TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Một phần của tài liệu Ngu van 8 ki II (Trang 36 - 49)

Kiểm tra bài cũ :

- Em hiểu thế nào về vai xã hội trong hội thoại?

- Phân biệt quan hệ kính trọng , quan hệ thân tình khi thể hiện vai xã hội ? cho VD minh hoạ.

II. Giới thiệu bài mới:

- Cho HS đọc văn bản : “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Em thấy lời kêu gọi của Bác hồ có chặt chẽ , đanh thép, có làm em xúc động hay không ? Do đâu có bài văn đanh thép , lại làm xúc động lòng người ? Đây là nội dung bài học hôm nay.

III. Hoạt động của thầy và trò:

Hoạt động Nội dung

- Cho HS đọc thầm văn bản “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ( SGK) .

H. Tìm yếu tố biểu cảm ( bộc lộ xúc cảm ) trong văn bản trên ? ( chú ý các câu in nghiêng ) -> GV ghi bảng .

H. Chú ý những câu nào thường dùng khi bộc lộ cảm xúc ? ( câu cảm thán, từ ngữ biểu lộ cảm xúc )

 Cho HS thảo luận nhóm :

H. Việc sử dụng từ ngữ , kiểu câu ở “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và :“ Hịch tướng sĩ” có điểm gì khác nhau ? (từ ngữ, câu văn có giá trị biểu cảm)

H. Hai văn bản trên có yếu tố biểu cảm nhưng kkông được xem là văn bản biểu cảm mà là văn bản nghị luận?vì sao?

(biểu cảm ở 2 văn bản này chỉ là 1 yếu tố giúp thêm cho văn bản nghị luận có sức mạnh tác động đến lí trí ,tình cảm người đọc)

_GVtreo bảng phụ có bảng đối chiếu (như sgk)

-.>gọi học sinh đọc -.>cho học sinh thảo luận theo câu hỏi H:Em thấy câu bên cột nào hay hơn?vì sao?nêu các yếu tố biểu cảm?

(biểu cảm là yếu tố có khả năng gây hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ,mãnh liệt,sâu lắng tạo cái hay cho văn bản)

I.Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

1. Xét văn bản : “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

- Từ : “hỡi” ( 3 lần) - Câu: “ Hỡi đồng bào toàn quốc !; Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !”

-> Yếu tố biểu cảm

=> hiệu quả biểu cảm.

2. Xét bảng đối chiếu (SGK )

- Các câu ở cột (2) hay hơn cột (1) ->

biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết tác động đến tâm ta , tình

H:Từ ví dụ trên,em hãy cho biết vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

->HS trả lời -> GV chốt ý như ý 1 cần ghi nhớ

H:Muốn phát huy hết sức mạnh của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần phải chú ý đến điều gì?

- Cho HS trao đổi theo nhóm (5phút) các câu hỏi a,b,c ->HS trả lời -> GV chốt ý như điểm 1 phần ghi nhớ

H:Thiếu yếu tố biểu cảm sức thuyết phục của văn bản nghị luận bị giảm sút. Nhưng có phải có yếu tố biểu cảm là sức thuyết phục của văn bản nghị luận đó mạnh lên hay không?

-> HS trả lời -> GV chốt ý như điểm 2 phần ghi nhớ Cho HS đọc, nhắc lại ghi nhớ (SGK)

-Cho HS đọc từng bài tập -> GV hướng dẫn HS làm -> GV nhận xét

cảm của người đọc .

