Giảng dạy MMT bằng e-learning tại trường CĐCN PY

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm moodle dạy và học trực tuyến môn mạng máy tính tại trường cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 77 - 86)

Chương 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MOODLE XÂY DỰNG WEBSITE DẠY VÀ HỌC MÔN MMT TẠI TRƯỜNG CĐCN PY

2.4. Sử dụng e-learning trong dạy học MMT

2.4.2. Giảng dạy MMT bằng e-learning tại trường CĐCN PY

Giảng dạy bằng e-learning yêu cầu GV cần phải đưa ra những phương pháp dạy học tận dụng được thế mạnh của công nghệ, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo.

Phương pháp tương tác là phương pháp chủ đạo trong dạy học bằng e-learning. Do vậy dạy học MMT bằng e-learning cũng không ngoại lệ, phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng là phương pháp dạy học tương tác. Phương pháp giảng dạy trên Website Hệ thống E-learning PCI được chúng tôi xây dựng như sau:

 Việc quan trọng đầu tiên là giới thiệu về website, mục đích xây dựng website và hướng dẫn SV cách học tập trên website, các tiêu chí đánh giá SV trong quá trình học bằng e-learning và cách khai thác website hiệu quả.

 SV là trung tâm của phương pháp. SV chủ động tìm kiếm kiến thức những từ tài liệu GV cung cấp trên website và các nguồn khác với sự hỗ trợ của GV. Lớp được chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ phụ trách một mảng kiến thức của chương.

Yêu cầu SV làm việc nhóm, cùng nhau thảo luận để có thể hiểu nội dung được phân công, có thể giải quyết được các câu hỏi, bài tập liên quan đến nội dung kiến thức của nhóm. Sau đó, SV sẽ báo cáo nội dung kiến thức trên lớp chứ không báo cáo công việc trên website. Việc báo cáo trên lớp nhằm mục đích giúp GV kiểm tra SV đã thật sự làm việc, hay nhờ người khác và có phải tất cả các SV đều làm việc hay chỉ một số cá nhân.

 Công cụ giao tiếp giữa GV và SV là diễn đàn, chat và email, trong đó công cụ chính là diễn đàn. Đây là công cụ rất mạnh, hỗ trợ việc học bằng e- learning rất hiệu quả. GV sẽ có một số buổi thảo luận trực tuyến với SV. Phần lớn những thắc mắc GV sẽ giải đáp trên diễn đàn. Các SV có thể tạo nên một chủ đề mới về thắc mắc của mình hoặc tham gia vào những chủ đề đã được tạo mà bản thân quan tâm.

GV cũng sẽ tạo các chủ đề để dẫn dắt SV đến với kiến thức.

 Kiến thức môn MMT hầu hết là những lý thuyết trừu tượng, vì vậy GV sẽ khai thác công nghệ đa phương tiện của e-learning để đưa các hình ảnh, mô hình, mô phỏng… giúp SV hiểu kiến thức sâu sắc hơn, thấu đáo hơn.

 Đánh giá SV dựa vào bài báo cáo của SV trên lớp, những hoạt động của SV trên website. Theo dõi việc SV truy cập website bằng cách sử dụng các báo cáo và công cụ điểm danh để có thể có những tác động kịp thời, nhằm tăng hiệu quả của việc học trên website.

 Thường xuyên thu nhận những phản hồi của SV về website để cập nhật, thay đổi các hoạt động của website sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Một số chú ý

Mục này trình bày một số những chú ý GV cần quan tâm trong quá trình dạy học bằng website Hệ thống E-learning PCI.

Thứ nhất là hướng dẫn SV phương pháp làm việc với website Hệ thống E- learning PCI. Do đối tượng hầu hết là những SV sử dụng internet chưa thành thạo và hiếm khi sử dụng internet cho mục đích học tập. Do vậy cần hướng dẫn chi tiết cho SV những yêu cầu và cách thức học tập trên website:

 Gởi SV tài liệu hướng dẫn cụ thể cách thức vào website, cách tạo tài khoản, kích hoạt tài khoản, sử dụng tài khoản để tham gia khóa học, kết hợp hướng dẫn giải đáp thắc mắc trên lớp và hướng dẫn trên website.

 Hướng dẫn cách thức tiếp cận làm việc với các tài nguyên trên website trong khóa học, download tài liệu, cách thức tham gia diễn đàn, chat…

Những công việc GV nên làm trên diễn đàn:

 Khuyến thích SV tham gia: đây là công việc tương đối khó khăn. Một số biện pháp GV nên làm để khuyến khích SV tích cực tham gia diễn đàn trao đổi:

 GV cần phải gây được hứng thú học hỏi, tìm tòi kiến thức nơi SV. Khi có nhu cầu hiểu biết, khám phá tự SV sẽ tham gia diễn đàn để được GV và những SV khác hỗ trợ.

 GV cũng có thể tạo những chủ đề với những câu hỏi hay, khiến cho SV cảm thấy bị cuốn hút vào chủ đề đó.

