SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KON RẪY TÂM Y TẾ HUYỆN KON RẪY

Một phần của tài liệu khao sat hai long nguoi benh noi tru (Trang 57 - 62)

KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NBNT VỚI TTYT

4.1. SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KON RẪY TÂM Y TẾ HUYỆN KON RẪY

4.1.1. Đặc điểm của người bệnh nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy

- Về giới tính: Trong số 220 người khảo sát, có 56,36% NB là nữ; nam giới chiếm 43,64%. Điều này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác, như Đoàn Thị Tuần, bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum với tỷ lệ 55,6%

nữ, 44,4% nam; Cao Hùng Phú bệnh viện huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ 56% nữ, 44% nam [Error! Reference source not found.], Đặng Hoàng Dũ cho tỷ lệ nữ 57% và nam 43% [Error! Reference source not found.]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ nữ luôn luôn cao hơn nam. Phụ nữ thường được mệnh danh là phái yếu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, sức đề kháng với bệnh tật kém hơn nam, họ lại phải mang thai, sinh đẻ, cho con bú…và lo toan nhiều việc trong nhà nên đối tượng này tye lệ mắc bệnh thường cao hơn. Vì thế Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em thông qua các chính sách ưu đãi đặc biệt. Đối với người bệnh cũng vậy, các cơ sở y tế nên có những ưu tiên đối với người bệnh là nữ như bố trí nhà vệ sinh thuận tiện, được khám trước…

- Về độ tuổi: Tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm 23,64% NB trong độ tuổi này cơ bản là người lao động chính trong từng hộ gia đình và của cộng đồng; nhóm tuổi từ 18-20 là thấp nhất chiếm 5,46%.

Như vậy độ tuổi từ 20-59 chiếm 80%, đây là độ tuổi lao động, độ tuổi này do thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ mắc bệnh cao cũng là điều bình thường. Độ tuổi hết khả năng lao động (>60 tuổi) chiếm tỷ lệ thấp hơn

(14,55%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Tuần, Kon Tum (87,5% và 12,5%); Nguyễn Thị Luyến, Quảng Trị (72,8% và 27,2%) [Error! Reference source not found.]; Nguyễn Đồng Lê nghiên cứu ở bệnh viện Tây Hòa, Phú Yên, tỷ lệ này là 82% và 18%; Cao Hùng Phú nghiên cứu tại bệnh viện huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh 62% và 38% [Error! Reference source not found.].

- Về dân tộc: Có 47,73% là người dân tộc thiểu số. Khác biệt với các nghiên cứu khác, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Luyến tại Quảng Trị, người bệnh là dân tộc kinh chiếm 95,3%, các dân tộc khác chiếm 4,7% [Error! Reference source not found.]. Nguyễn Thị Toán nghiên cứu tại Trung tâm hô hấp, bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ người kinh 95%, thiểu số 5% [Error! Reference source not found.]. Điều này phù hợp với tình hình dân số của Kon Rẫy có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số (khoảng 80%). Khi tiếp nhận đối tượng người dân tộc thiểu số, bệnh viện cần làm tốt công tác hướng dẫn các nội quy, quy định chung của bệnh viện. Việc bất đồng ngôn ngữ, việc mang các phong tục tập quán vào trong bệnh viện.

- Về trình độ học vấn: Tỷ lệ NB có trình độ học vấn tiểu học chiếm 27,4% là cao nhất; nhóm có trình độ mức trung học chiếm 24,8%; trình độ phổ thông trung học chiếm 15,8%; có 0,8% NB không biết chữ và 3,8% trình độ cao đẳng/trung học chuyên nghiệp, 4,8% đại học; 0,2% NB có trình độ trên đại học. Nghiên cứu của Đoàn Thị Tuần, Kon Tum, Có 4% số người được phỏng vấn mù chữ, còn lại số người trình độ THCS (32,6%) và THPT (30,9%);

