Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu ra cho thị trường nông sản Việt Nam (Trang 27 - 32)

2. Giải pháp phát triển thị trường nông sản

2.3.1. Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung

Trên cơ sở các tài liệu điều tra cơ bản, đánh giá lợi thế của các vùng sinh thái để quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn tạo cơ sở nguyên liệu vững chắc cho phát triển công nghiệp chế biến. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu tập trung là cơ sở để quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến nông sản, bảo đảm gắn bó giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến nguyên liệu, nâng cao hiệu quả của cả sản xuất và chế biến

nông sản.

Thực tế cho thấy, việc phát triển nông nghiệp phân tán, manh mún như hiện nay đã gây bất lợi cho cả sản xuất và chế biến. Trong khi nhiều doanh nghiệp chế biến thiếu nguyên liệu, thì nông dân lại gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ nông sản sản xuất ra do nông sản đó không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của chế biến công nghiệp. Từ đó, việc hình thành các vùng nguyên liệu tập trung cũng là điều kiện để ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào trồng trọt và chăn nuôi, thay thế các loại cây trồng, vật nuôi cũ không đáp ứng tốt yêu cầu chế biến và tiêu dùng bằng những giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt và giá thành rẻ.

2.3.2. Đa dạng hoá các nguồn vốn bảo đảm các điều kiện phát triển công nghiệp chế biến nông sản:

Công nghiệp chế biến nông sản có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, song không thuộc loại ngành then chốt. Bởi vậy, định hướng đầu tư phải thể hiện được tư tưởng “phân công” đầu tư rõ ràng và hợp lý, bảo đảm phát huy được sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết vấn đề kinh tế phức tạp này, tránh tình trạng Nhà nước ôm đồm thực hiện đầu tư phát triển doanh nghiệp chế biến khi nguồn lực tài chính hạn hẹp.

Việc huy động các nguồn vốn cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu có thể thực hiện theo bước sau đây:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác và phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung (hệ thống đường giao thông, thủy lợi, mạng lưới điện, hệ thống trạm trại giống).

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng và sản xuất của các cơ sở chế biến nông sản (hạ tầng các khu công nghiệp hoặc các cụm công nghiệp tập trung, giao thông, cấp thoát nước, mạng lưới điện...)

- Dành nguồn vốn thoả đáng cho thực hiện công tác khuyến nông nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nguyên liệu...

Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư không hạn chế để phát triển vùng nguyên liệu và phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu.

Xúc tiến mạnh mẽ hơn quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hiện có trong ngành chế biến nông sản. Đây là cách thức quan trọng để huy động các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, hiện đại hoá công nghệ chế biến, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. .

2.3.3. Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu

Khai thông thị trường tiêu thụ là điều kiện quan trọng hàng đầu cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt, tạo cơ hội mở rộng phạm vi thị trường, mặt khác, cũng tạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Những vấn đề quan trọng cần quan tâm nghiên cứu giải quyết là:

- Hình thành chính sách thị trường ở tầm quốc gia cho hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đánh giá lợi thế của hàng nông sản Việt Nam, đặc điểm và xu thế vận động của thị trường nông sản thế giới, cần định hình rõ những thị trường trung tâm cho mỗi loại nông sản và các chính sách thích ứng để thâm nhập và củng cố chỗ đứng của hàng nông sản chế biến trên thị trường. - Cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến các dự báo trung hạn và dài hạn để có sự điều chỉnh sản xuất và điều chỉnh chính sách thích hợp. Phát huy vai trò tích cực và chủ động của các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin thị trường và trong vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các chủ thể kinh tế nước ngoài.

- Thiết lập và mở rộng các quan hệ liên kết trong xuất khẩu nông sản chế biến. Sự phối hợp giữa các chủ thể sản xuất nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu với nhau là cách thức quan trọng nâng cao khả năng ứng phó với các áp lực cạnh tranh của các chủ thể kinh tế nước ngoài trong các quan hệ thương mại quốc tế.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản chế biến bằng những hình thức đa dạng: tham gia các hội chợ... triển lãm quốc tế; quảng bá sản phẩm trên các thị trường truyền thống và thị trường mới; xây dựng thương hiệu nông sản chế biến; phối hợp hoạt động giới thiệu nông sản chế biến với hoạt động du lịch.../.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản ở một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay là việc làm vừa cấp bách, vừa lâu dài phải gắn liền trong tổng thể chiến lược xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH-HÐH nông nghiệp và nông thôn.

