Đồng Euro và bệ phóng cho thương mại nội khối

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU VÀ SỰ RA ĐỜI ĐỒNG EURO (Trang 21 - 25)

I. Những tác động của đồng Euro đối với nền kinh tế toàn cầu

2.1. Đồng Euro và bệ phóng cho thương mại nội khối

Việc sử dụng đồng Euro trong hoạt động thương mại nội khối đã và đang đem lại những hiệu quả cụ thể cho các thành viên trong khối như sau:

- Đầu tiên và dễ thấy nhất, việc sử dụng đồng Euro giúp giảm thiểu tối đa chi phí chuyển đổi trong thương mại nội khối so với trước đây khi mà việc thanh toán giữa các quốc gia trong khối chủ yếu được thực hiện bằng đồng Mark Đức, Franc Pháp, bảng Anh và phần lớn là đồng USD. Theo tính toán, loại bỏ chi phí chuyển đổi các đồng tiên giữa các quốc gia trong khu vực có thể tiết kiệm từ 0.5% đến 1% GDP của EU. Việc tiết kiệm chi phí giao dịch sẽ đem lại tính cạnh tranh cao hơn cho ang hóa của các nước thành viên, thúc đẩy quy mô thương mại nội khối và ngoại khối trong tương lai.

- Sử dụng đồng Euro góp phần giúp quan hệ thương mại nội khối trở nên an toàn hơn nhờ tránh được các rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái. Theo đánh giá của Ủy ban Châu Âu, nếu rủi ro hối đoái giảm khoảng 0.5% thì GDP của EU sẽ ang từ 5% đến 10% trong dài hạn.

Sử dụng đồng Euro sẽ loại bỏ rủi ro ngoại hối ước tính 0.33%GDP/năm.

- Do tiết kiệm được chi phí chuyển đổi và tránh được rủi ro tỷ giá hối đoái, quan hệ thương mại giữa các thành viên trong khối sẽ được được mở rộng, qua đó nâng cao vị thế của EU trong các hoạt động thương mại toàn cầu. Guồng máy vận hành kinh tế của EU rõ ang đã được trơn tru hơn rất nhiều từ sau khi đồng Euro ra đời. Giá cả ổn dịnh, chi phí giao dịch rẻ, tỷ giá hối đoái được kiểm soát chặt chẽ đã giúp xóa bỏ các rào cản thương mại nội khối. Cạnh tranh nội khối giờ đây trở nên gắt gao hơn khi mặt bằng luân chuyển các yếu tố sản xuất được san phẳng, gia ang hóa dần trở nên đồng nhất và điều này sẽ dẫn đến một cuộc cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ang hóa trong tương lai. Thị trường ang hóa chất lượng cao của EU sẽ ngày càng có ảnh hướng to lớn trong quan hệ thương mại quốc tế.

- Đồng Euro ra đời tạo điều kiện thành lập một thị trường Châu Âu thống nhất, tạo ra thế đa cực trong hợp tác thương mại toàn cầu. Đồng Euro ra đời cùng với việc các nước EU và các nước trong hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) ký kết thành lập “không gian kinh tế Châu Âu – EEA” đã tạo ra một thị trường Châu Âu với không gian trải dài từ Bắc Cức đến Địa Trung Hải, từ Đại Tây Dương đến Trung Âu. Một Châu Âu thống nhất sẽ tạo ra thế đối

chọi vững chắc với vành đai kinh tế Bắc Mĩ , Apec và thúc đẩy mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

2.2. Đồng Euro và bệ phóng cho thương mại ngoại khối

Một trong những lý do dẫn đến các tiên đoán về vị trí thống trị của đồng Euro trong tương lại xuất phát từ quy mô thương mại đứng đầu thế giới của EU cũng như vị trí của EU trong nền thương mại toàn cầu thông qua các hội nghị cấp khu vực. Điều này góp phần dẫn đến sự bành trướng của đồng Euro khi các quốc gia ngoài khối đặt mối quan hệ thương mại với EU, đặt biệt là ở các khu vực:

- Đồng Euro sẽ được sử dụng rộng rãi ở Trung và Đông Âu nơi các quốc gia đã có truyền thống quan hệ buôn bán chặt chẽ với EU. Đây cũng là khu vực có nhiều ứng cử viên sẽ gia nhập EU, do vậy, các nước này sẽ nhanh chóng chuyển sang gắn đồng tiền của họ vào nền kinh tế EU. Mặt khác, quan hệ thương mại mật thiết với khu vực này cũng giúp EU mở rộng quy mô thị trường Châu Âu, thận dụng những lợi thế so sánh để thúc đẩy quan hệ buôn bán.

