Xây dựng quy trình bài giảng điện tử tích hợp

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử tích hợp môn mạng máy tính trường cao đẳng công nghiệp Phúc Yên (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TÍCH HỢP MÔN MẠNG MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN

3.1. Xây dựng quy trình bài giảng điện tử tích hợp

Bằng việc nhận diện và phân tích các tác nhân tích hợp, kết hợp với các tài liệu tôi đã xây dựng các bài giảng điện tử tích hợpcơ bản, nhấn mạnh mối quan hệ giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong mối quan hệ này, logic của hoạt động dạy được xác lập tương ứng với logic của hoạt động học tạo nên tính tương thích giữa dạy và học trong hệ thống dạy học, chúng tôi xây dựng sơ đồ quy trình thiết kế bài giảng điện tử tích hợp, cụ thểdạy học bao gồm các yếu tố và mối liên hệ hoạt động của các yếu tố đó như sau.

Hình 3.2: Quy trình thiết kế bài giảng điện tử tích hợp S

Đ

Lựa chọn kiến thức trọng tâm của bài giảng Hình thành ý tưởng

Sử dụng các chương trình để thiết kế Hoạt động dạy học của GV, HS Thời gian cho mỗi nội dụng của giáo án

Xác định mục tiêu bài giảng

Chạy thử, sửa chữa hoàng chỉnh bài giảng

Hoàn thành

43

* Giai đoạn chuẩn bị:

Trong giai đoạn này giáo viên cần:

Tìm hiểu học sinh: Chuẩn bị những câu hỏi điều tra để biết được sự hiểu biết của học sinh về những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. Dự đoán những khó khăn, chướng ngại mà học sinh có thể gặp phải khi học bài mới dự vào kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Kết quả của việc điều tra sẽ giúp cho giáo viên xây dựng hoặc lựa chọn được các tình huống học tập khác nhau sao cho phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình.

Xác định mục tiêu: Để xác định được các mục tiêu của bài học và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp thì trước hết cần phải phân tích và hiểu rõ các kiến thức trọng tâm của bài học. Việc xác định mục tiêu của bài học quyết định đến việc xây dựng và lựa chọ các tình huống dạy học. Mục tiêu của bài học là các tiêu chí về mặt: kiến thức, kỹ năng thái độ mà học sinh cần phải đạt được trong bài học.

Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học dự kiến sử dụng trong giờ học: Việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phải dựa vào nội dung bài học, những khó khăn chướng ngại mà học sinh sẽ gặp phải trong giờ dạy cũng như kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Các phương tiện dạy học cũng phải phù hợp với nội dung dạy học và phương pháp dạy học được lựa chọn.

Chuẩn bị tư liệu và phương tiện thực hành: Với mỗi bài giảng, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các tư liệu phục vụ cho bài giảng. Đó cúng có thể là những tư liệu mà giảng viên cần giớ thiệu để học viên đọc thêm khi họ có nhu cầu đào sâu mở rộng kiến thức.

Với đặc điểm môn học Mạng may tính và thực trạng cơ sở vật chất tại khoa thì mỗi máy tính tại phòng máy, cần phải đặt các phần mềm như Packet Tracer là phần mềm rất tiện dụng cho các bạn bước đầu đi vào khám phá, xây dựng và cấu hình các thiết bị của Cisco, nó có giao diện rất trực quan với hình ảnh giống như Router thật, bạn có thể nhìn thấy các port, các module. Việc chuẩn bị này để đảm bảo học sinh có thể thực hành thiết kế mạng LAN ảo này mà không ảnh hưởng đến mạng thật. Ngoài ra để tăng cường tương tác giữa các giáo viên – học sinh – môi trường (máy tính), nâng cao hiệu quả dạy học, cần cài đặt phần mềm MetOp School – phần mềm để quản lý và dạy học trên mạng LAN. Với phần mềm này, giáo viên có thể giảng bài, gửi bài và nhận bài cho học sinh; có thể quản lý các máy học sinh, hướng dẫn trực tiếp khi cần thiết,…Giáo viên cần đảm bảo các phần mềm này hoạt động tốt trước khi hướng dẫn học sinh thực hành.

