Thực hiện hợp đồng đại lý thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

2.5 Thực hiện hợp đồng đại lý thương mại

2.5.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý thương mại.

Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng đại lý thương mại trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng có nghĩa là thực hiện đúng đối tượng chất lượng, chủng loại, mẫu mã, thời hạn, địa điểm, giá, phương thức thanh toán cũng như các thỏa thuận khác. Hợp tác, tương

trợ giúp đở lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó quá trình thực hiện hợp đồng giúp đở lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi xảy ra tranh chấp các bên phải chủ động thương lượng giải quyết.

2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ họp đồng đại lý thương mại.

Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý.

Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý và bên đại lý được ghi nhận trong HĐ ĐLTM - luật riêng của các bên khi tham gia quan hệ ĐLTM. Nếu các bên không thỏa thuận trong HĐ thì sẽ áp dụng các quy định trong LTM 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Quyền của bên giao đại lý:

Theo quy định tại Điều 172 LTM 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây:

Ấn định giá mua, bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng:

bên đại lý có quyền ấn định giá mua, bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng, trong trường hợp này, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý được tính theo tỷ lên phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.

Ấn định giá giao đại lý;

Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;

Yêu cầu bên đại lý thanh tóan tiền hoặc giao hàng theo HĐ đại lý;

Nghĩa vụ cuả bên giao đại lý:

Theo quy định tại Điều 173 LTM 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sao đây:

Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện HĐ đại lý;

Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;

Trả thù lao và các chi phú hợp lý khác cho bên đại lý;

Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc HĐ đại lý;

Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật dó có một phần do lỗi của mình gây ra.

Ví dụ: trường hợp các bên giao kết HĐ đại lý bán hàng hóa thuộc diện kinh doanh có điều kiện và bên đại lý bị xử lý vi phạm hành chính do không tuân thủ các diều kiện thì bên giao đại lý cũng phải chịu trách nhiệm liên đới…Tuy nhiên, quy định trên cũng tạo không ít khó khăn cho bên giao đại lý khi dự liệu các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn liên quan đến hành vi vi phạm của bên đại lý.

Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý.

Hợp đồng ĐLTM là loại HĐ song vụ có tính đền bù, quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý cũng chính là nghĩa vụ và quyền của bên đại lý.

Nghĩa vụ của bên đại lý:

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo quy đinh tịa Điều 172 LTM 2005, bên đại lý có nghĩa vụ sau:

Mua, bán hàng hóa cho khách hàng theo giá hàng hóa do bên giao đại lý ấn định. Bên giao đại lý có quyền ấn định giá bán hàng hóa cho các bên đại lý và các bên đại lý có nghĩa vụ tuân thủ (không được tự ý nâng, giảm giá mua, bán hàng hóa mà bên giao địa lý đã thông báo trước)

Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý và thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua, tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ. Thanh toán trong quan hệ ĐLTM bao gồm hai nội dung: thanh toán thù lao địa lý và thanh toán tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ. Các bên có thể thỏa thuận về thời hạn thanh toán, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng thời hạn thanh toán như quy định tại Điều 176 LTM 2005: “…Việc thanh toán tiền hàng và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hóa nhất định”.

Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;

Bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý mua hoặc trước khi giao đối với địa lý bán, liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra. Mặc dù LTM 2005 quy định “Bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của ĐLTM, chất lượng dịch vụ của đại lý dịch vụ” (khoản 2 Điều 173) nhưng trong trường hợp chất lượng hàng hóa không được bảo đảm do lỗi của bên đại lý thì bên đại lý phải chiu trách nhiệm liên đới. So với LTM 1997 thì

LTM 2005 đã xác định rõ ràng trách nhiệm của bên đại lý đối với chất lượng hàng hóa của bên đại lý. Bên địa lý chỉ phải liên đới chiu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong trường hợp có lỗi do mình gấy ra chứ không phải chịu tách nhiệm về số lượng, chất lượng và quy cách hàng hóa khi thực hiện hoạt động đại lý trong mọi trường hợp như quy định trong LTM 199712.

Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao địa lý;

Quyền của bên đại lý:

Song song với việc thực hiện nghĩa vụ, bên ĐLTM cũng có những quyền nhất định theo sự thỏa thuận của các bên trong HĐ ĐLTM. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền theo quy định tại điều 174 LTM 2005 như sau:

Giao kết HĐ đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết HĐ đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định.

Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu;

Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo HĐ đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc HĐ đại lý;

Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Thù lao đại lý do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thỏa thuận thì theo quy định tại điều 171 LTM 2005, thù lao đại lý được trả dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

Giá trong HĐ đại lý gồm giá mà bên giao đại lý giao cho bên đại lý (giá giao đại lý) và giá mà bên đại lý bán cho khách hàng. Giá giao đại lý thường do bên giao đại lý ấn định trong bản giá cập nhật cho bên đại lý trong từng khoảng thời gian cụ thể. Giá bán hàng hóa cho khách hàng có thể được xác định theo 3 cách: do bên giao đại lý ấn định (đối với đại lý hoa hồng); do bên giao địa lý ấn định mức giá trần hoặc do bên bên đại lý quyết định (đối với đại lý bao tiêu).

2.5.3. Trách nhiệm của bên giao địa lý, bên đại lý với bên thứ 3

Quan hệ địa lý tồn tại song song hai quan hệ hợp đồng. Sau khi HĐ ĐLTM giữa bên giao đại lý và bên đại lý có hiệu lực, bên đại lý phải ký kết, thực hiện HĐ mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba. Quan hệ giữa bên đại lý và

bên thứ ba chịu sự điều chỉnh của các quy định về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Bên đại lý nhân danh chính mình và phải tự chịu trách nhiệm với bên thứ 3 khi giao kết, thực hiện HĐ. Mặc dù bên đại lý là chủ thể trực tiếp thực hiện HĐ mua bán hàng hóa với bên thứ 3 nhưng theo quy định của LTM 2005 thì bên giao địa lý vẫn là chủ sở hữu của hàng hóa và tiền giao cho bên đại lý. Do đó, bên giao địa lý vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về chất lựng của hàng hóa trừ trường hợp chất lượng của hàng hóa hư hỏng là do lỗi của bên đại lý, Tuy nhiên, vấn đề chuyển rủi ro trong HĐ ĐLTM chưa được quy định cụ thể trong LTM 2005.

Trong các trường hợp cụ thể, để xem xét trách nhiệm thuộc về bên đại lý hay bên giao địa lý và mức độ trách nhiệm đôi với khách hàng, cần phải xem xét yếu tố lỗi của hành vi vi phạm.

Ví dụ: Đại lý bảo hiểm là tác động chính tới sự phát triển của công ty bảo hiểm.

Nhưng tình trạng địa lý bảo hiểm thu phí của khách hàng rồi ôm tiền bỏ trốn khiến hợp đồng bảo hiểm của khách hàng bị vô hiệu gây ra nhiều hậu quả xấu. Nó không chỉ gấy thiệt hại đến quyền và lợi ích của khách hàng tham gia bảo hiểm mà còn làm tổn hại đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp trên sẽ phân xử trách nhiệm giữa địa lý bảo hiểm, công ty bảo hiểm và khách hàng như thế nào? Vấn đề này chưa được cụ thể trong LTM 2005. Nhưng theo Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là người chịu trách nhiệm trước khách hàng về những thiệt hại hay tổn thất do địa lý của mình gây ra. Đối với trường hợp trên, nếu có đủ cơ sở để chứng minh khách hàng đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp, đại lý bảo hiểm sau khi thu phí của khách hàng nhưng không nộp lại cho doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đến tình trạng hợp đồng của khách hàng bị vô hiệu, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải khôi phục đầy đủ quyền lợi của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết13.

2.5.4. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đại lý thương mại

Các biện pháp bảo đảm được quy định chi tiết tại Điều 296 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

Cầm cố tài sản:Là dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản. Người giữ vật cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố trong thời hạn văn bản cầm cố tài sản có hiệu lực.

13 Ngô Thị Minh Hải về Đại lý thương mại theo LTM 2005

Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Bên thế chấp tài sản phải có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được chuyển dịch quyền tài sản cho người khác trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực pháp lý.

Bảo lãnh tài sản:là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng đã giao kết. Người nhận bảo lãnh phải có tài sản không ít hơn giá trị hợp đồng được bảo lãnh.

Đặt cọc: Là trường hợp một bên giao cho bên kia một tài sản ( tiền, kim khí quý,...) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.

Ngoài những hình thức trên trong Bộ luật dân sự 2015 còn có những hình thức khác như : ký cược, ký quỹ, phạt vi phạm và các hình thức theo thỏa thuận giữa các bên.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)