Thực trạng dạy học môn Mạng máy tính

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử tích hợp môn mạng máy tính trường cao đẳng công nghiệp Phúc Yên (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN MẠNG MÁY TÍNH TẠI KHOA

2.3. Thực trạng dạy học môn Mạng máy tính

2.3.1. Chương trình môn học.

Hiện nay môn Mạng máy tinh đang giảng dạy tại trường Cao Đẳng Công nghiệp Phúc Yên được áp dụng theo chương trình khung của tổng cục dạy nghề với 90h trong đó có 40h lý thuyết và 50h thực hành với nội dung chính được phân phối như sau:

38 Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian Tổng

số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1 Giới thiệu chung về mạng máy tính 9 4 5

2 Mô hình tham chiếu OSI 5 4 1

3 Phương tiện truyền dẫn và các thiết bị mạng 13 3 9 1

4 Tôpô mạng 10 4 5 1

5 Các bộ giao thức 15 5 9 1

6 Kiến trúc mạng 6 5 1

7 Khả năng tương kết mạng 17 7 10

8 Các phương pháp khắc phục sự cố 15 5 9 1

Cộng 90 37 47 6

Hình 2-1:Nội dung và phân phối môn học Mạng máy tính

* Ghi chú : Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

2.3.2. Mục tiêu của môn học.

Sau khi học song, người học có khả năng:

* Về mặt kiến thức

- Được đánh giá qua bài kiểm tra viết , kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành đạt các yêu cầu sau :

- Cài đặt mạng cục bộ.

- Phụ trách quản lý một mạng máy tính tại cơ quan xí nghiệp, một phòng Nét.

- Biết chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố cơ bản trên hệ thống trên mạng LAN, Internet.

- Nắm vững các kiến thức về thiết bị mạng.

- Hiểu được sự họat động và phân cấp của hệ thống tên miền.

- Hiểu được cấu trúc của dịch vụ thư mục.

- Hiểu được các kiến thức và chia xẻ các tài nguyên trên mạng.

- Nguyên tắc thiết lập cấu hình và quản trị in ấn của một máy phục vụ in mạng.

- Hiểu được công cụ thu nhập thông tin về tài nguyên mạng và tài nguyên máy tính.

* Về mặt kỹ năng

Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh trong các bài thực hành đạt được các yêu cầu sau:

- Thiết kế được các mô hình kết nối một hệ thống mạng LAN.

- Cài đặt và cấu hình được giao thức mạng TCP/IP - Kiểm tra và chỉnh được các sự cố đơn giản trên mạng - Thực hiện bài thực hành như: Bấm cáp, thiết lập địa chỉ.

39 - Cài đặt các bộ giao thức.

- Quản trị người dùng và nhóm người dùng trong hệ thống.

- Quản lý các thiết bị trong hệ thống mạng LAN phòng máy, văn phòng...

- Cấu hình một hệ thống mạng LAN, Tôpô

- Giải quyết được các sự cố trên hệ thống mạng LAN, Tôpô

* Về mặt thái độ

Rèn luyện khả năng tư duy, sự nhạy bén, cẩn thận, an toàn trong công việc, tự giác trong học tập.

2.3.3. Đặc điểm của môn Mạng máy tính.

Là một môn học kỹ thuật, đối tượng nghiên cứu chính của nó chính là máy tính và mạng. Đây là môn học rất quan trọng đối với chuyên ngành Mạng máy tính. Nó là một môn học vừa có tính cụ thể, vừa có tính trừu tượng, vừa có tính thực hành là môn học được đánh giá cao ở năng lực thực hiện. Bên cạnh đó môn Mạng máy tính sử dụng tích hợp tương tác người - máy rất nhiều trong giảng dạy nhất là các bài kiểm tra, các bài thực hành.

* Tính cụ thể

Nội dung môn bao gồm các kiến trúc về thiết bị mạng, các giao thức về mạng như(

LAN, TCP/IP, OSI). Với những nội dung này, người học được trực tiếp thực hành và trực tiếp xây dựng hệ thống mạng trên máy vi tính được sử dung phần mềm ảo (phần mềm Packet Tracer) như vây người học được tri giác trực tiếp hoặc qua các thao tác thực hành với máy tính. Có nghĩa là để nắm được kiến thức đó người học và máy tính đã tương tác trực tiếp với nhau.