 Ngoài ra, SV không chỉ có nhu học hỏi mà còn có nhu cầu thể hiện bản thân, do vậy cần tạo điều kiện cho các SV được trình bày ý kiến của mình.

 Có thể mời các chuyên gia (tổ trưởng tổ bộ môn, trưởng khoa, chuyên gia về lĩnh vực của môn học...) tham gia diễn đàn. Sự tin tưởng của SV vào uy tín của các chuyên gia có thể làm cho SV muốn đặt các câu hỏi. Nhờ đó sẽ tạo nên được những cuộc thảo luận sôi nổi trên diễn đàn trước khi có câu trả lời chính thức của các chuyên gia.

 Sắp xếp các bài viết trong diễn đàn theo một chủ đề: đôi khi SV không xác định được câu hỏi của mình thuộc chủ đề nào trong diễn đàn. GV nên sắp xếp lại để diễn đàn ngắn gọn, khoa học, dễ tìm kiếm và thông báo sự thay đổi đó cho SV.

 GV phải đóng vai trò định hướng cho cuộc thảo luận tránh việc đi quá xa chủ đề hay xảy ra những cuộc tranh cãi chứ không phải là tranh luận. Phải theo dõi thường xuyên nội dung diễn đàn để kịp thời xóa những bài viết mang tính chất phá hoại hay có những từ ngữ không phù hợp mà bộ lọc của Moodle chưa được thiết lập để loại bỏ.

2.4.2.2. Về học tập

Để tham gia khoá học e-learning, ngoài việc phải trang bị máy tính có kết nối Internet, các SV còn cần những kỹ năng tối thiểu sau:

 Kỹ năng sử dụng máy tính và mạng: SV phải biết đánh máy, tự cài đặt và sử dụng những phần mềm có liên quan đến bài học, biết kết nối mạng Internet, sử dụng email và duyệt web.

 Tính tự giác: do việc quản lý các khoá học e-learning không như các khoá học truyền thống, giáo viên không trực tiếp giảng bài và giao bài tập cho học viên, vì vậy SV tự mình học bài và làm bài tập, tự kiểm tra kiến thức và trình độ của mình. Nếu không có tính tự giác cao, SV khó có thể nắm bắt được nội dung khoá học. Để nâng cao chất lượng học tập, SV còn phải tự tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan đến khoá học, không ngần ngại học nỏi kinh nghiệm những người đi trước thông qua các diễn đàn trên mạng.

Truy cập và tạo tài khoản trên website Hệ thống E-learning PCI

Khi truy cập website Hệ thống E-learning PCI bởi địa chỉ:

http://123.25.71.75:88/elearning/ SV sẽ thấy trang chủ của website Hệ thống E- learning PCI như Hình 1.22.

Yêu cầu phải điền đầy đủ các thông tin có đánh dấu * và địa chỉ email sử dụng đăng kí phải có thật và đang hoạt động. Chọn “Tạo tài khoản mới” ở cuối trang để hoàn thành việc đăng kí tài khoản. Moodle sẽ gởi đến người sử dụng một email có chứa đường link kích hoạt tài khoản. Sau khi nhận email và kích hoạt tài khoản theo hướng dẫn của email, người dùng đã có thể sử dụng tài khoản này để tham gia khóa học.

Đăng nhập và cập nhật hồ sơ cá nhân

Khi đã có tài khoản, để tham gia các khóa học nhập tài khoản và mật khẩu để đăng nhập hệ thống. Lúc này, người sử dụng có thể đăng nhập trực tiếp vào ô

“Đăng nhập” ở cột bên phải với tên và mật khẩu đã đăng ký.

Nếu quên mật khẩu có thể dùng chức năng “Quên mật khẩu. Cần phải nhập địa chỉ email và tên đăng nhập để yêu cầu hệ thống gửi lại mật khẩu. Do đó, phải chú ý nhập đúng địa chỉ email.

Sau khi đăng nhập hệ thống thành công có thể điều chỉnh mọi thông tin cá nhân người dùng (trừ tên đăng nhập). Để điều chỉnh thông tin cá nhân, chọn tên đăng nhập hiển thị ở khối “Thành viên online” ở phần cuối của trang để truy cập đến hồ sơ của mình. Chọn “Cập nhật hồ sơ cá nhân” để có thể thay đổi các thông tin như tên, họ, địa chỉ email,… hay có thể tải lên hình ảnh hoặc biểu tượng của mình bằng cách click vào Browse (Hình 2.33) sau đó chọn hình hoặc biểu tượng muốn tải lên.

Hình 2.33. Tải hình ảnh lên hồ sơ cá nhân

Duyệt nội dung khóa học

Sau khi đã đăng nhập vào hệ thống, để duyệt nội dung khóa học chọn “Mạng máy tính” trong khối các khóa học hiện có, sẽ hiển thị giao diện Hình 2.34, bao gồm tất cả các tài nguyên và các hoạt động của khóa học. Chỉ cần click chọn tài nguyên muốn xem hay hoạt động muốn tham gia.

