VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

Một phần của tài liệu Khâu nhục -- Món ăn trong ngày Tết của người Lạng Sơn (Trang 48 - 52)



Hướng dẫn trả lời a. Ở miền Bắc:

- Thuận lợi: Trãi qua hơn 20 năm (1954-1975) tiến hành cách mạng XHCN, miền Bắc đã đạt được những thành tựu những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của CNXH

- Khó khăn: Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

b. Ở miền Nam:

- Thuận lợi:

+ Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương và địa phương bị sụp đổ.

+ Có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản.

- Khó khăn:

+ Cơ sở của chính quyền cũ ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn tồn tại.

+ Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá. Đội ngũ thất nghiệp có đến hàng triệu người…

+ Miền Nam về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

Hướng dẫn trả lời 1.Miền Bắc:

a. Nhiệm vụ:

Khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời làm nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Capuchia trong thời kì mới.

b. Thành tựu:

- Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 6 tháng cuối năm 1975 và 6 tháng đầu năm 1976, miền Bắc có những tiến bộ đáng kể.

+ Diện tích trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp năm 1976 đều tăng hơn năm 1975. Nhiều công trình, nhà máy được mở rộng và xây dựng mới. Sản lượng phần lớn các sản phẩm quan trọng đạt và vượt mức trước chiến tranh.

+ Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế phát triển mạnh 2. Miền Nam:

a. Nhiệm vụ:

Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, kết hợp ổn định tình hình ở những vùng mới giải phóng.

b. Thành tựu:

- Đã tiến hành thực hiện tiếp quản vùng mới giải phóng

- Thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp.

- Hàng triệu đồng bào trong chiến tranh bị dồn vào các “ấp chiến lược” hoặc bỏ chạy vào các thành phố không có việc làm được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

- Tuyên bố xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, bước đầu thực hiện chính sách ruộng đất, đem lại quyền lợi cho nông dân.

Câu 1: Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn của cách mạng hai miền Nam – Bắc sau 1975.

Câu 2: Hãy cho biết nhiệm vụ và những thành tựu của việc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở 2 miền Bắc - Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Khôi phục sản xuất các ngành nông gnhiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp ….

- Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế....được tiến hành khẩn trương từ những ngày mới giải phóng.

Hướng dẫn trả lời

a. Tình hình chính quyền nhà nước ở hai miền Nam - Bắc sau 1975:

- Sau Đại thắng màu xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

+ Miền Bắc: có Quốc hội, có Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà…

+ Miền Nam: không có Quốc hội mà chỉ có Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.

Nguyện vọng của nhân dân hai miền là có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

- Hội nghị lần thứ 24 BCHTW Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

b. Qua trình thống nhất:

- Từ ngày 15 đến 21-11-1975: Hội nghị Hiệp thương của địa biểu hai miền đi đến nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

- Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất - Quốc hội khoá VI, kì họp đầu tiên tại Hà Nội.

* Những quyết định quan trọng của Quóc hội khoá VI, kì họp thứ nhất:

+ Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định cả nước tiến lên CNXH.

+ Quyết định tên nước là Cộng hoà XHCN Việt Nam (từ 2-7-1976), Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hoà XHCN việt Nam”, Quốc Kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài “Tiến quân ca”. Quyết định thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Bầu các cơ quan, chức vụ cao nhất của nàh nước, bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp.

+ Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

c. Ý nghĩa:

- Hoàn thành đất nước về mặt nhà nước thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí thống nhất Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập và thống nhất.

- Đất nước đã thống nhất về mặt nhà nước. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế,…tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện đất nước để cả nước đi lên CNXH, tạo ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

Hướng dẫn trả lời 1/ Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980):

a. Thành tựu, ưu điểm:

- Trong khôi phục và phát triển kinh tế:

+ Về nông nghiệp: diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta. Nông nghiệp được trang bị thêm nhiều máy kéo, đưa tỉ lệ cơ giới hoá làm đất tăng lên 25% diện tích gieo trồng.

+ Về công nghiệp: nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy xi măng, điện, cơ khí động lực, đường, giấy …

+ Về GTVT: khôi phục và xây dựng mới nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, bổ sung thêm nhiều phương tiện vận tải. Tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà nội đi Thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động trở lại.

- Cải tạo quan hệ sản xuất:

Câu 3: Công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976) diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 4: Trình bày những thành tựu, ưu điểm và những khó khăn yếu kém trong việc thực hiện các kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976- 1980) và (1981-1985).

+ Công cuộc cải tạo được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng, giai cấp tư sản mại bản bị xoá bỏ, các xí nghiệp tư bản hạng lớn và vừa được cải tạo chuyển thành xí nghiệp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Đại bộ phận nông dân miền Nam đi vào con đường làm ăn tập thể.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại.

