Hướng sử dụng tác nhân sinh học trong ĐTSH bảo vệ cây trồng

Một phần của tài liệu Bài giảng đấu tranh sinh học và ứng dụng (Trang 24 - 29)

Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐTSH

2.4. Hướng sử dụng tác nhân sinh học trong ĐTSH bảo vệ cây trồng

Biện pháp này được duy trì từ lâu và được coi là một trong những hướng chính trong ĐTSH bảo vệ cây trồng vì những lí do sau đây:

+ Quần thể trong tự nhiên là rất lớn, gấp nhiều lần so với các quần thể nuôi nhân tạo.

+ Tôn trọng các nguyên lí sinh thái học: bảo vệ được các mối quan hệ qua lại giữa loài có hại và có ích trong quần xã nông nghiệp, bảo đảm tính cân bằng và điều hòa sinh học trong tự nhiên.

+ Mục đích là làm tăng tỉ lệ chết tự nhiên của các loài DH.

+ Rẻ tiền không tốn kém về mặt kinh tế, chỉ cần hiểu về hệ sinh thái nông nghiệp.

Các nguyên tắc cần tuân thủ:

+ Để cho loài DH tồn tại ở mật độ thấp, vì ở mật độ thấp thì DH không làm giảm năng suất nông nghiệp, từng cá thể dịch hại không có ý nghĩa gây hại,

25

chúng chỉ gây hại kinh tế khi đạt đến một mật độ nhất định (gọi là ngƣỡng gây hại kinh tế). Tồn tại ở mức độ thấp, DH làm thức ăn cho TĐ giúp duy trì quần thể TĐ.

+ Xác định ngƣỡng hữu hiệu của TĐ: để đánh giá vai trò của TĐ trong ĐTSH phải xác định ngƣỡng hữu hiệu của TĐ. Vai trò của TĐ trong điều hòa số lượng DH chỉ có được khi quần thể đạt đến một mật độ nhất định, đó là ngưỡng hữu hiệu của thiên địch.

+ Áp dụng hợp lí các biện pháp canh tác để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của TĐ, tạo nơi ở thích hợp và kích tích chúng hoạt động bắt mồi.

+ Bảo đảm tính đa dạng thực vật trong HSTNN: thực vật là nơi cƣ trú và bảo vệ TĐ, là thức ăn thêm cho TĐ, ngoài ra thực vật còn làm tăng tính đa dạng của khu hệ động vật, tăng tinh dẻo sinh thái làm cho HSTNN gần với HST tự nhiên làm tăng tính ổn định của HSTNN nên TĐ phát huy được tác dụng.

+ Sử dụng hợp lí thuộc hóa học: TĐ mẫm cảm với thuốc hóa học đặc biệt ở pha trưởng thành vì thế phải sử dụng sao cho có hiệu quả cao mà ít hại cho TĐ.

2.4.2. Bổ sung TĐ vào quần xã cây trồng nông nghiệp.

TĐ có phản ứng chậm trễ so với sự gia tăng số lượng DH, điều này được thể hiện rõ nhất là khả năng sinh sản của TĐ thấp hơn DH.

DH nhập nội thì thiếu hẳn TĐ vì thể phải bổ sung TĐ. Có 3 cách bổ sung TĐ vào QXNN:

+ Nhập nội và thuần hóa TĐ (biện pháp cổ điển). Việc nhập nội TĐ có thể tiến hành được trong các điều kiện sau:

 HST có ổ sinh thái tự do (HST chƣa bão hòa) mà TĐ nhập về có thể cƣ trú.

 Tại ổ sinh thái đó đang có một loài TĐ nhƣng không có hiệu quả trong điều hòa số lượng quần thể DH về dễ dàng bị tẩy ra khỏi ổ sinh thái bởi loài mới nhập.

 Loài TĐ nhập nội phải có tính dẻo sinh thái.

26

+ Di chuyển TĐ trong phạm vi khu phân bố: thực hiện khi DH lan truyền đến nhưng TĐ chuyên tính chưa có mặt hoặc chưa tích lũy đủ số lượng (dưới ngƣỡng hữu hiệu)

+ Nhân thả TĐ: để bù lại sự giảm hiệu quả của TĐ do sự thiếu trùng hợp trong sự phát triển của TĐ đa thực và vật chủ của chúng người ta áp dụng biện pháp nhân thả TĐ. Có hai phương pháp:

 Thả tràn ngập: nhƣ phun thuộc trừ sâu để dập tắt ổ dịch khi DH có mật độ cao và gây hại lớn.

 Thả định kì để bổ sung số TĐ chết, thường thả vào đầu vụ phát triển của DH, khi TĐ chƣa phát triển.

27

Mô hình 2.1. Thả ong mắt đỏ và côn trùng bắt mồi phòng trừ sâu hại trong nhà lưới theo hướng GAP

Chú thích : OMĐ-ong mắt đỏ , BĐK-bọ đuôi kìm , BXBM-bọ xít bắt mồi , BRBM-bọ rùa bắt mồi.

28

2.4.3. Tạo khả năng miễn dịch của cây trồng đối với các vi sinh vật gây bệnh Sử dụng các chủng (nòi) có tính độc yếu của một loài VSV gây bệnh cây để tạo sự miễn dịch của cây trồng chống lại chủng (nòi) có tính độc mạnh của chính loài vi sinh vật đó.

2.4.4. Sử dụng chất kháng sinh trong bảo vệ thực vật Là hướng quan trọng trong ĐTSH.

Ưu điểm của chất kháng sinh: thường phun với nồng độ rất thấp, bị vi sinh vật phân giải nhanh nên không gây ô nhiễm môi trường.

Các chất kháng sinh phải đáp ứng được các yêu cầu: dễ dàng xâm nhập vào mô của cây trồng và tồn tại một thời gian khá dài. Khống chế được sự phát triển của một số vi sinh vật gây bệnh mà không gây độc hại cho cây trồng.

2.4.5. Sử dụng các chất sinh học

Các chất sinh ho ̣c nhƣ là pheromon, hoocmoon, chất gây triê ̣t sản, Alkil hóa, chất hóa diê ̣t sinh, chúng được nghiên cứu để sử du ̣ng, tác dụng của các chất sinh ho ̣c lên sâu ha ̣i rất đa da ̣ng là dẫn du ̣, xua đuổi, gây ngán, triê ̣t sản, làm rối loạn hoạt động của sâu hại cuối cùng làm sâu chết.

Câu hỏi ôn tập

1) Những hiện tượng đối kháng nào được sử dụng trong ĐTSH ? Vì sao ? 2) Hãy phân tích vai trò của TĐ trong hạn chế số lượng DH.

3) Hãy phân tích cơ sở lí luận của ĐTSH.

4) Hiện nay người ta đang sử dụng những tác nhân sinh học nào để bảo vệ cây trồng vật nuôi ở địa phương ? Tại sao người ta lại sử dụng những tác nhân sinh ho ̣c đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng đấu tranh sinh học và ứng dụng (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)