* Tính trừu tượng

Môn học này có các kiến thức về các giao tiếp, tiếp cận với các thiết bị mạng mới, cách khắc phục các sự cố về mạng, các nguy cơ bị tấn công của hệ thống mạng, ... Đây là những kiến thức mang tính trừu tượng cao, để lĩnh hội được những kiến thức này không những đòi hỏi sự tương tác trực tiếp với máy tính mà còn yêu cầu người dạy phải có mô tả các hoạt động diễn ra bên trong nó.

* Khả năng thực hành:

Đối với học sinh, thực hành và tự học thường chiếm 60-70% thời lượng học tập. Học tin học nói chung và học Mạng máy tính nói riêng là luôn phải đi đôi lý thuyết với thực hành và thực hành đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong nội dung học. Mọi tri thức đều được lĩnh hội một cách sâu sắc thông qua các bài thực hành hay nói cách khác tất cả các kiến thức lý thuyết sẽ được chứng minh, thấm nhuần và thông qua thực hành sẽ hình thành nên kỹ năng, kỹ xảo cho người học.

Kỹ năng thực hành cụ thể:

- Khả năng bấm dây mạng, khả năng rải dây mạng, đi dây.

- Két nối máy tính theo các topology khác nhau.

40 - Khả năng kết nối thiết bị mạng.

- Khả năng cấu hình thiết bị mạng.

- Cài đặt các server.

- Cấu hình hệ thống mạng.

- Kết nối máy in trong mạng LAN. - Chia sẻ tài nguyên trong mạng.

- Cài đặt các dịch vụ như thư tín điện tử, máy chủ web, ...

Trên đây tôi đã nêu lên một số đặc điểm của môn Mạng máy tính, nói tóm lại nó là môn học mà trong quá trình dạy học:

- Người học, người dạy tương tác trực tiếp với máy tính - Là môn học đánh giá năng lực thực hiện là quan trọng nhất

- Trong dạy học hiện đại, các phương tiện dạy học môn Mạng máy tính lại chính là đối tượng nghiên cứu của môn học.

2.3.4. Thực trạng dạy học môn Mạng máy tính tại khoa CNTT trường Cao Đẳng Công nghiệp Phúc Yên.

Môn học Mạng máy tính với thời lượng thực hành chiếm tới 62,5% thời gian. Các bài thực hành chủ yếu trên các thiếtbị cũ và thực hành thủ công không được hõ trợ về máy. Một số tiết họccủa môn học này, không thể thực hành trên hệ thống thật, mạng thật vì nó chỉ có một máy tính chủ, mỗi lần thực hành lắp đặt cụ thể một hệ thống mang LAN thi phải cần nhiều máy kêt nối với nhau mà số lượng máy tính mối phòng máy có hạn nên điều này gây ảnh hưởng tới các phòng máy và các ca thực tập vốn đã có mật độ dày đặc.

Các giáo viên trong khoa đã rất sáng tạo, sử dụng phần mềm phần mềm Packet Tracer cài đặt trên các máy đã tạo các kết nối giữa các máy tính với nhàu thành một hệ thống mạng LAN hoàn hảo và hơn thế nữa phần mềm Packet Tracer cho phép học sinh thực hiện cài đặt các thiết bị mạng như thật trên máy tính PC. Vấn đề này đặt ra yêu cầu phải thiết kế các bài giảng dạy thực hành có khả năng tích hợp cao, có thể mô phỏng quá trình lắp đặt, xây dụng hệ thống mạng để tạo ra một môi trường thực hành “ảo mà như thật”. Thông qua các thao tác và hướng dẫn của giáo viên ở trên lớp, người học có thể tích hợp vớiphần mềm qua đó lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử tích hợp môn mạng máy tính trường cao đẳng công nghiệp Phúc Yên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)