EU và Mĩ vốn có truyền thống quan hệ hợp tác thương mại chặt chẽ và sâu rộng. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Mĩ và EU chiếm tới 4% GNP của EU. EU cũng là khu vực nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất của Mĩ và phần lớn đầu tư ra nước ngoài của EU cũng tập trung vào Mĩ. Do vậy, đồng Euro ra đời chắc chắn sẽ tác động nhiều mặt lên nền kinh tế Mĩ.
1.1.Tác động tích cực
Một Châu Âu thông nhất với guồng máy kinh tế vận hành trơn tru nhờ sự bôi trơn của đồng Euro không chỉ mang lại lợi ích cho các nước EU mà còn cho cả các công ty Mĩ đang
hoạt động ở khu vực này, thúc đẩy họ đầu tư nhiều hơn vào Châu Âu, và do vậy đem lại cho Mĩ những chiều hướng có lợi như sau:
- Do được hưởng ưu đãi về giá cả, lạm phát thấp, chi phí giao dịch ngoại hối ít tốn kém, các doanh nghiệp Mĩ hoạt động ở EU sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn, đóng góp một phần không nhỏ và ang trưởng kinh tế Mĩ.
- Vì EU sử dụng đồng Euro làm công cụ để điều tiết và ổn định nền kinh tế nên nếu đồng Euro ổn định sẽ đem lại sự phồn vinh cho Châu Âu, đồng thời cho cả nền kinh tế Mĩ dựa vào mối quan hệ thương mại chặt chẽ và cạnh tranh quyết liệt giữa Mĩ và EU.
- Một thị trường tiền tệ quốc tế lớn mạnh và ổn định sẽ đem lại lợi ích cho cả cộng đồng thế giới. Sự ra đời của đồng Euro chính là minh chứng cho nhận định này. EU và Mĩ sẽ cùng chia sẻ với nhau lợi ích có được từ việc sở hữu đồng Euro. Trước khi đồng Euro ra đời, dù đồng USD chiếm một tỷ trọng rất lớn trong hoạt động thương mại và trên thị trường ngoại hối nhưng chỉ chiếm gần 18% xuất khẩu của thế giới. Tài khoản vãng lai của Mĩ luôn có chiều hướng thâm hụt dẫn đến sự mất cân đối giữa vị trí thương mại của Mĩ và vị trí của đồng USD. Đồng Euro ra đời giúp Mĩ lấy lại cân bằng giữa mức độ sử dụng tiền tệ với tỷ trọng thương mại, qua đó tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế vĩ mô và hợp tác tiền tệ quốc tế, giảm biên bộ dao động tỉ giá hối đoái.
1.2 Tác động tiêu cực
Sự ra đời của đồng Euro đem đến những tác động tiêu cực lên nền kinh tế Mĩ như sau:
- Đồng Euro ra đời và nổi lên như một thế lực mới trong hệ thống tiền tệ thế giới, thách thức vị trí đồng tôn của đồng USD cũng như làm mất đặc quyền của Mĩ trong việc áp đặt tỷ giá hối đoái của đồng USD tùy tiện theo lợi ích vị kỉ của Mĩ. Trong một thời gian dài, Mĩ đã hưởng lợi từ việc đồng USD là đồng tiền dự trữ chủ yếu của thế giới. Đứng ở địa vị phát hành đồng USD, Mĩ có thể gia tăng lạm phát để giảm dần các khoản nợ Nhà nước bằng đồng USD. Mĩ cũng có thể trả lãi thấp hơn đối với các khoản nợ này. Mĩ còn có lợi thế tài trợ các khoản thâm hụt tài khoản vãng lai bằng chính đồng tiên bản tệ của mình do đồng USD là đồng tiền chủ đạo trong thanh toán quốc tế. Với sự ra đời của đồng USD, Mĩ sẽ phải cân
nhắc thật kĩ trước khi sửa đổi một cách độc đoán tỷ giá của đồng USD bởi lẽ giờ đây, Euro đã trở thành địch thủ đối trọng của đồng USD trong thị trường vốn quốc tế.
- Đồng Euro ngày càng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi quốc tế và trong dự trữ ngoại hối. Sự phát triển lớn mạnh của đồng Euro chắc chắn sẽ làm suy yếu vị trí độc tôn của đồng USD. Nếu xu hướng này tiếp tục tiếp diễn, đồng Euro mạnh lên ngang hàng với đồng USD thì thế giới sẽ quy sang cất trữ đồng Euro, bán tháo đồng USD và gây ra những tổn thất to lớn cho kinh tế Mĩ.
