Chương IV- ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Tiết 21 Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
1. Khái niệm ưu thế lai ( 3’) - Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt
chụi tốt
- Ưu thế lai là gì? Giải thích cơ sở của ưu thế lai?
GV lấy thêm ví dụ: ở lợn sự có mặt của gen trội A, B, C, D đều cho tăng trọng 30 kg, gen lặn tương ứng cho 10 kg Pt/c: AAbbCCDD x aaBBccdd
F1 như thế nào? tính KL của P, F1
→ Sự có mặt của nhiều gen trội trong KG sẽ đem lại kết quả như thế nào ?
GV: Phân tích vai trò của tế bào chất trong việc tạo ưu thế lai thông qua phép lai thuận nghịch ?
- Dựa vào cơ sở di truyền học muốn tạo ưu thế lai chúng ta phải có nguyên liệu gì?
- Trong các phép lai đã học ở lớp 9 thì phương pháp nào cho ưu thế lai cao nhất?
- Làm thế nào để tạo ra dòng thuần (tự thụ phấn, giao phối cận huyết )
- Ưu và nhược điểm của phương pháp tạo giống bằng ưu thế lai ?
- Nếu lai giống thì ưu thế lai sẽ giảm dần vậy để duy trì ưu thế lai thì dùng biện pháp nào ?
GV: Hãy kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam?
HS: Bằng kiến thức thu được từ sách, báo,...trả lời câu hỏi.
HS: dựa trên kiến thức đã học ở lớp 9 trả lời câu hỏi.
HS: lai luân chuyển ở ĐV và sinh sản sinh dưỡng ở TV
trội so với các dạng bố mẹ.
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai (6’)
- Giả thuyết siêu trội: kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc, AAbbCC, AABBcc.
- Sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut → hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi bểu hiện của tính trạng.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai ( 8’)
- Tạo dòng thuần : cho tự thụ
phấn qua 5-7 thế hệ
- Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất.
* Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế
* Nhược điểm: tốn nhiều thời gian biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.
4. Một vài thành tựu ( 5’) - Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống lúa đã trồng ở Việt Nam như : IR5.
IR8 C: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.
- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
1. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa dòng thuần chủng có mục đích A. phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai
có giá trị kinh tế nhất.
B. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.
C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ.
2. Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì A. dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau.
B. có đặc điểm di truyền không ổn định.
C. tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 bị giảm dần qua các thế hệ.
D. đời sau dễ phân tính.
3. Loại biến dị xuất hiện khi dùng ưu thế lai trong lai giống là A đột biến gen.
B. biến dị tổ hợp.
C. thường biến.
D. đột biến nhiễm sắc thể.
Đáp án 1C 2C 3B
D: VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Các gen di truyền liên kết với giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec hay không nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau? Giải thích.
Lời giải:
Các gen di truyền liên kết với giới tính không thể đạt được trạng thái cân bằng Hacdi- Vanbec sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên vì theo đề ra thì tần số alen ở hai giới là không như nhau trong thế hệ bố mẹ.
E: MỞ RỘNG (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải
quyết vấn đề Tìm hiểu và báo cáo về công nghệ tế bào động vật.
4. HDVN : ( 1’)
1. Học và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
3. Xem lại bài 31,33 SH 9