Sau khi có đủ tư liệu, chuẩn bị tốt các điều kiện thực hành, giáo viên soạn đề cương khái quát của bài giảng. Đề cương này, trong những điều kiện nguồn lực cho phép, nên chuyển hoá thành tài liệu phát tay cho học viên giúp học viên thuận lợi trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ học tập đã xác định.

44

Xây dựng bài giảng điện tử và soạn giáo án: Giáo viên tiến hành thiết kế và xây dựng bài giảng điện tử. Yêu cầu của bài giảng điện tử là phải có tích hợp, tính tương tác cao, có thể giảng dạy trực tiếp trên lớp hoặc từ xa qua mạng.

Giáo án (còn gọi là kế hoạch bài giảng) là văn bản ghi chép một cách chi tiết theo một trình tự logic những gì mà giảng viên mong muốn sẽ diễn ra trong giờ lên lớp của mình. Có kế hoạch bài giảng, giảng viên mời chủ động khi giảng dạy và tránh được những sai sót (ví dụ quên một ý nào đó, một hoạt động nào đó) trong tiến trình giờ giảng. Để có kế hoạch bài giảng, giảng viên phải lập kế hoạch bài giảng, tức là phải viết ra những dự kiến của mình về bài giảng đó và lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với đối tượng điều kiện…( có thể là thuyết trình, hoạt động nhóm, xử lý tình huống…). Trong kế hoạch bài giảng cần làm rõ các vấn đề như: Phân bố chủ đề bài giảng theo thời gian cho phép, chuẩn bị các dẫn chứng, ví dụ để minh họa trong bài giảng, các câu hỏi sẽ phát vấn, các phương pháp dạy học cụ thể sẽ sử dụng trong giờ, phương án kiểm tra kết quả học tập của học viên, các điều kiện chung của lớp học….

Kế hoạch bài giảng theo định hướng của đổi mới PPDH quan tâm chủ yếu đến chuỗi các hoạt động mà giảng viên thiết kế cho học viên. Bằng hành động tham gia của từng cá nhân học viên vào các hoạt động này, học viên sẽ đạt được mục tiêu học tập. Nói cách khác, đổi mới PPDH đòi hỏi phải đổi mới kỹ thuật lập kế hoạch bài giảng của giảng viên.

* Giai đoạn thực hiện kế hoạch bài giảng.

Thực hiện kế hoạch bài giảng là làm cho kế hoạch bài giảng trở thành hiện thực dạy học, thực hiện dạy học ở cấp độ hoạt động. Khâu này bao gồm các bước như sau:

1> Phần mở đầu.

Trong phần mày giáo viên thực hiện nội dung cụ thể như sau:

Lôi cuốn sự chú ý của học sinh:Mục tiêu của nội dung này là hướng sự chú ý của học sinh đến hoạt động của giáo viên nhờ đó mà chú ý đến chủ đề học tập được giáo viên phát biểu. Có kỹ thuật khác nhau để thực hiện nội dung này. Lựa chọn kỹ thuật nào, giáo viên phải có sự chuẩn bị trước. Ví dụ: giáo viên có thể kể một câu chuyện, chiếu một hình ảnh hấp dẫn, đưa ra các số liệu thống kê, nêu một tình huống thực tế,… tất cả đều phải gắn kết với một chủ đề học tập. Nói cách khác sau khi kết thúc nội dung này giảng viên phải thông báo được chủ đề học tập cho học viên.

Xác định những nội dung học tập: Vì nội dung bài học và những vấn đề cần biết thêm rất phong phú và đa dạng. Để đạt được mục tiêu bài học đặt ra, giáo viên cần xác định và khái quát các vấn đề trọng tâm của bài học với ý nghĩa đây là những nội dung mà học mà học sinh khi chiếm lĩnh được nó thì các mục tiêu học tập sẽ được thực hiện. Những vấn đề khác có thể được xem như là bài tập hoặc tiến hành thảo luận, giải đáp trong giờ luyện tập.

45

Thông báo các học liệu cần thiết để thực hiện nội dung của bài: Giáo viên chỉ rõ nguồn tài liệu để học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên hoặc học tham khảo theo từng nhu cầu của học sinh. Các phương tiện kỹ thuật được sử dụng cũng phải được giáo viên chuẩn bị trước và thông báo với học sinh.

