Ngày soạn: 22/ 02/ 2010
Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú
8A 26/ 02/ 2010
8B
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được các khái niệm sự khử, sự oxi hoá; Hiểu được các khái niệm chất khử, chất oxi hoá; Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hoá khử và tầm quan trọng của p/ư oxi hoá khử
- Rèn luyện để HS phân biệt được chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong những p/ư oxi hoá khử cụ thể; HS phân biệt được p/ư oxi hoá khử với các loại p/ư khác.
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng phân loại p/ư hoá học.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng nhóm. Bút dạ.
- Phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1.
Ổn định lớp:
2. Kiểm tra :
HS1: Nêu cá tính chất hoá học của hiđro? Viết các PTPƯ minh hoạ.
HS2: Chữa bài tập 1/109 vào vào góc bảng phải (Giữ lại để dùng cho bài mới) 3. Bài mới
t Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Nêu vấn đề: Trong p/ư H2 + CuO to H2O + Cu Đã xảy ra 2 quá trình:
1) Hiđro chiếm oxi của CuO tạo thành nước (Quá trình này gọi là sự oxi hoá) 2) Quá trình tách oxi ra khỏi CuO để tạo thành Cu (Quá trình này gọi là sự khử) GV: Hướng dẫn HS ghi sơ đồ 2 quá trình trên.
GV: Vậy sự khử là gì? Sự oxi hoá là gì?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS xác định sự khử, sự oxi hoá trong p/ư a, b (Phần chữa bài tập ghi
I/ Sự khử, sự oxi hoá:
H2 + CuO to H2O + Cu
Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O
HgO + H2 to Hg + H2O
Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử
Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hoá.
lại ở góc phải bảng)
GV: Gọi HS nhận xét, sửa sai.
GV: Trong các p/ư ở góc bảng phải H2 là chất khử, còn Fe2O3, HgO, CuO là chất oxi hoá
HS Nghe và ghi
GV: Vậy chất như thế nào gọi là chất oxi hoá, chất khử?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS quan sát lại p/ư:
2H2 + O2 to 2H2O Chất khử Chất oxi hoá
Trong một số p/ư oxi t/d với các chất, Bản thân oxi là chất oxi hoá
HS: Làm bài tập
a)2Al + Fe3O4 to Al2O3 + 2Fe Chất khử chất oxi hoá:
b) C + O2 to CO2
Chất khử Chất oxi hoá:
………..
GV: Giới thiệu sự khử và sự oxi hoá là 2 quá trình tuy trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một p/ư hoá học.
Phản ứng loại này gọi là p/ư oxi hoá khử.
Vậy p/ư oxi hoá khử là gì?
HS: Nêu định nghĩa
2/ Chất khử, chất oxi hoá:
Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O Chất oxi hoá Chất khử
HgO + H2 to Hg + H2O Chất oxi hoá Chất khử
a) Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử
b) Chất nhường oxi cho chất khác gọi là chất oxi hoá
c) Trong một số p/ư oxi t/d với các chất, Bản thân oxi là chất oxi hoá Bài tập 1:
Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong các p/ư oxi hoá khử sau:
a) 2Al + Fe3O4 to Al2O3 + 2Fe b) C + O2 to CO2
3/ Phản ứng oxi hoá khử:
Phản ứng oxi hoá khử là p/ư hoá học xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử
GV: Gọi HS đọc bài đọc thêm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dấu hiệu để phân biệt được p/ư oxi hoá khử với p/ư khác là gì?
HS: Dấu hiệu để nhận ra p/ư oxi hoá khử là:
1) Có sự chiếm và nhường oxi giữa các chất p/ư
2 )Hoặc có sự cho và nhận electron giữa các chất p/ư.
GV: Gọi HS trả lời HS:
- Phản ứng a thuộc loại p/ư phân huỷ - Phản ứng a thuộc loại p/ư hoá hợp - Phản ứng a thuộc loại p/ư oxi hoá
khử
Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá ở p/ư c:
CO2 + 2Mg to 2MgO + C GV: Gọi HS đọc SGK/111
HS: Đọc SGK và tóm tắt
Bài tập 2:
Hãy cho biết mỗi p/ư dưới đây thuộc loại nào? Đối với p/ư oxi hoá khử hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá.
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O CaO + H2O Ca(OH)2
CO2 + 2Mg 2MgO + C
4/ Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử
SGK 4. Củng cố:
Gọi HS nhắc nội dung chính của bài theo nội dung câu hỏi sau:
- Khái niệm sự khử, sự oxi hoá.
- Chất khử, chất oxi hoá là gì?
- Định nghĩa phản ứng oxi hoá khử?
5. BàI tập: 1,2,3,4,5/113 V RÚT KINH NGHIỆM:
………
………