Trong khoảng thời gian từ ngày 7/4/2014 đến ngày 30/5/2014, khoa Xét nghiệm Di truyền Y học đã thực hiện kỹ thuật QF-PCR cho 860 mẫu dịch ối trong đó có 846 mẫu (98,4%) với hơn hai marker cho thông tin trên mỗi NST khảo sát, 1 mẫu khảm và 13 mẫu không có kết quả do (mẫu nhiễm máu mẹ nhiều, mẫu cấy thất bại, mẫu lưu,…)
Bảng 3.1. Kết quả chẩn đoán bằng kỹ thuật QF-PCR Kết quả QF-PCR Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Bình thường 813 96,1
Bất thường 33 3,9
Trisomy 21 17 2,0
Trisomy 18 12 1,4
Trisomy 13 2 0,2
Klinefelter XXY 1 0,1
Turner 1 0,1
Tổng 846 100
Bảng 3.1. cho thấy trong tổng số 846 mẫu, có 813 trường hợp bình thường chiếm 96,1% và 33 trường hợp bất thường do rối loạn số lượng NST chiếm 3,9%.
Trong 33 trường hợp bất thường, trisomy 21 chiếm tỷ lệ cao nhất (2,0%) phù hợp với tỷ lệ mắc HC Down thường gặp hơn các HC khác (HC Edwards, Patau, Klinefelter, Turner). Trisomy 13 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 3 trường hợp rối loạn NST thường vì thai mắc HC Patau có tỷ lệ tử vong cao ở 3 tháng đầu thai kỳ trước khi đến thời điểm chọc ối vào 3 tháng giữa thai kỳ. Bên cạnh đó, kỹ thuật QF-PCR cũng phát hiện hai trường hợp mắc HC Klinefelter và Turner cho thấy các rối loạn NST giới tính cũng thường được bắt gặp.
Về thời gian xét nghiệm bằng kỹ thuật QF-PCR, ngoại trừ các trường hợp nhiễm máu mẹ nặng và khảm, kỹ thuật này cung cấp kết quả chỉ sau 36 – 48 giờ kể từ lúc nhận mẫu. Điều này giúp giảm bớt tâm lý lo lắng cho thai phụ, gia đình và nâng cao chất lượng quản lý thai kỳ.
3.1.1. Kết quả của mẫu bình thường
3.1.1.1. Kết quả nữ giới bình thường (46,XX)
Hỗn hợp phản ứng PCR 1 Hỗn hợp phản ứng PCR
2 Hình 3.1. Hình ảnh minh họa cho kết quả QF-PCR của (46,XX).
Hình 3.1. cho biết:
Tất cả marker STR của NST 13, 18 và 21 đều hiển thị 2 đỉnh với tỷ lệ 1:1.
Tại marker AMELXY chỉ xuất hiện 1 đỉnh của AMELX. Tại marker AMELY và SRY không có tín hiệu. Điều này là phù hợp vì hai marker AMELY và SRY chỉ có trên NST Y của nam giới.
Các marker đếm số lượng NST X (T1 và T3) hiển thị tỷ lệ marker là 1:1, phù hợp với sự hiện diện của 2 NST X.
Các marker STR của NST X (X1, X2, X3 và X9) đều hiển thị 2 đỉnh với tỷ lệ 1:1.
Tỷ lệ các marker STR của vùng giả NST thường (XY2 và XY3) là 1:1 chứng tỏ sự hiện diện của 2 NST giới tính.
3.1.1.2. Kết quả nam giới bình thường (46,XY)
Hỗn hợp phản ứng PCR 1 Hỗn hợp phản ứng PCR 2 Hình 3.2. Hình ảnh minh họa cho kết quả QF-PCR của (46,XY).
Hình 3.2. cho biết:
Tất cả marker STR của NST 13, 18 và 21 đều hiển thị 2 đỉnh với tỷ lệ 1:1.
Khác với nữ giới, tại marker AMELXY xuất hiện thêm 1 đỉnh tương ứng với AMELY và 1 đỉnh tại marker SRY phù hợp với giới tính là nam.
Các marker đếm số lượng NST X (T1 và T3) hiển thị tỷ lệ marker là 2:1 và các marker STR của NST X chỉ xuất hiện 1 đỉnh (không có ý nghĩa) cho biết số lượng NST X dự kiến là 1.
Tỷ lệ các marker không đa hình (AMELXY và ZFYX) là 1:1 chứng tỏ sự hiện diện của 2 NST giới tính.
3.1.2. Kết quả của mẫu bất thường số lượng nhiễm sắc thể 3.1.2.1. Kết quả của mẫu trisomy 21 (hội chứng Down)
Hỗn hợp phản ứng PCR 1 Hỗn hợp phản ứng PCR 2 Hình 3.3. Hình ảnh minh họa cho kết quả của mẫu (47, XY, +21).
Hình 3.3. cho biết:
Các marker STR trên NST 21 hiển thị tỷ lệ marker bất thường là 1:2 chứng tỏ có 3 NST 21 nên thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng
Down.
Bên cạnh đó, các marker trên các NST 13, 18 đều hiển thị tỷ lệ marker bình thường là 1:1.
Mẫu sẽ được kiểm tra lại với kit Devyser Resolution gồm các thành phần phản ứng PCR riêng biệt cho NST 21.
Hình 3.4. Kết quả của mẫu (47, XY, +21) với các marker bổ sung cho NST 21.
Hình 3.4. cho thấy các marker đều có tỷ lệ bất thường là 1:2, 2:1, 1:1:1 chứng minh mẫu có nguy cơ cao mắc hội chứng Down.