- Đối với khu vực Châu Phi, nơi nhiều nước là thuộc địa của Pháp và sử dụng đồng Franc Pháp, các quốc gia ở đây vốn có nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với Pháp và do đó, trong tương lai, các nước Châu Phi cũng sẽ sử dụng đồng Euro.

- Đối với khu vực Châu Á, cùng với diễn đàn Á – Âu (Asem), quan hệ thương mại giữa Châu Á và EU sẽ ngày càng được mở rộng. Điều này sẽ tạo ra áp lực đối với Châu Á trong việc sử dụng đồng Euro trong thanh toán quốc tế. Xuất khẩu Châu Á sang Châu Âu sẽ dễ dàng hơn do các quốc gia Châu Á không phải tập trung vào các đồng tiền khác nhau ở các thị trường khác nhau như trước đây.

- Đối với các nước đang phát triển, đồng Euro đem lại cơ hội giảm bớt sự phụ thuộc của các quốc gia này đối với Mĩ. Các nước đang phát triển sẽ tiết kiệm tối đa chi phí thương mại do chỉ phải dự trữ một đồng tiền chung duy nhật, tránh được những rủi ro hối đoái do đồng USD gây ra. Chính những lý do này đã tạo thuận lợi cho quan hệ thương mại Eu và các nước phát triển.

3. Tác động của đồng Euro đến thị trường đầu tư thế giới

Đồng Euro ra đời đã đem lại những lợi ích trong việc thu hút đầu tư, mớ rộng sản xuất cho các nước EU như sau:

- Đồng Euro đem lại lòng tin cao độ các cho nhà đầu tư bởi nó được kiểm soát bởi một ngân hàng Châu Âu độc lập với mục tiêu bình ổn giá cả và ổn định tỷ giá hối đoái. Do đó, tổng nhu cầu trong nội bộ khối EU cũng sẽ tăng lên, kích thích sản xuất và đầu tư, lưu thống vốn và hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Mặt bằng luân chuyển các yếu tố được san lấp nhờ mức lạm phát và lãi suất thấp của các nước thuộc khu vực đồng Euro làm tăng tính cạnh tranh của các công ty và khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất.

- Việc giảm thiểu chi phí giao dịch ngoại tệ làm tăng sức hấp dẫn của thị trường EU, thu hút việc chuyển đổi đầu tư vào khu vực này. Các công ty xuyên quốc gia của Mĩ và Nhật Bản cũng đã tăng cường đầu tư vào EU trong các ngành nghệ công nghệ cao và thâm dụng vốn lớn.

Đối với các nước và khu vực khác, hiện tại đồng USD vẫn là đồng tiền chính trong lựa chọn của các quốc gia ngoài khối EU phần lớn là do tâm lý và thói quen sử dụng đồng USD trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với sự trướt dốc đều đặn của đồng USD cùng với việc Châu Âu không ngừng mở rộng các quan hệ thương mại ngoại khối, đặc biệt là nhóm nước đang phát triển, đồng Euro ngày càng khẳng định được vị thế của mình và thực tế đã đem lại cho các doanh nghiệp EU sự chủ động trong kinh doanh và tránh được sự phụ thuộc vào đồng USD.

Sự ra đời của đồng Euro còn giúp phục hồi đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2002, cùng với sự lưu hành đồng Euro, việc mua bán và hợp nhất các công ty đa quốc gia trở nên sôi động trở lại, thị trường cổ phiếu cũng có dấu hiệu hồi phục. Điều này đã giúp vực dậy FDI toàn cầu thoát khỏi tình trạng suy thoái, đặc biệt ở nhóm các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU VÀ SỰ RA ĐỜI ĐỒNG EURO (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w