CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN
3.4. Dự báo về khối lượng rác thải sinh hoạt và ô nhiễm rác thải sinh hoạt của huyện Vân Đồn trong thời gian tới
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ngày càng nâng cao và kéo theo tốc độ thải rác của mỗi người cũng tăng. Nói chung tốc độ thải rác tình theo đầu người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào mức sống, mức đô thị hóa, nhu cầu và tập quán sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay huyện Vân Đồn chưa có hệ thống thu gom rác hoàn chỉnh nên việc dự đoán khối lượng rác dựa vào số liệu thống kê dất dễ dẫn đến sai số. Vì vậy, sự gia tăng khối lượng rác thải sinh hoạt sẽ được ước tính theo tốc độ gia tăng dân số.
3.4.1. Dự báo toán tốc độ gia tăng dấn số huyện Vân Đồn đến năm 2020 - Dân số thống kê tại huyện năm 2012 là 43.813 người
- Sử dụng phương pháp Euler [12] - Tỷ lệ gia tăng dân số theo từng giai đoạn phát triển.
Tỷ lệ gia tăng dân nhập cư sẽ làm gia tăng dân số qua mỗi năm. Mức độ nhập cư ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế, cụ thể ảnh hưởng đến đầu tư và việc làm. Tỷ lệ gia tăng dân số phụ thuộc rất nhiều vào chính sách phát triển của thành phố.
Theo Euler, có thể tính sự tăng trưởng dân số theo phương trình:
t N
r N
N = + × × ∆
2
1
*
2 1
i i i
N
N N +
= +
+
i
i Ni r t N
N* +1 = + × ∆ ×
Trong đó : Ni - dân số của năm trước năm cần tính (người);
Ni+1 - dân số năm cần tính (người);
r - tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm (%),
t - khoảng thời gian (năm) (thường lấy t = 1).
Theo quy hoạch phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến 2020 định hướng đến 2030 thì tỉ lệ gia tăng dân số trung bình đến năm 2015 là 1,2% và đến năm 2020 giảm xuống còn 1,15%
Dựa vào công thức Euler, dân số huyện Vân Đồn tính toán được qua các thời kỳ từ năm 2013- 2020 tăng nhẹ, chi tiết được thể hiện trong bảng 3.4
Bảng 3.4: Dự báo tốc độ gia tăng dân số của huyện Vân Đồn giai đoạn 2012 – 2020
Năm Tốc độ tăng dân số(%) Dân số (người)
2012 - 43.813
2013 1,2 44.342
2014 1,2 44.877
2015 1,2 45.419
2016 1,15 45.944
2017 1,15 46.475
2018 1,15 47.013
2019 1,15 47.557
b. Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh của huyện đến năm 2020 Dự đoán khối lượng rác thải phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Ở đấy khối lượng rác thải sẽ được dự đoán trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2020 đề có cơ sở cho việc tính toán nhu cầu về trang thiết bị, diện tích cần thiết cho bãi chôn lấp, chi phí đầu tư, chi phí vận hành... căn cứ cào tốc độ gia tăng dân số và mức độ thải rác của người dân chúng ta có thể dự báo được lượng rác thải của toàn huyện giai đoạn 2012-2020.
Theo Quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì tốc độ thải rác của người dân trên địa bàn huyện Vân Đoòn đến năm 2015 là: 1,1kg/người/ngày và đến năm 2020 là 1,2 kg/người/ngày
- Khối lượng rác thải phát sinh giai đoạn 2012-2020 được tính như sau:
Khối lượng rác phát thải năm cần tính(tấn/ngày.đêm)= [(Dân số năm cần tính x tỷ lệ phát thải năm cần tính)/1000)].
Bảng 3.5: Dự báo khối lượng chất thải đến năm 2020 huyện Vân Đồn Năm Dân số Tỷ lệ phát thải
(kg/người.ng)
Khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày)
Khối lượng rác phát sinh (tấn/năm)
2012 43.813 1,1 48,19 17.591
2013 44.342 1,1 48,77 17.803
2014 44.877 1,1 49,36 18.018
2015 45.419 1,1 49,96 18.235
2016 45.944 1,2 55,13 20.123
2017 46.475 1,2 55,77 20.356
2018 47.013 1,2 56,41 20.592
2019 47.557 1,2 57,06 20.830
Ngoài ra,Vân Đồn hiện đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Theo số liệu thống kê, năm 2011, Vân Đồn đã đón hơn 440.000 lượt khách, tăng 11,66% so với năm 2010. Năm 2012, Vân Đồn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn du khách với 540.000 lượt (tăng 13% so với năm 2011, dự kiến đến năm 2020 tăng 42,6% so với năm 2011) lượng rác phát sinh do hoạt động du lịch trung bình 14,2 tấn/ngày đến 74,9 tấn/ngày vào năm 2020.
Như vậy, lượng rác thải đưa ra môi trường hàng ngày khoảng 48,19 tấn vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và tăng lên 132,62 tấn/ngày vào năm 2020, mặc dù lượng rác thải tăng nhanh do đó nếu không được thu gom và xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của con người.