 Có suy nghĩ, hành động đúng đắn ( lòng căm thù trước tội ác của giặc muốn đứng lên hành động chống quân thù, bảo vệ tổ quốc ( 97 / SGK) II/ Luyện tập

*1/97

- Yếu tố biểu cảm:“tên da đen bẩn thỉu ,tên An – Nam – mít bẩn thỉu;

con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tư do”’-> phơi bày bản chất dối trá ; lừa bịp của bọn thưc dân Pháp 1 cách rõ nét và nổi bật -> tiếng cười châm biếm sâu cay

- Yếu tố biểu cảm : “nhiều người bản xứ đã ...chứng kiến cảnh kì diệu ...đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc ... hoang vu thơ mộng vùngBan Căng...”những ngôn tư mĩ miều không che đậy đươc thưc tế phủ phàng. Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo, cười cợt

-> tiếng cười châm biếm sâu cay

* 2/97

- Cảm xúc: nỗi buồn khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chân chính trước vấn nạn học vẹt , học tủ trong Ngữ Văn

- Cỏch biểu hiện cảm xỳc của người viết rất tự nhiờn, chõn thõùt như 1 cõu chuyện tõm tỡnh thầy và trò, giữa những người bạn với nhau

-> thể hiện 1 tấm lòng ,1 nỗi buồn lo , đang cần chia sẻ, tâm sự , nhắêc nhở, khuyên nhủ- >

người nghe, người đọc thấm thía

*3/98

- Yêu cầu về lí lẽ, dẫn chứng: làm rõ tác hại của 2 lối học này, nêu dẫn chứng cụ thể - Yêu cầu biểu cảm: tán thành hay phản đối? đáng tiếc, đáng buồn?...

Dành cho HS 5 phút để viết đoạn -> GV thu đọc lên cho cả lớp nghe , nhận xét IV/ Hướng dẫn về nhà :

- Học bài

- Hoàn thành bài tập 3 vào vở - Soạn bài :" Đi bộâ ngao du"

Rút kinh nghiệm giờ dạy

………

………

………

………

………

………

--- oo0  0oo---

Tiết : 109,110 Đi bộ ngao du Ngày dạy :24/3/2008

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

_ Giúp HS hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ,có sức thuyết phục; tác giả lại là nhà văn, , nên các lí lẽ luôn hoà quyện vối thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến văn banû nghị luận không những sinh động mà qua đó còn thấy được ông là một người giản dị, quý trọng tự do và yêu quý thiên nhiên

B. CHUẨN BỊ:

- Thầy : Giáo án - Trò : Soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC I.

Kiểm tra bài cũ :

- Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có giá trị như thế nào ?

- Để bài văn nghị luận có cảm xúc, người viết phải thực hiện những gì ? II. Giới thiệu bài mới:

III. Hoạt động của thầy và trò:

Hoạt động Nội dung

-Goi HS đoc phần chú thích*(SGK) I.Đọc ,tìm hiểu chú

H:nêu những nét chính về tiểu sử của tác giả?

H:Nêu xuất xứ của văn bản trên ? HS nêu -> GV nhận xét , chốt ý như sgk

- GV hướng dẫn , gọi 3 HS đọc lần lượt 3 đoạn văn - Cho HS tìm hiểu kĩ các chú thích 1,4,5,7,9,14,15,17

H. Bài văn mang tính chất nghị luận này có 3 đoạn, mỗi đoạn nêu một luận điểm chính, hãy cho biết luận điểm chính của mỗi đoạn?

H. Ba luận điểm trên tập trung làm sáng tỏ luận điểm gì?

(lợi ích của việc đi bộ ngao du )

H.Theo em để làm sang tỏ luận điểm ở mỗi đoạn văn, tác giả

đã dùng nhuững lí lẽ nào?

->HS thảo luận

(+ Luận điểm 1 : không bị phụ thuộc vào giờ giấc,xe ngựa, đường xá... không phụ thuộc vào gã phu trạm;

+ Luận điểm2 : nông nghiệp : các sản vật , cách trồng ; tự nhiên,học , xem đất đá , sưu tập hoa lá

+ Luận điểm3: Khoan khoái , hài lòng , hân hoan, thích thú, ngủ ngon giấc )

H.Những lí lẽ nêu ra có làm sáng tỏ cho từng luận điểm không ? vì sao ?

