BÀI : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 12 (cả năm) (Trang 170 - 176)

Chương V DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Tiết 22 - Bài 21: DI TRUYỀN Y HỌC

Tiết 43- BÀI : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI MỚI

1.Kiến thức.

Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí.

2. Kĩ năng.

Rèn luyện học sinh các kĩ năng :

- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.

- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.

- Tư duy sáng tạo - Lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.

4. Năng lực hướng tới a/ Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về bài học

2. Học sinh : HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học

III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:

Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học

Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác

Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định – Kiểm tra: 4’

-Phân tích các tiêu chuẩn thường được dùng để phân biệt 2 loài thân thuộc? Ví dụ cho mỗi tiêu chuẩn.

-Vai trò của các cơ chế cách li? Mối liên quan giữa các cơ chế cách li với sự hình thành loài?

2.Bài mới: 35’

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu :

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức GV cho HS chơi trò Dự đoán

Dựa vào nội dung KTBC ->Thực chất của quá trình hình thành loài là gì? Diễn ra theo những con đường nào? Những cơ chế nào đã thúc đẩy quá trình hình thành loài mới?ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu :

Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí.

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

-Thực chất của quá trình hình thành loài mới?

-Phân tích tác động của các nhân tố tiến hoá lên quá trình hình thành loài mới.

Hoạt động 1. I.HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ: 15’

-Phân tích ví dụ ở loài chim sẻ ngô ->Do đâu các quần thể trong loài bị cách li?

-Phân tích vai trò của đk địa lí, cách li địa lí, CLTN?

->Lưu ý: đk địa lí không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể SV mà là nhân tố chọn lọc những KG thích nghi -> qui định các hướng chọn lọc -Cho VD và phân tích về sự hình thành 13 loài chim sẻ ở quần đảo Galapagos ->Tại sao quần đảo được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu qtrình hình thành loài mới?

*Giảng:Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí:

+ Hay xảy ra với các loài ĐV có khả năng phát tán mạnh

+Thường xảy ra 1 cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

+Thường gắn liền với quá -

Do sự trở ngại về mặc địa lí nên con đường hình thành loài này có những đặc điểm sau:

+ Chậm, nhiều dạng trung gian

+ Loài phát tán mạnh + Điều kiện địa lí, sàn lọc kiểu hình thích nghi, giúp lựa chọn lại kiểu gen thích nghi

-> Giống về hình thái nhưng lại khác nhau về đặc tính sinh thái: chênh lệch thời kì sinh sản

Điều kiện địa lí chỉ sàn lọc lại kiểu hình thích nghi chứ không tạo ra kiểu hình thích nghi.

Trong tự nhiên, chúng

Thực chất: Hình thành loài là sự cải biến thành phần KG của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

I.HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ:

(hình thành loài khác khu) 1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới

Ví dụ:

-Loài chim sẻ ngô phân bố rộng, có ba nòi chính: nòi Châu Âu, nòi Ấn Độ, nòi Trung Quốc

-Nơi tiếp giáp giữa các nòi Châu Âu – Ấn Độ, Ấn Độ – Trung Quốc đều có dạng lai tự nhiên

-Tại vùng thượng lưu sông Amua các nòi Châu Âu và Trung Quốc cùng tồn tại mà không có dạng lai -> đây là giai đoạn chuyển từ nòi địa lí sang loài mới

Cơ chế:

Loài mở rộng khu phân bố chiếm những vùng khác nhau hoặc khu phân bố của loài bị

chia cắt -> đkiện sống khác nhau > CLTN tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau ->nòi địa lí ->loài mới.

-Điều kiện địa lí: qui định các hướng chọn lọc cụ thể .

-Cách li địa lí: là nhân tố tạo điều kiện thúc đẩy sự phân hoá trong loài.

-CLTN: tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng

trình hình thành qthể thích nghi.

+Quá trình hình thành qthể th.nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

không giao phối nhau nên có thể là hai loài khác nhau, nhưng nuôi nhân tạo lại giao phối nên chúng cùng loài

khác nhau

->Hình thành loài bằng con đường địa lí giải thích cho quan niệm của Đacuyn về con đường PLTT

*Đối tượng: ở thực vật ,động vật

Phát tán mạnh, di chuyển xa 2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí (giảm tải)

(hình thành loài cùng khu) C: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 1: Vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài mới là A. nhân tố tạo điều kiện cho sự cách li sinh sản và cách li di truyền.

B. nhân tố tác động trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật C. nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau D. nhân tố tạo ra những kiểu hình thích nghi với những điều kiện địa lí khác nhau Đáp án: C

Câu 2: Khi nói về cách li địa lí, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động và phát tán ít chịu ảnh hưởng của dạng cách li này.

(2) Các quần thể trong loài bị ngăn cách nhau bởi khoảng cách bé hơn tầm hoạt động kiếm ăn và giao phối của các cá thể trong loài.

(3) Cách li bởi sự xuất hiện các vật cản địa lí như núi, sông, biển.

(4) Các động vật ở cạn hoặc các quần thể sinh vật ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: C

Câu 3: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?

A. Sự thay đổi điều kiện địa lí B. Sự cách li địa lí

C. Đột biến

D. CLTN

Hiển thị đáp án Đáp án: C

Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hóa thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.

Hiển thị đáp án Đáp án: C

Câu 5: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

(1) Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

(2) Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau, ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.

(3) Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật.

(4) Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi tới loài mới.

(5) Điều kiện địa lí là nhan tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

(6) Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hiển thị đáp án

Đáp án: A

D: VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Tại sao lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo thành loài mới ở thực vật nhưng lại ít xảy ra ở động vật?

Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa:

Nêu các cơ chế hình thành loài bằng đột biến lớn. Vì sao hình thành loài bằng đa bội hoá hay gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật?

E: MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học 4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 128 SGK , đọc trước bài 30.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học 12 (cả năm) (Trang 170 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(285 trang)
w