3.1.2.2. Kết quả của mẫu trisomy 18 (hội chứng Edwards)
Hỗn hợp phản ứng PCR 1 Hỗn hợp phản ứng PCR 2
Hình 3.5. Hình ảnh minh họa kết quả của mẫu (47, XY, +18).
Hình 3.5. cho biết các marker STR trên NST 18 hiển thị tỷ lệ marker bất thường là 1:2, 2:1 và 1:1:1 chứng tỏ có 3 NST 18 nên thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Edwards. Các marker trên các NST 13, 21 đều hiển thị tỷ lệ marker bình thường là 1:1. Mẫu sẽ được kiểm tra lại với kit Devyser Resolution gồm các thành phần phản ứng PCR riêng biệt cho NST 18.
Hình 3.6. Kết quả của mẫu (47, XY, +18) với các marker bổ sung cho NST 18.
Hình 3.6. cho thấy các marker đều có tỷ lệ bất thường là 1:2, 2:1, 1:1:1 chứng minh mẫu có nguy cơ cao mắc hội chứng Edwards.
3.1.2.3. Kết quả của mẫu trisomy 13 (hội chứng Patau)
Hỗn hợp phản ứng PCR 1 Hỗn hợp phản ứng PCR 2 Hình 3.7. Hình ảnh minh họa kết quả QF-PCR của mẫu (47, XY, +13).
Hình 3.7. cho biết các marker STR trên NST 13 hiển thị tỷ lệ marker bất thường là 1:2, 2:1 và 1:1:1 chứng tỏ có 3 NST 13 nên thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Patau. Trong khi đó, các marker trên các NST 18, 21 đều hiển thị tỷ lệ marker bình thường là 1:1. Mẫu sẽ được kiểm tra lại với kit Devyser Resolution gồm các thành phần phản ứng PCR riêng biệt cho NST 13.
Hình 3.8. Kết quả của mẫu (47, XY, +13) với các marker bổ sung cho NST 13.
Hình 3.8. cho thấy có 5 marker (>2) có tỷ lệ bất thường là 1:2, 2:1 chứng minh mẫu có nguy cơ cao mắc hội chứng Patau.
3.1.2.4. Kết quả của mẫu Klinefelter (47,XXY)
Hình 3.9. Hình ảnh minh họa kết quả QF-PCR của mẫu (47, XXY).
Hình 3.9. cho biết:
Đa số các marker STR của NST 13, 18 và 21 đều có tỷ lệ marker bình thường là 1:1.
Tại marker AMELXY tỷ lệ marker bất thường của AMELX với AMELY là 2:1 thể hiện khả năng có 3 NST giới tính.
Các marker đếm số lượng NST X (T1 và T3) hiển thị tỷ lệ marker bất thường ở nam giới là 1:1 phù hợp với khả năng có 2 NST X.
Tại vị trí của 2 marker (X3 và X9) của NST X xuất hiện 2 đỉnh với tỷ lệ 1:1 chứng tỏ có 2 NST X.
Tín hiệu hiện diện tại marker AMELY và SRY chứng tỏ sự hiện diện của một NST Y.
Tại marker ZFYX hiển thị tỷ lệ bất thường là 1:2 khẳng định có 3 NST giới tính.
3.1.2.5. Kết quả của mẫu monosomy (hội chứng Turner)
Hình 3.10. Hình ảnh minh họa kết quả QF-PCR của mẫu (45, XO).
Hình 3.10. cho biết:
Đa số các marker của NST 13, 18 và 21 đều hiển thị tỷ lệ marker bình thường là 1:1.
Tín hiệu xuất hiện tại marker AMELX mà không có tại các marker AMELY và SRY chứng tỏ giới tính nữ.
Các marker đếm số lượng NST X (T1 và T3) hiển thị tỷ lệ marker bất thường là 2:1 phù hợp với sự hiện diện duy nhất 1 NST X.
Các marker X1, X2, X3, X9, XY2 và XY3 đều chỉ hiển thị 1 đỉnh duy nhất (không có ý nghĩa), phù hợp với 1 NST X.
3.1.3. Kết quả của mẫu khảm
Hình 3.11. Hình ảnh minh họa kết quả QF-PCR của mẫu khảm (46, XY/45, XO) Hình 3.11. cho biết:
Đa số các marker STR của các NST 13, 18 và 21 đều có tỷ lệ marker bình thường là 1:1.
Tín hiệu xuất hiện tại các marker AMELX, AMELY và SRY chứng tỏ giới tính nam.
Tại các marker đếm số lượng NST X (T1, T3) , tỷ lệ marker là 2:1 cho thấy có 1 NST X.
Các marker của NST X đều xuất hiện 1 đỉnh nên không có ý nghĩa chẩn đoán, phù hợp với 1 NST X.
Tuy nhiên, tại marker ZFYX, XY3 có tỷ lệ marker bất thường là 1:2 cho thấy khả năng có đến 3 NST giới tính.
Mẫu sẽ được kiểm tra lại với kit Devyser Resolution gồm các thành phần phản ứng PCR riêng biệt cho NST giới tính X, Y.
Hình 3.12. Kết quả của mẫu (46, XY/45, XO) với các marker bổ sung cho NST XY.
Hình 3.12. cho thấy các tín hiệu đều phù hợp với mẫu nam giới bình thường (46, XY). Để khẳng định kết quả chắc chắn, mẫu sẽ được kiểm tra với kỹ thuật FISH.
Hình 3.13. Hình ảnh minh họa kết quả FISH của mẫu (46, XY/45, XO).
Kết quả FISH cho thấy có sự tồn tại của 2 dòng tế bào khác nhau là dòng tế bào bình thường (46, XY) và dòng tế bào bất thường (45, XO) nhưng dòng tế bào bất thường chiếm tỷ lệ thấp hơn.