Trích đề thi tuyển sinh ĐH Thủy lợi – 1996)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và cách giải một số bài tập về mắt (Trang 26 - 31)

Mắt một người có điểm cực cận cách mắt 50cm và điểm cực viễn cách mắt 500cm.

a. Người đó phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu để đọc sách cách mắt 25cm?

b. Khi đeo kính trên người đó có thể nhìn được vật trong khoảng nào?

Đáp số: a. Dk=+2dp;

b. Khi đeo kính trên người đó có thể nhìn được vật trong khoảng từ 25cm đến 45,45cm trước mắt

Bài 4. ( Đề thi Tuyển sinh Đại học Cần Thơ – năm 2000)

Một người cận thị về già chỉ còn nhìn rõ các vật cách mắt từ 0,4m đến 0,8m.

a. Để nhìn rõ vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đeo kính L1

có độ tụ bao nhiêu (cho kính đeo sát mắt)? Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt người đó khi đeo kính L1.

b. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm, người đó dán thêm vào L1 một kính L2. Tính độ tụ của L2.

Đáp số: a. D1= -1,25dp; khi đeo kính L1 người đó nhìn được vật cách mắt từ 80cm đến ∞.

Sáng kiến kinh nghiệm b. D2=2,75dp

Bài 5. ( Đề thi Tuyển sinh CĐSP Bến Tre – năm 2003)

Một người đeo kính tụ số D1 = +1dp có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 20cm đến

100cm 11 .

a. Mắt người ấy bị tật gì? Để sửa tật của mắt, người đó phải mang kính loại gì, tụ số D2 bao nhiêu?

b. Khi mang kính D2 người ấy thấy rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Kính luôn đeo sát mắt.

Đáp số: a. Mắt bị cân thị. Người này phải đeo sát mắt TKPK có tụ số D2= -4dp b. Khi đeo kính D2 người đó nhìn được vật gần nhất cách mắt 16,7cm Bài 6: “Bài 29.5”, [7, 371]

Một mắt có quang tâm cách võng mạc khoảng OV = 1,52cm. Tiêu cự thủy tinh thể thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,5cm và f2 = 1,415cm.

a. Xác định giới hạn nhìn rõ.

b. Tính tiêu cự và tụ số của thấu kính phải ghép sát vào mắt để mắt nhìn thấy vật ở vô cực.

c. Khi đeo kính mắt nhìn thấy điểm gấn nhất cách mắt bao nhiêu?

Đáp số: a. OCc 20,5cm và OCv = 114cm.

b. fk = -114cm; Dk -0,88dp c. dcm 25cm

Bài 7: “Bài 29.10”, [7, 373]

Mắt một người cận thị có điểm Cv cách mắt 20cm.

a. Để sửa tật này người đó phải đeo kính gì, tụ số bao nhiêu để nhìn rõ các vật xa vô cùng?

b. Người này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng không có kính cận mà sử dung một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm. Để đọc thông báo trên mà không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kỳ cách mắt bao nhiêu?

ĐS: a. Phân kỳ; Dk = -5dp b. l = 10cm.

Sáng kiến kinh nghiệm

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Sau khi áp dụng biện pháp đã trình bày trong bài viết: phân loại và nêu cách giải các dạng bài tập cơ bản về “Mắt” tại tại các lớp tôi dược phân công giảng dạy và trong lớp Bồi dưỡng Hoc sinh giỏi tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, tôi nhận thấy các em tự tin, chủ động, phân biệt được khoảng cực cận, cực viễn của mắt khi không đeo kính và khi đeo kính; xác định được đại lượng d và d’ khi áp dụng công thức thấu kính để tìm đại lượng mà đề bài yêu cầu…, vì vậy giờ Bài tập trên lớp trở nên sôi nổi từ đó phát huy được khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy sáng tạo của các em, khi đó việc hoàn thành các bài tập về nhà cũng không còn là khó thực hiện.

Tiết học sinh động và có chất lượng cao hơn, nhất là khi triển khai với các lớp Bồi dưỡng học sinh giỏi.