Nguyễn Thị Luyến tại Quảng Trị cũng cho tỷ lệ trung học phổ thông 27,5% và trung học cơ sở là 24,9%, đối tượng mù chữ chiếm 2,3%; Nghiên cứu của Cao Hùng Phú tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ THCS chiếm 33,3%, tiểu học trở xuống là 30,5%; Nghiên cứu của Phạm Văn Chuyên tại Quảng Nam cho tỷ lệ tiểu học chiếm 62%, mù chữ 2,5% [Error! Reference source not found.], [Error! Reference source not found.], [Error! Reference source not

found.]. Điều này cũng có thể lý giải rằng, những người có trình độ học vấn cao, họ quan tâm tới sức khỏe của mình và điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, phòng bệnh tốt hơn nên họ ít mắc bệnh hơn. Do vậy, chính sách phổ cập giáo dục tiểu học, xoá tỷ lệ mũ chữ, nâng cao dân trí ở các vùng sâu vùng xa là một chủ trương đúng đắn trên mọi phương diện.

4.1.2. Sự hài lòng của người bệnh nội trú

Điểm trung bình hài lòng của NBNT ở các phần cụ thể như sau:

Phần A (khả năng tiếp cận) 4,38 điểm đây là phần có điểm cao nhất;

hầu hết bệnh nhân hài lòng về sự minh bạch của Trung tâm. Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Tuần (2016) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho thấy điểm trung bình hài lòng về chỉ số tiếp cận là 3,48 điểm [26]. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế; và cho thấy đơn vị đã quan tâm, đầu tư cơ sở, trang thiết bị nhằm mục đích cho bệnh nhân có được tiếp cận một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.

Phần B (sự minh bạch thông tin và thủ tục KB, điều trị) 4,33 điểm; hầu hết bệnh nhân hài lòng về sự minh bạch của Trung tâm. Việc minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh là cần thiết; giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nắm bắt thông tin; giảm thời gian chờ đợi,… từ đó tạo sự hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại Trung tâm. Thực tế đơn vị đã làm tốt vấn đề minh bạch thông tin, hướng dẫn, giải thích tư vấn trước khi làm thủ thuật, kỹ thuật, dùng thuốc cho người bệnh. Kết quả này khác với nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Tuần (2016) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum khi cho thấy điểm trung bình về sự hài lòng của người bệnh nội trú ở tiêu chí này là khá thấp 3,76 điểm [27].

Phần C (cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ NB) 4,1 điểm là thấp nhất. Đây là thực trạng hiện tại của bệnh viện huyện chúng tôi. Hệ thống

buồng bệnh lạc hậu, không phù hợp với tiêu chuẩn về số giường bệnh so với diện tích buồng bệnh theo quy định. Theo thiết kế ban đầu bệnh viện được xây dựng với quy mô 55 giường. Tuy nhiên, hiện tại số giường thực kê lên đến 100 giường, số giường bệnh trong diện tích buồng bệnh vượt quy định do phải kê thêm giường, thậm chí chúng tôi phải tận dụng các sảnh chờ của người bệnh để kê thêm giường (đặc biệt là vào thời điểm giao mùa). Nhà vệ sinh thiết kế không phù hợp, không đảm bảo khô, thoáng. Hơn nữa tình trạng người bệnh là dân tộc thiểu số thường có nhiều người thân đi nuôi cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh của người bệnh và người nhà còn hạn chế đã làm cho chất lượng các nhà vệ sinh kém.

Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Tuần (2016) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum khi cho thấy điểm trung bình về sự hài lòng của người bệnh nội trú ở tiêu chí này là khá thấp 4,21 điểm [28].