GV diễn giảng để đi vào mục 2

Ru xô mồ côi mẹ từ sớm, cha làm thợ đồng hồ, được học rất ít ( từ năm 12 – 14 tuổi )sau đó học nghề thợ chàm, bị chủ xưởng hành hạ nên ông đã bỏ đi tìm cuộc sống tự do, lang thang, trải qua nhiều nghề để kiếm ăn... trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn.

* Cho HS thảo luận -> phát biểu ý kiến.

H. Em có tán thành với trật tự xắp xếp các luận điểm của tác giả không ? Vì sao ?

-> HS có thể đưa ra những lí lẽ và cách sắp xếp khác nhau ->

GV không kết luận đúng sai, chỉ giải thích cho HS : đối với Ru Xô, tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu , ông luôn khao khát tự do ( bởi vì tuổi thơ của ông bị đánh đập, chửi mắng , phải đi ở kiếm ăn ). Suốt đời ông đấu tranh cho tự do , chống lại chế độ phong kiến, không được học hành chu đáo, khao khát kiến thức , cả đời tự học , -> lập luận trau dồi vốn tri thức không phải từ trong sách vở mà là từ thực tiễn sinh động không tự nhiên được ông sắp xếp ở vị trí thứ hai.

thích:

SGK

II. Đọc, tìm hiểu văn bản :

1, Các luận điểm chính:

- Đi bộ ngao du được hoàn toàn tự do . - Đi bộ ngao du được mở mang kiến thức . - Đi bộ ngao du được tăng cường sưac khoẻ và tinh thần.

-> luận điểm được chứng minh bằng lí lẽ cụ thể , có sức thuyết phục.

2. Trật từ sắp xếp các luận điểm :

- Đi bộ ngao du thì tự do -> được trau dồi kiến thức từ thiên nhiên -> có lợi cho sức khoẻ và tinh thần.

H. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? -> HS thảo luận .

H. Khảo sát 3 đoạn văn , những chỗ nào tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta”, chỗ nào dùng “tôi” ?

( tôi chỉ quan niệm ....; tôi nhìn thấy một dòng sông,.... Ta ưa đi....; ta quan sát ...-> HS chỉ ra -> GV nhận xét , cho gạch chân vào SGK.

H. Tác giả xưng ta khi lí luận về những điều có tính chất như thế nào ? và xưng tôi khi những điều lí luận có tính chất ra sao ? -> cho HS thảo luận

( “ta” : lí luận có tính chất chung chung ; “ Tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải ông -> gắn cái chung với cái riêng )

H. Theo em , việc đan xen như vậy có tác dụng như thế nào trong được lập luận một bài văn ?

H. Trong bài văn này yếu tố biểu cảm được thể hiện ở những câu văn nào , có tác dụng ra sao ?

( tôi nhìn thấy một dòng sông ư? Tôi men theo ..-> bộc lộ cảm xúc thú vị, thoải mái, say sưa...)

H. Qua văn bản này , em hiểu gì về tư tưởng,, tình cảm, con người của nhà văn? Vì sao em lại có nhận xét đó ?

( trong bài văn , ôngh nói rất nhiều về những suy nghĩ , việc làm của mình : đi bộ ngao du , thích ở đâu lưu lại ở đó ; đi , xem ; ...-> giản dị . Đi bộ ngao du không phụ thuộc vào ai , điều gì -> quý trọng tự do . Nói nhiều đến hoa, cây cối, núi sông -> yêu mến thiên nhiên )

GV hướng dẫn học sinh tổng kết nghệ thuật và nội dung . -> GV chốt ý , cho học sinh đọc ghi nhớ ( SGK)

-> Lập luận chặt chẽ, đậm sắc thái cá nhân của tác giả .

3. Bài văn nghị luận sinh động :

- Xen kẽ những lí luận chung , hiển nhiên với những kinh nghiệm của bản thân.

-> Bài văn nghị luận sinh động, giản dị , dễ hiểu, dễ làm theo .