Hình 2.34. Giao diện khoá học Mạng máy tính

Để có thể thu được kết quả tốt khi tham gia khóa học trên website, SV cần biết cách khai thác các tài nguyên và các hoạt động trong khóa học một cách hiệu quả.

Với chương trình e-learning, SV cần phải làm việc tích cực, chủ động. Phải bỏ nhiều thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu, trao đổi với GV và các SV khác để khai thác sức mạnh tri thức của cộng đồng.

Hệ thống E-learning PCI được định dạng theo tuần. Sẽ bao gồm tài nguyên chung cho tất cả các SV và tài nguyên liên quan đến từng phần nội dung trong từng tuần. Tất cả các SV tham gia khóa học đều có thể truy cập tất cả các tài nguyên và tham gia tất cả các hoạt động.

Làm việc với các tài nguyên:

Thao tác với các tài nguyên rất đơn giản. Click tài nguyên mà bạn muốn truy cập, hiển thị giao diện như hình 2.35

Hình 2.35. Mở hoặc lưu tài nguyên

Chọn “Open” để mở tài nguyên, chọn “Save” để tải tài nguyên về máy tính.

“Cancel” để hủy việc truy cập tới tài nguyên.

Làm việc với các hoạt động

Làm việc với các hoạt động tương đối phức tạp hơn làm việc với các tài nguyên. Mỗi một hoạt động có một cách thức sử dụng riêng biệt.

Sử dụng diễn đàn:

Nên tham khảo các diễn đàn và những hồi âm trước khi gửi bài để tránh việc nêu một câu hỏi, một chủ đề đã được thảo luận hay trình bày những ý đã được đề cập.

Tạo một chủ đề mới trong diễn đàn:

 Click vào liên kết “Thêm một chủ đề thảo luận mới…”

 Trên trang soạn thảo đặt chủ đề cho cuộc thảo luận mới.

 Viết nội dung: câu hỏi về vấn đề bản thân quan tâm, hay nói về chủ đề muốn thảo luận với mọi người.

 Đính kèm: Nếu muốn đính kèm một file, như một tài liệu hoặc một bức hình, click nút Browse, tìm tài liệu trên máy tính và click “Open”. Tài liệu phải nhỏ hơn kích thước tối đa của file đính kèm diễn đàn cho phép.

 Click “Gửi bài viết lên diễn đàn”.

Hình 2.36. Tạo chủ đề mới trong diễn đàn Gởi bài tham gia vào một chủ đề đã có:

 Chọn vào chủ đề muốn tham gia.

 Click vào ô “Phúc đáp” ở góc phải bên dưới sẽ hiển thị trang “Bài phúc đáp của bạn”, không cần điền tiêu đề, tất cả thao tác còn lại hoàn toàn tương tự gởi chủ đề mới lên diễn đàn.

Diễn đàn là công cụ quan trọng nhất và là trung tâm của tất cả các khóa học.

Công cụ này rất linh hoạt và GV có thể liên kết các mục chú giải thuật ngữ, các nội dung đa phương tiện và những nội dung khác vào các thông điệp diễn đàn. Vì vậy, SV nên thường xuyên xem và tích cực tham gia diễn đàn để có thể trao đổi kinh nghiệm học tập, cùng tìm hiểu vấn đề dưới nhiều khía cạnh và quan điểm khác nhau, để từ đó thu được tri thức toàn diện, sâu sắc.

Sử dụng Chat:

Để tham gia chat, SV chọn hoạt động “Trao đổi trực tuyến (Chat)” (Hình 2.37.). Click vào liên kết “Kích vào đây để bây giờ đi vào phòng chat” để tham gia chat.

Hình 2.37. Giao diện trang trao đổi trực tuyến

Phòng chat là một công cụ khá tốt cho việc đối thoại trực tiếp giữa SV với GV và giữa các SV với nhau. Chat có một lợi thế so với diễn đàn là mọi thắc mắc nảy sinh được giải đáp ngay, không cần phải chờ đợi. SV nên đọc kỹ tài liệu và ghi chú lại những thắc mắc của mình, tận dụng tối đa thời gian của những buổi chat để trao đổi với GV đạt hiệu quả cao nhất. Các phiên chat đều được lưu lại, vì vậy sau khi chat tất cả các SV đều có thể xem lại các câu hỏi và câu trả lời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương quá trình xây dựng chương trình e- learning môn MMT, cách thức vận hành website Hệ thống E-learning PCI và phương pháp dạy học môn MMT bằng e-learning. Việc xây dựng nội dung và phương pháp đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Do vậy, muốn phát triển website thử nghiệm thành một chương trình Hệ thống E-learning PCI hoàn chỉnh cần có sự đầu tư của nhà trường, sự góp sức của các đồng nghiệp cũng như sự góp ý của các GV khác và của SV .

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm moodle dạy và học trực tuyến môn mạng máy tính tại trường cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)