CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
3.2 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại
3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong đại lý thương mại
Thứ nhất, hiện nay quy định của Luật thương mại 2005 và Luật cạnh tranh đang tồn tại mâu thuẫn xung quanh thỏa thuận ấn định giá bán hàng hóa của các đại lý cho khách hàng và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh và Luật thương mại cần có hướng dẫn áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận ấn
định về giá hoặc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác để đảm bảo được đặt thù của quan hệ đại lý mua bán hàng hóa nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tự do cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, Luật thương mại 2005 nên bổ sung thêm quy định về một số quyền quan trọng của bên đại lý là quyền được bảo vệ quyền sở hữu danh sách khách hàng trong hệ thống phân phối không chỉ trong thời gian HĐ ĐLTM có hiệu lực mà cả một khoảng thời gian hợp lý sau khi các bên đã chấm dứt quan hệ đại lý. Bên đại lý phải tạo dựng một mạng lưới khách hàng trong suốt thời gian làm đại lý cho bên giao đại lý và pháp luật cần bảo vệ quyền sở hữu danh sách khách hàng của họ không chỉ trong thời gian làm đại lý cho bên giao đại lý mà cả trong một khoản thời gian nhất định sau khi HĐ đại lý hết hiệu lực.
Thứ ba, thực tiễn hoạt động đại lý thương mại thời gian qua cho thấy có nhiều trường hợp các bên ký HĐ đại lý ấn định cứng giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ nhưng bên đại lý bán hàng với giá cao hơn giá ấn định.
3.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức đại lý độc quyền
Theo quy định Luật thương mại 2005 vê hình thức đại lý độc quyền thì các bên được phép thỏa thuận, bên đại lý là chủ thể duy nhất được cung ứng một loại hàng hóa và một loại dịch vụ trên một khu vực địa lý nhất định. Trên thực tế, hình thức đại lý độc quyền được sử dụng khá phổ biên, nó đã thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều thương nhân. Việc xác định các thương nhân tham gia hợp đồng đại lý đọc quyền khong nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh thực sự là một vấn đề khó khăn. Pháp luật cạnh tranh cần bổ sung những quy định tiều chuẩn giá rõ ràng hơn để ngăn chặn hình thức đại lý độc quyền gây ảnh hưởng đến cạnh tranh. Luật thương mại cần “thiết ké” thêm quy định về hình thức đại lý độc quyền theo hướng chỉ thừa nhận hình thức đại lý độc quyền khi các bên lựa chọn theo hình thức này mà không vi phạm pháp luật cạnh tranh. Với các quy định pháp luật đầu đủ như vậy sẽ giúp các thương nhân không mất đi cơ hội kinh doanh của mình cũng như đẩm bảo được sự tuân thủ pháp luật được nghiem túc.
3.2.3 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các bên giao đại lý, bên đại lý với bên thứ ba
Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại giữa bên đại lý và bên thứ ba được hình thành sau khi có hợp đòng đại lý và luôn chịu ảnh hưởng của việc thực hiện hợp đồng đại lý. Thông qua hệ thống đại lý, khác hàng tiếp cận sản phẩm của nhà sản xuất và được hưởng các chính sách ưu đãi, giá cả hợp lý. Bên thứ ba là người nhận chuyển giao quyền sở hữu trực tiếp bên giao đại lý, quyền và lợi
đại lý. Mặc dù là những quan hệ pháp lý được xác lập trên cơ sở hợp đồng khác nhau nhưng quyền lợi và nghĩa vụ của bên thứ ba luôn có sự ràng buộc với quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý. Tuy nhiên, pháp luật chỉ mới quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa các bên tỏng hợp đồng đai lý mà chưa có quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên thứ ba khi vi phạm hợp động của một bên trong quan hệ đại lý thương mại hoặc việc chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại làm thiệt hại cho bên thứ ba. Có sự quy định bảo vệ quyền lợi cho bên thứ ba, sẽ tạo tâm lý cho bên thứ ba yên tâm giao dịch vưới bên đại lý.
3.2.4 Hoàn thiện quy định pháp luật về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ĐLTM17
Hợp đồng ĐLTM có hiệu lục bắt buộc vưới bên đại lý và bên giao đại lý. Nhưng trong quá trình các bến thực hiên hợp đồng ĐLTM, có thể xuất hiện những sự kiện dẫn đến việc một bên đơn phương chấm dứt thực hiện HĐ. Khi HĐ chấm dứt, các bên không còn bị ràng buộc bởi các điều khoản HĐ đại lý còn nhiều vướng mắc.
