyên nghiệp, nhưng phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định trong luật và các quy định khác có liên quan như Nghị định số 17/2010/NĐ-CP... Đây là vấn đề mới, cởi mở và thông thoáng, xuất phát từ quan niệm đấu giá hàng hoá cũng là hoạt động thương mại thông thường, là một trong những phương thức mua bán hàng hoá, do đó người bán hàng có thể tự mình tổ chức đấu giá hàng hoá theo quy định của pháp luật.
Người tổ chức đấu giá có ngh a vụ thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá bán đấu giá. Các thông tin về đấu giá như: Ngày, tháng bán đấu giá, loại hàng hoá, chất lượng, giá khởi điểm...
phải được niêm yết tại trụ sở của tổ chức đấu giá hoặc nơi người bán đấu giá tự tổ chức. Người tổ chức đấu giá phải bảo quản hàng hoá được giao, không được sử dụng hàng hóa, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại. Trước khi đấu giá phải trưng bày, cho xem hồ sơ hàng hoá. Đặc biệt đối với hàng hoá gắn liền với đất đai như nhà ở, quyền sử dụng đất phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, có quyền yêu cầu người bán hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến hàng hoá bán đấu giá và chịu trách nhiệm về các thông tin đó và có quyền yêu cầu người mua phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.Sau khi đấu giá, người tổ chức đấu giá phải giao ngay cho người mua hàng hóa bán đấu giá nếu là động sản. Đối với hàng hóa đăng ký quyền sở hữu, người bán đấu giá phải giao cho người mua sau khi người mua thanh toán xong tiền mua.
Người tổ chức đấu giá có ngh a vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
34 Điều 19,20,21 Nghị định 17/2010/NĐ-CP
35 khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005
36 Điều 14, 15, 16 và 17 Bộ Luật dân sự 2005
người mua. Trong thời hạn mười lăm ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản, việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá bán đấu giá phải hoàn thành. Các chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán đấu giá hàng hoá kể cả lệ phí công chứng, văn bản bán đấu giá và lệ phí trước bạ sang tên.37
Qua những văn bản quy phạm pháp luật quy định về đấu giá hàng hoá vừa được nêu trên, có thể nhận thấy hiện nay các quy định về người bán đấu giá chưa có sự thống nhất và chưa hiệu quả. Theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định ngoài tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp là Trung tâm bán đấu giá tài sản và Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản điều 14 Nghị định số 17 , còn có các Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện và Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt điều 19, điều 20 Nghị định số 17 hoạt động kiêm nhiệm, có thể trực tiếp tổ chức và điều hành phiên đấu giá. Trên thực tế, các Hội đồng này hoạt động và làm việc mang nặng tính hành chính, quan liêu, kém hiệu quả. Trong khi đó, các trung tâm và doanh nghiệp đấu giá là những tổ chức mang tính chuyên nghiệp nhưng phần lớn đang gặp khó khăn trong việc thu hút các nguồn hàng hóa là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính; hàng hóa nhà nước, hàng hóa là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp để tổ chức bán đấu giá.
- Ngư i i u hành u giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá u quyền điều hành đấu giá. Mọi cuộc đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm bán đấu giá tài sản, Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện và đặc biệt và thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá khi tổ chức đấu giá thì người điều hành bán đấu giá phải là đấu giá viên.
Trong trường hợp người điều hành đấu giá là người chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá u quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật mà tự tổ chức đấu giá thì người tổ chức đấu giá không cần phải là đấu giá viên nhưng phải thực hiện theo đúng nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia; có các quyền và thực hiện ngh a vụ theo đúng quy định của điều 188, 189 và 190 Luật Thương mại 2005).
- Ngư i tham gia u giá là cá nhân, tổ chức có nguyện vọng, nhu cầu tham gia đấu giá. Cá nhân tham gia đấu giá phải có năng lực hành vi dân sự bởi vì có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự
37 Điều 190 Luật Thương mại năm 2005
mình xác lập, thực hiện các quyền, ngh a vụ phát sinh từ giao dịch, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong giao dịch. Người đại diện xác lập, thực hiện hợp đồng bán đấu giá nhân danh người được đại diện. Các quyền, ngh a vụ do người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, ngh a vụ của pháp nhân. Tuy nhiên, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân 38
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, trung thực của phiên bán đấu giá, Luật Thương mại 2005 còn quy định về người không được tham gia đấu giá hàng hoá, bao gồm: Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Đây là những người không có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình như đã phân tích ở phần trên. Quy định như vậy là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chính những người đó. Tuy nhiên, nếu những người này có hàng hóa và cần thiết phải mang ra bán đấu giá thì họ có thể có người đại diện tham gia theo quy định của pháp luật; những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của những người đó; người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; người không có quyền mua hàng hoá bán đấu giá theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 hoặc của các văn bản pháp luật khác, ngoài ra người được chủ sở hữu ủy quyền bán hàng hóa; người ra quyết định tịch thu hàng hóa là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 39
Như vậy, những cá nhân, tổ chức trên nếu trực tiếp tham gia vào phiên đấu giá hoặc là những người thân thích của họ tham gia vào phiên đấu giá thì có thể sẽ không đảm bảo tính khách quan, trung thực, bình đẳng cho phiên đấu giá và sẽ không đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của người bán hàng hóa cũng như những người tham gia đấu giá khác.
2.1.2 Các nguyên t c và các quy ịnh v giao kết hợp ồng u giá hàng hóa trong th ng m i 40
2.1.2.1. Các nguyên t c của u giá hàng hóa trong thương mại
Để thực hiện một cuộc đấu giá hàng hóa thành công, trước tiên cuộc đấu giá hàng hóa đó phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và tính trung thực của cuộc đấu giá; ngăn ngừa những hành vi tiêu
38 Điều 100 Bộ Luật dân sự 2005 và khoản 7 điều 2 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP
39 Khoản 3, 4, 5 điều 30 của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP
40 Lê Minh Hường, “Giao k t h p ồng trong bán u giá” , Luận văn thạc s