4. Bóng dáng tinh thần của nhà văn :

- Giản dị .

- Quý trọng tự do . - Lòng yêu thiên nhiên .

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ ( 102/SGK)

IV. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài .

- Soạn bài : “ Hội thoại”

- Rút kinh nghiệm giờ dạy

………

………

………

………

………

………

--- oo0  0oo---

Tiết : 111 HỘI THOẠI (tt) Ngày dạy :27/3/2008

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nắm được khái quát lượt lời và biết sử dụng lượt lời bảo đảm tính lịch sự trong quá trình hội thoại( tiết 2 )

B. CHUẨN BỊ:

- Thầy : Soạn bài. Bảng phụ - Trò : Trả lời câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC I.

Kiểm tra bài cũ :

- Tóm tắt ngắn gọn 3 luận điểm Ru- xô dùng để thuyết phục mọi người muốn ngao du thì đi bộ.

- Văn bản giúp ta hiểu gì về Ru- xô?

II. Giới thiệu bài mới:

- Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ngoài thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu III. Hoạt động của thầy và trò:

Hoạt động Nội dung

- GV gọi học sinh đọc đoạn trích ( SGK)

H. Hãy cho biết người cô nói bao nhiêu lần ? Hồng nói bao nhiêu lần ?

( người cô 6 lần ; Hồng : 2 lần )

- GV nói : Gọi 1 làn nói là 1 lượt lời -> bà cô có 6 lượt lời , Hồng có 2 lượt lời )

H. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói ?

( 2 lần : lần 1 sau lượt bà cô ; lần 2 : sau lượt 2 của bà cô ) H. Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của bà cô như thế nào ? Qua đó cho thấy tình cảm của cậu bé đối với mẹ mình ra sao ?

( bất bình -> tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng ) H. Theo em , im lặng có phải là 1 cách trả lời không ? Vì sao ? ( phải , vì đó cũng thể hiện thái độ )

H. Vì sao Hồng không cắt lời cô khi bà nói những điều mà Hồng không muốn nghe ?

( Hồng ý thức được mình ở vai dưới , không được phép xúc phạm người cô )

H. Qua việc phân tích trên , em hiểu lượt lời là gì ? để giữ lịch sự, tôn trọng lượt người nói trong hội thoại ta cần tránh điều gì ?

->HS trả lời -> GV chốt ý như ghi nhớ , gọi học sinh đọc

I. Lượt lời trong hội thoại:

1. Xét VD : ( 92, 93 SGK)

- Người cô : 6 lần.

- Hồng : 2 lần .

- Im lặng cũng là một cách biểu thị thái dộ.

- Không cắt lời ->

thái độ lịch sự , tôn trọng.

ghi nhớ

* GV liện hệ thực tế để giáo dục học sinh về ý thức đảm bảo lịch sự...

* Ghi nhớ ( 102 / SGK)

II. Luyện tập:

* 1/ 102: xác định số người tham gia hội thoại :

- Cai lệ , người nhà lí trưởng , anh Dậu, chị Dậu.

- Cai lệ cắt lời -> thiếu lịch sự , không tôn trọng người nói

- Cai lệ : nói nhiều nhất ; chị Dậu nói ít hơn ; người nhà lí trưởng, anh Dậu : nói 1 câu.

- Cách xưng hô của chị Dậu :

+ Cháu – ông : nhún nhường, van vỉ .

+ Tao – mày : đe doạ, thực hiện lời đe doạ . + Bà – mày : vùng lên , kháng cự

-> người phụ nữ đảm đang, quyết liệt, bản lĩnh.

Tên cai lệ : hống hách, không chút tình người Anh Dậu : cam chịu, bạc nhược

Người nhà lí trưởng : kẻ ăn theo.

* 2/ 103 :

a. Thoạt đầu : cái Tý nói rất nhiều, rất hồn nhiên , còn chị Dậu thì chỉ im lặng.