- Văn hoá, giáo dục, y tế:

+ Xoá bỏ những biểu hiện văn hoá phản động, xây dựng nền văn hoá mới cách mạng.

+ Hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học đều phát triển, số người đi học thuộc mọi đối tượng trong cả nước năm học 1979-1980 là 15 triệu người, tăng 2 triệu người so với năm học 1976-1977.

b. Khó khăn, yếu kém:

- Kinh tế của ta mất cân đối. Kinh tế quốc doanh và tập thể luôn bịo thua lỗ. Kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăn cấm.

- Sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

2/ Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985):

a. Thành tựu, ưu điểm:

- Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp:

+ Đã chặn được đà giảm sút của những năm 1976-1980 và có bước phát triển.

+ Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9% của thời kì 1976-1980. Sản xuất lương thực từ 13,4 triệu tấn (trong thời kì 1976-1980) tăng lên 17 triệu tấn (trong thời kì 1981-1985)

+ Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% so với 0,6% trong thời kì 1976-1980. Thu nhập quốc dâ tăng bình quân hàng năm 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước.

- Về xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật:

+ Đã hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, các công trình thuỷ điện Hoà Bình, Trị An được xây dựng, chuẩn bị đưa vào hoạt động.

+ Các hoạt động khoa học – kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

b. Khó khăn, yếu kém:

- Những khó khăn, hạn chế của thời kì trước chưa khắc phục, thậm chí có mặt trầm trọng thêm.

- Mục tiêu cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội chưa thực hiện được.

Hướng dẫn trả lời 1. Hoàn cảnh lịch sử

a. Hoàn cảnh trong nước:

- Trãi qua 10 năm thực hiện 2 kế hoạch 5 năm xây dựng CNXH (1976-1980) và (1981-1985), ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.

b. Hoàn cảnh thế giới:

- Đổi mới còn xuất phát từ sự thay đổi trong tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN.

 Yêu cầu đặt ra là phải đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, tiếp tục đi lên CNXH.

2. Đường lối đổi mới của Đảng:

- Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001).

- Quan niệm: đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà là tìm ra những hướng đi, biện pháp phù hợp làm cho việc thực hiện mục tiêu có hiệu quả.

- Nội dung đổi mới: Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

* Về kinh tế:

Câu 5: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và đường lối đổi mới của Đảng.

+ Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.

+ Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN; xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.

+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

* Về chính trị:

+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.

+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác.

“Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”

Kế hoạch 5 năm (1986-1990)

Kế hoạch 5 năm (1991-1995)

Kế hoạch 5 năm (1996- 2000) Chủ trương

Nhiệm vụ, mục tiêu Thành tựu, ưu điểm Khó khăn, yếu kém

Hướng dẫn trả lời Kế hoạch 5 năm

(1986-1990)

Kế hoạch 5 năm (1991-1995)

Kế hoạch 5 năm (1996- 2000)

Chủ trương

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986), mở đầu cho công cuộc đổi mới, chỉ rõ đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH ở VNam là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn, trãi qua nhiều chặng và hiện tại đang ở chặng đầu tiên.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991) tiếp tục sự nghiệp đổi mới (thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Nhiệm vụ, mục

tiêu

- - Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế và lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. (Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu)

- Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát; ổn đinh, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hộ; ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hoá.

- Tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với việc giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển cao hơn vào đầu thế kỉ sau.

Thành tựu, ưu

điểm

- Lương thực thực phẩm: từ chổ thiếu ăn, đến năm 1989 đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

Sản lượng lương thực đến 1989 đạt 21,4 triệu tấn - Hàng hoá trên thị trường dồi dào, đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng đảm bảo, sản xuất đã gắn với thị trường.

- Kinh tế đối ngoại: mở rộng

- Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP hàng năm tăng 8,2%; công nghiệp:

13,3 %; nông nghiệp 4,5%

- Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ:

nạn lạm phát từng bước bị đẩy lùi.

Thiếu hụt ngân sách được kìm chế (67,1% năm 1991 xuóng còn 12,7% năm 1995)

- Kinh tế đối ngoại phát triển.

Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, tăng số mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn như dầu thô,

- Trong 5 năm, GDP tăng bình quân hàng năm 7%; công nghiệp 13,5%;

nông nghiệp 5,7%, bình quân lương thực trên đầu người tăng.

- Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên: xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, tăng bình quân hàng năm 21%

với 3 mặt hàng chủ lực là gạo (đứng thứ 2 thế giới), cà phê (đứng thứ 3 Câu 6: Hãy hoàn thành bảng sau về quá trình thực hiện đổi mới (1986-2000) qua các kế

hoạch 5 năm (từ 1986-2000)

Một phần của tài liệu Khâu nhục -- Món ăn trong ngày Tết của người Lạng Sơn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w