- Đồng Euro ra đời cũng giúp EU tăng cường sức cạnh tranh quốc tế và chia sẻ quyền lực thống trị thế giới của nền kinh tế Mĩ. Hàng năm, Mĩ vẫn thu lợi từ số lượng đồng USD lưu hành bên ngoài nước Mĩ. Do vậy, khi đồng Euro ra đời, tổng giá trị sản xuất trong nước Mĩ có thể bị tổn thất một phần.
- Đồng Euro cũng sẽ làm ảnh hưởng đến buôn bán của Mĩ. Việc san phẳng mặt bằng luân chuyển các yếu tố sản xuất nhờ nền kinh tế vận hành dưới một đồng tiền chung duy nhất đã giúp hàng hóa khu vực EU có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế nhờ hạ thấp giá cả và nâng cao chất lượng. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mĩ đối với EU, thậm chí với cả những nước khác, làm cho thâm hụt của Mĩ với EU và các nước khác có chiều hướng tăng lên.
- Mĩ cũng sẽ qua rồi cái thời mặc nhiên can thiệp vào tỉ giá hối đoái. Nếu tỷ giá quá cao với đồng USD sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mĩ còn nếu quá thấp sẽ xảy ra hiện tượng bán tháo đồng USD để quay sang dự trữ và buôn bán bằng đồng Euro. Với ảnh hưởng ngày càng lớn của đồng Euro, Mĩ sẽ phải trở lại đàm phán với Châu Âu trên lĩnh vực kinh tế và tiền tệ bị gián đoạn từ năm 1971.
- Khi đồng Euro ra đời, vấn đề quyền đại diện của khu vực đồng Euro tại các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, WTO ngày càng được củng cố. Tổng số vốn đóng góp của các nước khu vực đồng Euro tại các tổ chức tài chính này cũng xấp xỉ Mĩ và có thể vượt cả Mĩ, do vậy, EU có thể hạn chế sự áp đảo của Mĩ trong việc bỏ phiếu quyết định các vấn đề tài chính tại các tổ chức này.
2. Tác động của đồng Euro đối với các nền kinh tế châu Á 2.1 Tích cực
- Xuất khẩu châu Á sang châu Âu dễ dàng hơn do chỉ còn một đồng tiền chung thống nhất, cơ hội xuất khẩu cũng ổn định hơn vì châu Âu muốn duy trì tỉ lệ lạm phát thấp. Các nước Châu Á giảm được các chi phí thương mại với khu vực EU, từ đó thúc đẩy tăng trưởng sang khu vực châu Á.
- Đồng Euro sử dụng nhiều có thể làm cho đồng USD yếu đi, tạo điều kiện cho các đồng tiền Châu Á gia tăng giá trị, tránh được sự lệ thuộc vào đồng USD sau khủng hoảng. Tuy vậy nhiều nước lại có xu hướng giữ nguyên giá trị đồng tiền nhằm tăng cạnh tranh trong xuất khẩu.
- Sử dụng đồng Euro giúp nhiều nước châu Á cần bằng được nguồn dự trữ ngoại tệ thay thế cho đồng USD, phá bỏ thói quen lệ thuộc vào việc sử dụng đồng USD trong dân chúng châu Á.
2.2 Tiêu cực
- Đồng Euro ra đời có nghĩa là làm tăng khả năng bảo hộ hàng hoá của khu vực EU thông qua các điều kiện tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu. Đây là một thách thức lớn đối với các nước Đông Nam Á, nơi có trình độ kỹ thuật thấp.Ngoài ta giá cả thấp trong EU cũng khiến hàng Châu Á khó cạnh tranh với hàng hoá cùng chủng loại.
- Viện trợ ra nước ngoài của EU ngày càng giảm sau khi xuất hiện đồng Euro do phải thực hiện nhiều chính sách để đảm bảo yêu cầu lạm phát thấp và nợ nhà nước thấp như trong hiệp ước Maasstricht. Trong khi đó EU thường giúp các nước nghèo phát triển về mặt kỹ thuật, buộc các nước này phải cẩn thận trong chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật.
- Nợ của các nước châu Á gặp khó khăn hơn do phải thương lượng lãi suất hợp lý đối với nhiều nước khi trả các khoản nợ,do lãi suất giữa các nước chắc chắn có sự khác nhau.
Việc kiểm soát số nợ phải thật cẩn thận, nếu không dễ dấn tới không có khả năng thanh toán và khủng hoảng kinh tế như ở Thái Lan và một số nước ASEAN.