Cụ thể khảo sát với 2 lớp 11A2 và 11A9 của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh năm học 2014- 2015 có kết qủa như sau:

* Khi chưa áp dụng SKKN trên vào giảng dạy:

Lớp % HS giải được % HS còn lúng túng % HS không biết giải

11A2(38hs) 7,8% 18,4% 73,8%

11A9(37hs) 5,4% 16,2% 78,4%

* Khi áp dụng SKKN trên vào giảng dạy:

Lớp % HS giải được % HS còn lúng túng % HS không biết giải

11A2(38hs) 81,6% 13,1% 5,3%

11A9(37hs) 76,2% 18,4% 5,4%

Sáng kiến kinh nghiệm

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:

+ Phân loại và đưa ra cách giải một số bài tập cơ bản về “Mắt” đã giúp các em học sinh khắc sâu có hiểu quả một số kiến thức cơ bản về sự điều tiết của mắt, sự tạo ảnh của vật qua thấu kính mắt, các đặc điểm của mắt có tật và cách khắc phục các tật này... Những kiến thức có được sẽ hỗ trợ cho các em trong việc giữ gìn và bảo vệ mắt, nhất là trong thời đại ngày nay thị lực của nhiều học sinh giảm sút do thiếu hiểu biết về giác quan quan trong này. Nội dung trình bày trong bài viết này được áp dụng trong:

- Chương trình Vật lý lớp 12 (chương trình cải cách)

- Chương trình Vật lý lớp 11 (chương trình chuẩn – nâng cao)

+ Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:

- Để việc truyền đạt kiến thức cho học sinh có hiệu quả, cụ thể là kỹ năng giải bài tập khắc sâu kiến thức, người giáo viên cần có cách nhìn tổng quát đồng thời phải biết chọn lọc trong quá trình giảng dạy. Như vậy từ những kiến thức đã có trong sách giáo khoa người thầy cần phải nghiên cứu, tham khảo rồi phân tích, tổng hợp để tích luỹ thêm nhiều kiến thức, nhiều dạng bài tập để định hướng tư duy cho học sinh, hướng dẫn các em biết phân loại và tìm ra cách giải tối ưu.

- Để làm tốt công tác giảng dạy, người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải có những kỹ năng dạy học cần thiết kết hợp với thực tế cuộc sống thì mới có thể hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức có hiệu quả. Vì vậy người giáo viên phải thường xuyên tham khảo các tư liệu cần thiết như:

Sách tham khảo chuyên sâu, tạp chí Vật lý, những thông tin mới trong lĩnh vực Vật lý…

Đầu tư và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.

Giáo viên cần được tham gia các buổi học bồi dưỡng thường xuyên nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ.

- Sáng kiến kinh nghiệm phải là hoạt động khoa học của tổ, thông qua sách kiến kinh nghiệm sẽ giúp nhau cùng trao đổi chuyên sâu về chuyên môn. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm hoàn thành là tài liệu dùng chung cho thầy, cô trong tổ và các em học sinh.

Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn bài viết này vẫn còn có những thiếu sót nhất định, dạng bài tập đưa ra có thể chưa tổng quát kiến thức.

Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài được áp dụng một cách hiệu quả, giúp quá trình dạy và học của cả thầy và trò ngày càng hoàn thiện.

Sáng kiến kinh nghiệm

VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Bài tập Vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Bài tập Vật lí 11 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục

3. Vũ Thanh Khiết (2007). Một số phương pháp chọn lọc Giải các bài toán Vật lý sơ cấp- tập 2, tái bản lần thứ 9, Nhà xuất bản Hà nội.

4. Vũ Thanh Khiết và cộng sự (2000). 540 bài tập Vật lý lớp 12, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

5. Trần Trọng Hưng (2008). Ôn thi Đại học môn Vật lí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Trần Trọng Hưng (2006). Phương pháp giải toán Vật lí 11- Quang hình học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Bùi Quang Hân và cộng sự (2006). Giải toán Vật lí 11-tập 2, tái bản lần thứ 12, Nhà xuất bản Giáo dục.

Biên Hoà, ngày 25 tháng 05 năm 2015 NGƯỜI THỰC HIỆN

Phạm Ngọc Anh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và cách giải một số bài tập về mắt (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)