Sự sạch sẽ của nhà vệ sinh bệnh viện thực sự là một vấn đề đáng quan tâm đối với tất cả các bệnh viện. Nhà vệ sinh bệnh nhân là nỗi lo lắng của nhiều người bệnh nội trú. Bởi vì nhiều người bệnh cùng sử dụng, nếu nhà vệ sinh không sạch sẽ sẽ làm cho môi trường khu vực buồng bệnh bị ô nhiễm, nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện là rất cao. Hiện nay tiền giường bệnh đã được tính đúng, tính đủ, người bệnh phải trả tiền ngày giường điều trị tương đối cao, nên việc các cơ sở y tế đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình vệ sinh và đảm bảo đủ nước uống, nước sinh hoạt cho người bệnh là một trong những mục tiêu không khó đạt. Chính vì thực tế trên, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 phê duyệt kế hoạch triển khai cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp. Kế hoạch này nhằm mục đích xây dựng môi trường bệnh viện đạt tiêu chuẩn đẹp như công viên, sạch như khách sạn. Theo kế hoạch đó, nội dung sạch được đề cập gồm: Toàn bộ khuôn viên cơ sở y tế, các

khoa/phòng, buồng bệnh, nhà vệ sinh, đường đi sạch sẽ; có đầy đủ nước ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh; có đủ nhà vệ sinh, bồn rửa tay và xà phòng, dung dịch rửa tay cho người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế.

Phần D (thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của NVYT) 4,27 điểm.

Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Tuần (2016) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho thấy điểm trung bình hài lòng về thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của NVYT là 3,62 điểm. So với tất cả các tiêu chí khác thì đây là tiêu chí có tỷ lệ hài lòng tương đối cao. Thái độ và hành vi của NVYT trong chăm sóc BN ảnh hưởng rõ nét lên cảm nhận của những người bệnh. Bên cạnh đó, đơn vị chúng tôi thường xuyên phổ biến cho NVYT về quy tắc ứng xử và phương châm lấy người bệnh làm trung tâm. Do vậy, việc duy trì và cải tiến mối quan hệ BN với nhân viên y tế được đơn vị chú trọng hàng đầu. Tại bệnh viện chúng tôi, qua tổng hợp các ý kiến góp ý của người bệnh và người nhà người bệnh tại các kênh đường dây nóng, hộp thư góp ý, họp Hội đồng người bệnh… thì thấy số thư khen của người bệnh về tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế có phần tăng lên. Tuy nhiên vẫn còn một số người bệnh không hài lòng với cách ứng xử, lời ăn tiếng nói của một số Bác sĩ, điều dưỡng. Bệnh viện chúng tôi cần phải tăng cường tác động về mặt giáo dục y đức bằng các biện pháp học tập về kỹ năng giao tiếp ứng xử, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và các biện pháp song song với thi đua khen thưởng, động viên khích lệ nhân viên làm tốt. Áp dụng các biện pháp cải tiến môi trường làm việc tại BV có thể là một chiến lược chi phí thấp nhằm cải thiện an toàn và chất lượng trong chăm sóc y tế nội viện và làm tăng hài lòng BN.

Phần E (kết quả cung cấp DV) 4,27 điểm. Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Tuần (2016) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho thấy điểm trung bình hài lòng về kết quả cung cấp DV là 3,47 điểm.

Trong năm 2019 và năm 2020 được sự quan tâm đầu tư của Sở Y tế, đơn vị được trang bị máy móc hiện đại như: Máy nội soi Tai-Mũi-Họng; Máy siêu âm 4D; Máy X-quang kỹ thuật số; Máy xét nghiệm tự động. Việc trang bị máy móc hiện đại góp phần giảm bớt sự chờ đợi của người bệnh trong quá trình tham gia khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó, việc triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn được tiếp cận dịch vụ tương đối thuận lợi. Giảm bớt tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến trên.

Có 73%% NB khẳng định chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người khác đến KCB tại TTYT huyện Kon Rẫy. Có 27% NB trả lời có thể quay trở lại khi có nhu cầu tương tự. Có 0% NB khẳng định chắc chắn sẽ không bao giờ quay trở lại, không muốn quay lại nhưng ít có lựa chọn và muốn chuyển tuyến sang bệnh viện khác.

Một phần của tài liệu khao sat hai long nguoi benh noi tru (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)