Cùng với việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện thâm canh tăng năng suất. Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi vào đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ trang trại, các hộ nông dân đã có sự chủ động trong khâu sản xuất và khâu tiêu thụ để đem sản phẩm của mình làm ra đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều sản phẩm nông sản lưu thông trên thị trường có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn ra khắp thế giới. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ là điều kiện then chốt để đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho nông dân.

Trong những năm đổi mới, cùng với nhịp độ phát triển nhanh của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển nhanh, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, tự tin bước vào hội nhập thị trường nông sản quốc tế. Tuy nhiên vấn đề đầu ra trên thị trường nông sản còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời và triệt để. Để sản phẩm nông sản ngày càng có vị thế vững chắc trên thị trường cần có chú ý hơn nữa đến chất lượng sản phẩm và vấn đề hoàn thiện thị trường.

Thị trường nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Do vậy, hội nhập hoàn toàn và đúng lộ trình thời gian là đòi hỏi bắt buộc của đổi mới cơ chế thị trường cho phát triển nông nghiệp hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp.

2. Giáo trinh Kinh tế nông nghiệp.

3. Giáo trinh Marketing nông nghiệp.

4. Trang web: www.agroviet.gov.vn/, www.vietnamnet.vn/.

5. Trang web: www.rauhoaquavietnam.vn/.

6. Trang web: www.vietlinh.com.vn và một số trang web khác.

7. Thông tấn xã Việt Nam.

8. Thời báo kinh tế Việt Nam 4/2005.

9. Thời báo kinh tế Sài Gòn.

10.Niên giám thống kê 2004, 2005.

11.Báo đầu tư 14/4/2004.

12.Sách: “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu”.

13.Luận văn tốt nghiệp K45 về “Thực trạng và chiến lược phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Công ty chế biến và xuất khẩu nông sản Việt Nam”.

14.Báo “ Thị trường” số ra 9/2005,7/2006.

MỤC LỤC

Lời mở đầu...1

Chương 1: Cơ sở lý luận thị trường nông sản...2

1. Khái niệm, đặc điểm thị trường nông sản...2

1.1 Các khái niệm...2

1.1.1. Thị trường, thị trường nông sản...2

1.1.2. Sản phẩm và lợi ích sản phẩm...3

1.2. Bản chất và chức của thị trường nông sản...3

1.2.1. Bản chất của thị trường nông sản...3

1.2.2. Chức năng của thị trường nông sản...4

2. Đặc điểm thị trường nông sản...5

Chương 2: Phân tích thực trạng thị trường đầu ra cho nông sản Việt Nam...7

1. Thực trạng về thị trường tiêu thụ một số nông sản chủ yếu Việt Nam ...7

1.1. Thị trường tiêu thụ lúa...8

1.2. Thị trường cà phê...9

1.3. Thị trường chè...10

1.4. Thị trường thủy sản...11

1.5. Thị trường cao su...11

1.6. Thị trường rau quả...11

1.7. Thị trường hạt tiêu...12

1.8. Thị trường hạt điều...12

2. Những vấn để tồn tại trên thị trường nông sản...12

3. Hướng tác động của thị trường đầu ra nông sản Việt Nam...15

3.1. Xu hướng chính trong phát triển thị trường nông sản nội địa...15

3.2. Sự tác động của thị trường thế giới đến thị trường nông sản trong nước ...16

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường nông sản...19

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường nông sản.19 1.1. Nhóm nhân tố thị trường...19

1.2. Nhóm nhân tố về csvc-KT và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...20

1.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô...20

2. Giải pháp phát triển thị trường nông sản...21

2.1. Các định hướng và giải pháp của cơ quan quản lý Nhà nước...21

2.2. Các giải pháp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp...25

2.3. Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến mặt hàng nông sản...26

2.3.1. Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung...27

2.3.2. Đa dạng hóa các nguồn vốn bảo đảm các điều kiện phát triển công nghiệp chế biến nông sản...27

2.3.3. Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu...28

Kết luận... 29

Danh mục tài liệu tham khảo...30

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu ra cho thị trường nông sản Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w