2. Giải pháp phát triển thị trường nông sản
2.2. Các giải pháp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp
- Các giải pháp về tổ chức thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam; tăng sức mua trên thị trường nông thôn. Tổ chức thị trường nông sản hàng hoá cần bắt đầu từ sản xuất vì nông sản tiêu thụ chậm có nguyên nhân chất lượng thấp, không đồng đều, sản xuất phân tán, công nghiệp chế biến và công nghệ bảo quản sau thu hoạch kém, giá thành cao. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cần tiến hành các giải pháp cụ thể về:
+ Quy hoạch sản xuất
+ Công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch
+ Định hướng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp
Ngoài ra, vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống chính sách để tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá cũng đóng vai trò quan trọng. Cơ sở hạ tầng là hệ thống chợ và các trung tâm thương mại - dịch vụ, hệ thống kho bảo quản - dự trữ..., vì chúng liên quan trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ nông sản hàng hoá và cung ứng hàng hoá - vật tư ở khu vực nông thôn cũng như ở các vùng sản xuất nông sản tập trung.
- Liên kết với các đơn vị sản xuất để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định.
Quy hoạch và phân vùng sản xuất theo điều kiện tự nhiên, điều kiện sản sản xuất và phong tục tập quán của người sản trong vùng đó. Từ đó xác định rõ nguồn hàng nào là phù hợp với điều kiện của vùng để tiến hành sản xuất. Có thể giao giống cho đơn vị sản xuất, hỗ trợ hoặc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như: phân bón, vốn,… Như vậy công ty sẽ kiểm soát và điều chỉnh được chất lượng, đặc tính của nguồn hàng theo yêu cầu của xuất khẩu. Ngoài ra cần tổ chức thu gom nguồn hàng tại các cơ sở của công ty gần nhất trong vùng.
Muốn mở rộng thị trường cần phải tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong cơ chế thị trường hiện nay, đặc biệt là trên thị trường thế giới sức cạnh tranh có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trước hết công ty cần xác định được sản phẩm cần cung ứng, phù hợp với nhu cầu và tập quán người tiêu dùng, sẵn sàng tung ra những sản phẩm thay thế khi mà sản phẩm không còn phù hợp nữa. Sản phẩm thay thế có thể là sản phẩm mới hoàn toàn hoặc là sản phẩm được cải tiến trên cơ sở khắc phục những nhược điểm của sản phẩm cũ.
Hạ giá thành sản xuất cũng là một vấn đề rất quan trọng. Sản phẩm cạnh tranh ngoài chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú thì mức giá phù hợp là nhân tố ảnh hưởng lớn để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hay không mua. Hiện nay tham gia vào thị trường xuất khẩu thế giới thì giá thành rất cao, cao hơn một số các nước khác. Vì vậy, công ty đã chịu nhiều thua thiệt trong hoạt động xuất khẩu. Công ty nên áp dụng biện pháp hạ giá thành sản phẩm sau đó xác định cho mình một mức giá xuất khẩu hợp lý đem lại lợi ích cao nhất cho công ty. Cần thực hiện các biện pháp:
+ Quy hoạch vùng nguyên liệu để chủ động thu mua. + Giảm tỷ lệ hao hụt, lãng phí trong quá trình chế biến.
+ Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, có chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích công nhân sử dụng tiết kiệm.
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing: Công ty có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: quảng cáo trên ti vi, tạp chí, báo… Nội dung quảng cáo phải hấp dẫn đầy đủ để thu hút người tiêu dùng muốn sử dụng sản phẩm. Sử dụng các hệ thống gửi thư điện tử, fax đến các công ty quốc tế để chào hàng. Thực hiện các hoạt động khuyến mại, tặng quà, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho những khách hàng lâu năm, mua hàng với khối lượng lớn hoặc khách hàng thanh toán ngay…