Thứ nhất, theo quy định tại điều 177 của LTM 2005 thì việc chấm dứt HĐDLTM được thực hiện rất dễ dàng: “Nếu không có thỏa thuận khác, các bên có quyền chấm dứt HĐ đại lý bất cứ khi nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết và chỉ được chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày thông báo”. Về bản chất HĐ là sự thỏa thuận có giá trị pháp lý ràng buộc các bên. Quy định này của LTM 2005 đã làm mất đi sự ràng buộc pháp lý đó bởi trách nhiệm thực hiện HĐ của các bên có thể được xóa bỏ sau khi các bên thực hiện thông báo.
Thứ hai, liên quan đế thời hạn thông báo việc chấm dứt HĐ đại lý. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong mọi trường hợp, HĐ đại lý được chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày từ ngày thông báo. Pháp luật của một số nước như Pháo cũng quy định cả bên giao đại lý và bên đại lý dều có quyền đươn phương, chấm dứt HĐ nhưng quy định thời hạn báo trước hợp lý hơn quy định của VN. Thời hạn báo trước là 1 tháng từ năm đầu tiên của HĐ, hai tháng từ năm thứ hai của HĐ, ba tháng kể từ đầu năm thứ ba và các năm tiếp theo. Thời hạn báo trước không được phép ngắn hơn thơi hạn trên nhưng cac bên cso thể thỏa thuận một thời hạn dài hơn với điều kiện thời hạn báo trước của bên giao đại lý khong được ngắn hơn thời hạn báo trước của bên đại lý. Việc quy định các thời hạn báo trước khác nhau đối vưới tưng thời gian khác nhau của quá tình hợp tác giữa bên giao đại lý và bên đại lý phù hợp hơn quy định về một thời hạn báo trước chung cho mọi trường hợp đơn phương chấm dứt HĐ sẽ nhiều hơn và đòi hỏi cần có thời
17 Ngô Thị Minh Hải về Đại lý thương mại theo LTM 2005
gian chuẩn bị nhiều hơn trước khi chấm dứt HĐ để tránh những thiệt hại có thể xảy ra. LTM 2005 của VN nên bổ sung quy định về một khoảng thời hạn báo trước cụ thể.
Thứ ba, quy định về vấn đề bồi thường khi một bên đơn phương chấm dứt HĐ ĐLTM không phù hợp thực tế kinh doanh. LTM 2005 chỉ quy định quyền yêu cầu bồi thường cho bên đại lý nhưng bên giao đại lý cũng cần được sự bảo vệ của pháp luật khi bên đại lý đơn phương chấm dứt HĐ. Bên giao phải giao hàng hoặc tiền cho bên đại lý, đồng thời phải hướng dẫn bên đại lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa như bảo quản chất lượng hàng hóa…Do vậy, khi bên đại lý đơn phương chấm dứt HĐ, bên giao đại lý cũng chịu không ít ảnh hưởng như: hàng hóa giao cho bên đại lý trong thời gian dài không đảm bảo được chất lượng hoặc bên đại lý có ý đồ xấu cố tình không tiêu thụ, tiết lộ bí quyết kinh doanh…LTM 2005 cần bổ sung quy định để bảo vệ quyền lợi cho bên giao đại lý khi bên đại lý đơn phương chấm dứt HĐ. Mặt khác, theo LTM 2005, quyền yêu cầu bồi thường của bên đại lý phát sinh trong mọi trường hợp khi bên đại lý thông báo chấm dứt HĐ, trong trường hợp bên đại lý yêu cầu chấm dứt HĐ thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý. Quy định trên của LTM 2005 không xem xét được trường hợp bên đại lý chấm dứt HĐ do lỗi của bên giao đại lý.
Như vậy, trong trường hợp bên giao đại lý không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận thì bên đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, Khoản 2 điều 177 LTM 2005 quy định về giá trị khoản bồi thường mà bên giao đại lý phải trả cho bên đại lý nếu bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng là mang tính chủ quan, không phù hợp với nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại. Quan hệ đại lý thường diễn ra trong thời gian lâu dài, để xây dựng được mạng lưới khách hàng bên đại lý phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Do đó, nếu bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng trước sẽ gây ra thiệt hại lớn cho bên đại lý. Như vậy, cách xác định giá trị khoản bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiện đại.
