CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
1. Chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh của Mỹ
a. Bối cảnh : Đầu năm 1969, Tổng thống Níchxơn vừa lên nắm chính quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu
“Ngăn đe thực tế”. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.
b. Âm mưu và thủ đoạn:
- Đây là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân Mỹ, vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
- Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- Mỹ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân ngụy tự gánh vác được chiến tranh.
- Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ . - Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu trên chiến trường vừa đấu tranh trên bàn đàm phán với địch.
- Năm 1969, thực hiện Di chúc của Bác Hồ, cả nước đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
a. Thắng lợi về chính trị, ngoại giao :
+ Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
+ Trong hai năm 1970 – 1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị.
+ Ngày 24 đến 25/4/1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm đối phó việc Mĩ chỉ đạo bị tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập của Xihanúc (18/3/1970) để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới; biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.
+ Ở các nơi khác, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sinh viên, học sinh nổ ra liên tục.
b. Thắng lợi quân sự :
+ Từ ngày 30/4 – 30/6/1970, quân dân Việt – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.
+ Từ 12/2 đến 23/3/1971, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” củacủa 4,5 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn Mỹ , loại khỏi vòng chiến 22.000 địch, giải phóng đường 9 – Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
c. Trên mặt trận chống phá bình định:
- Phong trào đấu tranh chống Mĩ, nguỵ phát triển mạnh ở cả thành thị, thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.
Khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven thị, phong trào quần chúng đấu tranh chống “bình định”, phá ấp chiến lược diễn ra mạnh mẽ.
- Vùng giải phóng ngày càng mở rộng và phát triển mọi mặt, kinh tế, văn hoá-giáo dục. Chính quyền cách mạng đã cấp cho nông dân hơn 1,6 triệu ha ruộng đát.
Câu 14: Tóm tắt hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta ở miền Nam.
Hướng dẫn trả lời a. Hoàn cảnh lịch sử :
- Trong 2 năm 1970 - 1971, ta đã giành nhiều thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Cách mạng miền Nam đã có những điều kiện và thời cơ thuận lợi cho một cuộc tiến công chiến lược mới
b. Diễn biến và kết quả :
- Ngày 30/3/1972: Ta bất ngờ mở cuộc tiến công chiến lược, đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp miền Nam, diệt 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
- Sau đó, địch phản công mạnh, gây cho ta nhiều thiệt hại. Mỹ tiến hành trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6/4/1972.
c. Ý nghĩa.
- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, giáng đòn mạnh mẽ vào quân nguỵ và quốc sách
“bình định”…
- Buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh”).
Hướng dẫn trả lời Các chiến
lược
Điểm giống nhau Điểm khác nhau
“Chiến tranh đặc
biệt” Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta, biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á.
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật của Mĩ nhằm thực hiện âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Tiến hành ở miền Nam.
- Lập hệ thống “ấp chiến lược” nhằm “bình định” miền Nam.
“Chiến tranh cục bộ”
- Sử dụng quân Mĩ, quân các nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ đóng vai trò chủ yếu.
- Không chỉ đánh ở miền Nam mà còn leo thang bắn phá miền Bắc.
- Tiến hành 2 gọng kìm “tìm diệt” và “bình Câu 15: So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản về âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
định”
“Việt Nam hoá chiến tranh”
- Sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự hổ trợ đáng kể của lực lượng chiến đấu Mĩ, âm cơ bản “dùng người Việt đánh người Việt”
- Mở rộng cuộc chiến đấu ra toàn cõi Đông Dương để thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
- Xương sống của chiến lược là kế hoạch
“bình định”
Câu 16: Nhân dân miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ như thế nào?
Hướng dẫn trả lời a. Hoàn cảnh :
- Từ ngày 6-4-1972, một tuần sau khi quân dân ta ở miền Nam bắt đầu cuộc tiến công chiến lược (30/3/1972), Mĩ cho không quân và hải quân đánh phá một số nơi thuộc khu IV cũ.
- Ngày 16/4/1972, NíchXơn chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại mBắc lần thứ hai bằng không quân và hải quân.
b. Âm mưu (mục đích):
+ Phá tiềm lực kinh tế, ngăn chặn chi viện, uy hiếp tinh thần của nhân dân ta.
+ Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari.
c. Thủ đoạn:
+ Sử dụng các loại máy bay hiện đại nhất như B52, F111.
+ Quy mô, tốc độ, cường độ đánh phá vượt xa so với lần thứ nhất.
+ Ngày 9/5/1972 phong toả cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
d. Diễn biến và kết quả:
- Nhờ được chuẩn bị trước và với tư thế luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc đã chủ động, kịp thời chống trả địch ngay từ đầu. Các lực lượng vũ trang phòng không, không quân và phòng thủ vùng biển của ta đã đánh thắng giòn giã. Chỉ tính trong 7 tháng đầu của cuộc chiến đấu (4 đến 10/1972), quân dân ta đã bắn rơi 651 máy bay, bắn cháy và bị thương 80 tàu chiến Mĩ, bắt sống hàng trăm giặc lái.Các hoạt động sản xuất, xây dựng ở miền Bắc không bị ngừng trệ, giao thông vẫn đảm bảo thông suốt, các hoạt động khác cũng phát triển.
- Không đạt được mục tiêu như mong muốn, cuối 1972, Mĩ tăng cường hơn nữa hoạt động chiến tranh chống miền Bắc. Ngày 14- 12-1972, gần 2 tháng sau khi tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra để hổ trợ cho mưu đồ chính trị, ngoại giao mới, chính quyền Nichxơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào HNội, Hải Phòng. Cuộc tập kích 24 trên 24 giờ trong ngày bằng máy bay chiến lược B52 vào thủ đô HNội và thành phố cảng Hải Phòng bắt đầu từ chiều tối 18-12 đến hết 29-12-1972, nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ.
- Trong 12 ngày đêm liên tục, Mĩ sử dụng trên 700 lần chiếc máy bay B52, gần 4000 lần chiếc máy bay chiến thuật chiến đấu, rải xuống HNội, Hải Phòng và một số mục tiêu phía Bắc từ vĩ tuyến 20 một khối lượng bom đạn 10 vạn tấn (riêng HNội 4 vạn tấn), với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử mà Mĩ ném xuống NBản năm 1945.
- Nhờ chuẩn bị tốt về cả tư tưởng và tổ chức, lực lượng và cả phương tiện. Quân dân ta ở miền Bắc đã đánh không quân Mĩ những đòn đích đáng, bắn rơi 81 máy bay (trong đó 34 máy bay B52, 5 máy bay F111), bắt sống 43 phi công Mĩ, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng. thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không” . Tính chung, trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 (từ 6-4- 1972 đến 15-1-1973), miền Bắc bắn rơi 734 máy bay Mĩ (trong đó có 61 máy bay B52, 10 máy bay F111), bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ.
- Ý nghĩa: “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngững hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973)
Câu 17:Từ năm 1969 đến năm 1973, miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và đã thực hiện nghĩa vụ của hậu phương như thế nào đối với tiền tuyến miền Nam ?