Về sau : cái Tý ít nói hẳn đi còn chị Dậu thì nói nhiều hơn.

b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật : thoạt đầu cái Tý vô tư vì chưa biết sắp bị bán đi , còn chị Dậu đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng . Về sau, cái Tý biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn , ít nói hẳn đi , còn chị Dậu phải nói để thuyết phục 2 đứa con nghe lời mẹ.

c.Việc tác giả tả cái Tý hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó dã làm , khuyên bảo thằng Dần để những củ khoai cho bố mẹ , hỏi thăm mẹ ...càng làm cho chị Dậu phải đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo , đảm đang như vậy đi và càng tô đậm nổi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tý .

* 3/ 103 : Lí do của sự im lặng : - Người anh có 2 lần im lặng.

+ Lần 1 : khi mẹ hỏi “ con có ....không”-> thái độ ngỡ ngàng , xúc động sau đó là xấu hổ , ân hận.

+ Lần 2 : sự xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái

* 4/ 104 : Cả 2 nhận xét đều đúng nhưng đúng với những hoàn cảnh khác nhau .

- Trong trường hợp đều im lăùng để giữ bớ mật , thể hiện sự tụn trọng người khỏc , đảm bảo sự tế nhị ...im lặng là vàng . Nhưng im lặng trước những hành vi sai trái , trước áp lực bất công ...im lặng đó là dại khờ, hèn nhát

IV. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc ghi nhớ

- Hoàn thành các bài tập còn lại

- Soạn bài. “ Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận”

Rút kinh nghiệm giờ dạy

………

………

………

………

………

………

………

………

--- oo0  0oo---

Tiết : 112 Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận

Ngày dạy : 28/3/2008 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Củng cố chắc hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học .

- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào 1 câu , 1 đoạn B. CHUẨN BỊ:

- Thầy : Giáo án, bảng phụ - Trò : Soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC I.

Kiểm tra bài cũ :

- Lượt lời là gì? Khi tham gia hội thọai, ta cần chú ý những vấn đề gì ? II. Giới thiệu bài mới:

III. Hoạt động của thầy và trò:

Hoạt động Nội dung

- Gọi học sinh đọc lại đề ( 108 / SGK)

H. Hãy xác định yêu cầu của đề ? đề bài cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? cho ai? Kiểu bài ?

-> HS trả lời -> GV nhận xét , ghi bảng .

- Cho học sinh thảo luận mục II1.-> hướng trả lời :

+ Các luận điểm khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp có phần lộn xộn.

+ Sửa lại : ( phần nay sau khi học sinh trình bày -> GV học sinh học sinh lập thành 1 dàn bài -> GV ghi bảng -> học sinh ghi vào vở )

GV giúp học sinh thấy rõ :

Dẫn chứng có vai trò cốt yếu trong lập luận, chứng minh . Đã không có chứng (dẫn chứng, chứng cứ trong sự thật )thì luận điểm cũng không làm sáng tỏ được tuy nhiên, chứng minh không phải là liệt kê dẫn chứng. Bởi xét tới cùng, chứng minh cũng để làm thật giả, đúng sai, vì thế người chứng minh buộc phải nêu ra ý kiến, quan điểm của mình, tức là phải nêu ra luận điểm .

+ Các luận điểm được nêu để chứng minh không chỉ cần xác đáng , đầy đủ mà cần được sắp xếp rành mạch, hợp lí, chặt

I. Xác định yêu cầu của đề:

- Vấn đề cần chứng minh : tham quan du lịch rất bổ ích đối với học sinh .

- Kiểu bài chưnngs minh.

II. Luyện tập:

1.

*Nhận xét trình tự sắp xếp các luận điểm : thiếu mạch lạc

* Sửa lại : a. Mở bài :

- Nêu lợi ích của việc tham quan

b. Thân bài :

- Nêu các lợi ích cụ thể:

+ Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh.

Một phần của tài liệu Ngu van 8 ki II (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w