3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài trên, em thấy vẫn còn rất nhiều bất cập trong việc thực hiện hợp đồng đại lý. Để có thể hoàn thiện hơn trong vấn đề pháp luật về hợp đồng đại lý em xin đưa ra một số vấn đề sau và mong muốn mọi người có thể nghiên cứu và hoàn thiện những vấn đề này hơn:
Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng đại lý thương mại.
Các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng hiện nay chưa rõ ràng, có nhiều điều gây nhầm lẫn, khó khăn khi áp dụng. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng chưa rõ ràng là điều kiện của hợp đồng hay là một bộ phận phụ của hợp đồng, gây ra sự áp dụng một cách tùy tiện.
Thứ hai: Nghiên cứu và hoàn thiện các chế tài phạt vi phạm hợp đồng đại lý thương mại theo Luật thương mại 2005.
Luật thương mại 2005 tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể, song trong Điều 301 có quy định mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm nhưng trên thực tế thì các hợp đồng đều quy định mức phạt tùy theo thỏa thuận của các bên thường là 10%. Hơn nữa không phải tất cả các mặt hàng khi bị tổn thất đều tính đúng được giá trị của mình. Do vậy, cần đi tìm hiểu và hoàn thiện hơn trong vấn đề phạt vi phạm trong hợp đồng.
KẾT LUẬN
Thông qua quá trình tìm hiểu về pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại ở Việt Nam giúp chúng ta nắm được các vấn đề khái quát nhất liên quan đến hợp đồng đặc biệt là hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Cũng từ quá trình nghiên cứu này chúng ta cũng hiểu rõ hơn sự phát triển của hoạt động kinh doanh và vị trí vai trò của hợp đồng đối với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hiện nay hoạt động đại lý thương mại đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Vì đây được coi là hình thức trao đổi hàng hoá hiện đại, tiện ích khi cả người bán và người mua đều không phải gặp nhau mà vẫn có thể trao đổi được với nhau, thông qua trung gian trực tiếp là các đại lý. Với vai trò là trung gian thương mại các đại lý ngày càng năng động và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Đại lý thương mại với những ưu điểm của mình đang trở thành hoạt động thương mại được ưa chuộng trong nên kinh tế thị trường. Pháp luật đã thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của các hoạt động này đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia bằng các quy định của pháp luật về Đại lý thương mại. Luật thương mại 2005 kế thừa tinh hoa của chế độ luật cũ trên cơ sở sửa đổi bổ sung những quy định linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loại hoạt động này cũng như bảo vệ quyền lợi của thương nhân và bên thứ ba tham gia quan hệ đại lý thương mại.
Vì nhiều lý do, hoạt động ĐLTM được quy định trong nhiều văn bản luật, từ luật chung như BLDS 2015, LTM 2005 đến những luật chuyên ngành ( Bộ luật hàng hải, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật hải quan…) và nằm rải rác tại các văn bản dưới luật. Do không đảm bảo được tính thống nhất giữa luật chung và luật chuyên ngành nên hình thành một hệ thống điều chỉnh không thống nhất trong nội hàm, bản chất, hình thức…Do vậy, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia quan hệ ĐLTM, bên cạnh việc hoàn thiện quy định của LTM về ĐLTM, yêu cầu sửa đổi, bổ sung quy định ĐLTM là rất cần thiết. Nhà nước ta luôn chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về HĐ nói chung và pháp luật ĐLTM nói riêng. Trong thời gian qua, pháp luật Việt Nam đã có nhiều cải thiện trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến HĐ như thống nhất pháp luật điều chỉnh về HĐ, tăng cường bảo vệ quyền tự do HĐ của các chủ thể…Tuy nhiên với các quy định hiện hành điều chỉnh ĐLTM của Việt Nam vẫn còn một số nội dung không thống nhất và đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các bên trong quan hệ ĐLTM. Pháp luật VN cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
các quy định pháp luật về hoạt động ĐLTM một cách linh hoạt và phù hợp cới yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Do điều kiện thực tế không cho phép và thời gian có hạn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài khóa luận chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn giản viên TS.Nguyễn Thành Đức đã giúp tôi hoàn thiện bài khóa luận của mình. Xin chân thành cảm ơn!