2> Phần tổ chức các hoạt động cụ thể.

Đây là phần giáo viên thực hiện tổ chức các hoạt động dạy học để thực hiện nội dung của bài nhờ đó đạt mục tiêu dạy học. Công việc giáo viên cần thực hiện trong phần này là:

Phân chia các nội dung học tập thành các đoạn thông tin và thiết kế các hoạt động dạy học: Nội dung giảng bài nên được sắp xếp theo các đoạn thông tin tương đối độc lập. Cần thiết phải chia đoạn thông tin để đàm bảo cho học sinh tham gia các hoạt động hoặc tri giác thông tin một cách logic và tập chung chú ý nhất. Tương ứng với mỗi đoạn thông tin sẽ cần đến những phương pháp hoạt động cụ thể để học viên thao tác với các thông tin đó.

Tiến hành các hoạt động dạy và học:Tổ chức nhữ hoạt động để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo. Những hoạt động này có ý nghĩa như những phương pháp và cùng với các phương pháp dạy học khác tạo ra con đường và môi trường thuận lợi để học viên đạt được các mục tiêu dạy học. Giáo viên sắp xếp các hoạt động đó theo tiến trình đoạn thông tin. Như vậy, tiến trình bài dạy là tiến trình của một chuỗi các hoạt động mà giáo viên tổ chức để học sinh tham gia.

* Các hoạt động dạy – học môn Mạng máy tính khi áp dụng tích hợpđược thực hiện theo trình tự sau.

- Giáo viên sử dụng phần mềm NetOp School ở chế độ giảng bài (Give Demo) và phần mềm packet tracer kết hợp phương pháp giảng dạy như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, cộng tác nhóm,… để hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức. Học sinh sẽ nghe giảng, quan sát, đàm thoại với giáo viên để lĩnh hội kiến thức.

- Giáo viên giải thích các công việc cần thực hành và làm mẫu các thao tác thực hành. Học sinh quan sát và bắt chước. Trong hoạt động này giáo viên và học sinh đàm thoại để đảm bảo học sinh xác định đượcyêu cầu và nhiệm vụ thực hành.

- Học sinh thực hành trên phần mềm giảng dạy theo các chỉ dẫn để hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Giáo viên thông qua NetOp School (Mosaic View) quan sát và có thể gợi ý, hướng dẫn học sinh khi vướng mắc ở các thao tác. Sau khi đã thành thục, học sinh tiến hành thực hành trên phần mềm packet tracer được cài trên mạng ảo để kiểm chứng.

- Học sinh thông qua phần mềm giảng dạy để tự kiểm tra đánh giá kiến thức và ký năng của mình. Giáo viên thông qua hệ thống mạng cũng đánh giá được tình hình chung của cả lớp.

46

Kết luận về hệ thống kiến thực thu nhận: Thông qua các hoạt động cụ thể, giáo viên hệ thống, chỉnh lý, bổ sung những kết luận rút ra từ phía học sinh nhằm hoàn thiện nội dung kiến thức cần đạt.

3> Phần kiểm tra, đánh giá và kết luận

Giáo viên phải chuẩn bị cho phần kết thúc bài giảng của mình một cách hiệu quả thông qua việc chuẩn bị các nội dung sau:

Vận dụng kiến thức thu nhận được và đánh giá kết quả: Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức vừa xác lập vào tình huống mới nhằm kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh bằng cáchlàm bài tập hoặc khái quát hóa kiến thức vừa xây dựng được. Đồng thời tiến hành kiểm tra, đánh giá nhằm xem xét mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau tiết học so với các mục tiêu đã đặt ra. Với mỗi mục tiêu sẽ có phương pháo kiểmtra tương ứng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp và phác thảo trước cách thực hiện.

Giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh: Nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ học tập mang tính định hướng cho các bài học tiếp theo. Thông thường, để nội dung này có hiệu quả, giáo viên cần nhấn mạnh ý nghĩa của các kết quả học tập mà học sinh vừa đạt với các hoạt động, các nhiệm vụ học tập tiếp theo mà học viên sẽ thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử tích hợp môn mạng máy tính trường cao đẳng công nghiệp Phúc Yên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)