Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu
1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng nước ta mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung nhưng do phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động của con người nên những quy luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tái sinh rừng nhưng tổng kết thành quy luật tái sinh cho từng loại rừng thì còn rất ít. Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí.
Khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao của rừng đặc dụng tại
Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tuyên (2009) [39] đưa ra kết luận: tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái như sau: Trạng thái IIB mật độ cây tái sinh dao động 4400 - 6320 cây/ha, số loài tham gia vào công thức tổ thành là 35 loài trong đó có 21 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 0,5. Trạng thái IIIAi:
Mật độ cây tái sinh dao động từ 5440 - 5920 cây/ha, số loài tham gia vào công thức tổ thành là 37 loài trong đó 21 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 0,5.
Số cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0,5 - 1,5m sau đó giảm dần khi cỡ chiều cao tăng lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng từ 20 - 37,8%
chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên tại BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Tĩnh, Nguyễn Văn Hồng (2010) [11] đưa ra kết luận: cây tái sinh chủ yếu là cây ưa sáng trong giai đoạn đầu, hầu hết các loài cây sinh trưởng trung bình, mật độ tái sinh ở trạng thái IIB là 5680 cây/ha, IIIA1 là 5360 cây/ha, phần lớn có nguồn gốc từ hạt 78,1 %, phẩm chất tái sinh trung bình.
Cây tái sinh thưa thớt trên sườn và đỉnh núi đặc biệt là cây tái sinh có triển vọng do lớp thực vật quá dày ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng cây tái sinh. Cây tái sinh chủ yếu tập trung ở cỡ chiều cao 0,5 - 1,5 m sau đó giảm dần khi cỡ chiều cao tăng lên.
Khi nghiên cứu về tái sinh rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên - văn hoá Đồng Nai, Bùi Thị Diệp (2012) [5] đưa ra kết luận: tổ thành cây tái sinh kém đa dạng hơn tổ thành tầng cây cao, phần lớn là các loài cây ưa sáng và giai đoạn còn non có khả năng chịu bóng. Mật độ cây tái sinh biên động lớn, mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triên vọng phụ thuộc vào độ tàn che và tầng cây bụi thảm tươi. Phần lớn cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số ít là phân bố ngẫu nhiên, không có khu vực nào có phân bố đều.
Khi nghiên cứu về tái sinh của ba trạng thái rừng: rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai, Lê Hồng Việt
(2012) [17] cho thây tái sinh dưới tán rừng ở đây diễn ra rất tốt, mật độ cây tái sinh trung bình dao động từ 24.000 cây/ha (trạng thái rừng giàu) đến 28.500 cây/ha (trạng thái rừng nghèo)
Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh thuộc rừng kín thường xanh nhiệt đới khu vực Mã Đà, Đồng Nai, Nguyễn Tuân Bình (2014) [2] đã đưa ra kết luận: có 84 loài cây gỗ bắt gặp tái sinh dưới tán rừng. Mật độ tái sinh là 2800 cây/ha trong đó 4 loài cây đồng ưu thế (Trâm, Cầy, Chòi nòi, Bình linh) có mật độ 536 cây/ha chiếm 19,1%, trung bình 4,8%/loài.
Những loài cây gỗ khác (80 loài) đóng góp 2264 cây/ha hay 80,9% tổ thành.
Hệ số tương đồng giữa thành phần loài cây tái sinh và cây mẹ là 72,4%. Điều đó chứng tỏ tổ thành loài cây gỗ ở rừng thứ sinh có thể thay đổi ít nhiều trong quá trình hình thành rừng.
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực mã Đà tỉnh Đồng Nai, Phùng Văn Khang (2014) [12] cho thấy mật độ cây tái sinh dưới tán ba trạng thái rừng IIB, IIIA2 và IIIA3 tương ứng là 11.700, 11.100 và 9.400 cây/ha; đa phần cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và sinh trưởng tốt. Sự tương đồng giữa thành phần cây ở tầng trên với thành phần cây tái sinh ở tầng dưới có hệ số tương đồng thấp, điều đó cho thấy cây tái sinh có thể thay thế không hoàn toàn thành phần cây mẹ ở tầng trên.
Đoàn Thị Hoa (2015) [10] khi nghiên cứu tái sinh của trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA2 tại Khu di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, Điện Biên cho thấy tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thiêu cả về số lượng và kém về chất lượng. Tổ thành cây tái sinh gần giống với tổ thành tầng cây cao, vì vậy trong tương lai tổ thành rừng chưa có sự thay đổi rõ rệt về thành phần loài cây. Mật độ cây tái sinh dao động từ 828 cây/ha (trạng thái rừng IIA) đến 995 cây/ha (trạng thái rừng IIIA2). Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt vẫn ở mức thấp. Cây tái sinh chủ yếu ở cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5m.
Phân bố cây tái sinh trên mặt đất chủ yếu phân bố cụm (chỉ có ô tiêu chuẩn số 2 của hai trạng thái IIA và trạng thái IIB là phân bố đều); do đó có thể đánh giá là tình hình tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng đều chưa ổn định.
Thực tế đã chứng minh rằng, nếu muốn đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế thì cần phải có những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng. Nó càng cần thiết hơn với điều kiện ở nước ta hiện nay vì nhiều khu vực vẫn phải trông cậy vào tái sinh tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trong quy mô hạn chế. Các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ việc nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng.
1.2.4.1. Các nghiên cứu về Đinh hương
Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển thực vật thông dụng” tâp I, đã mô tả cây Đinh hương (còn gọi là Huỳnh đường hoa than, cây Gỏi mật) nhánh cây có long nhung, lá mỏng và chắc, mờ có điểm tuyến trong suốt. Cụm hoa chùy trên thân gỗ già có 3 - 4 nhánh từ gốc, dạng bông ngắn hơn cuống lá, hoa gần như không cuống. Tái sinh thiên nhiên kém chỉ gặp cây con dọc đường đi trong rừng.
Trong cuốn “Danh mục các loài thực vật Việt Nam” tập II, tác giả giới thiệu Đinh hương có tên khác là Huỳnh đàn ở hoa thân, cây phân bố ở Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Cổ Ba), Hà Tĩnh, Kon Tum, Gia Lai (Kon Hà Nừng), Lâm Đồng (Bảo Lộc). Còn ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Mailaisia.Mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng thứ sinh.
Theo Nguyễn Xuân Liệu (2000) đã đưa ra 61 loài cây ưu tiên cho các gen bảo tồn tại Việt Nam, trong đó có cây Đinh hương, loài này có giá trị về sản phẩm ngoài gỗ (nhựa cây có đầu, làm thuốc...), phân bố từ miền Trung trở ra Bắc.
Tiêu chuẩn xây dựng (TCVN 204 - 1998) cho biết Đinh hương thuộc
nhóm gỗ không cần xử lý bảo quản bằng hóa chất trong sử dụng thông thường.
Kết quả giám sát loài Đinh hương tại Vườn Quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa cho thấy, vùng núi đất ít gặp Đinh hương, có 6/8 tuyến gặp Đinh hương, nhưng chỉ gặp 0,6 -1,9 cây/km. Về phân bố tại Vườn Quốc gia Bến En, Đinh hương phân bố tự nhiên ở độ cao 65 - 150m, độ dốc từ 5° - 20°; trên các trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3 thuộc vừng lõi của vườn.
Trong cuốn “Cẩm nang ngành nông nghiệp (2004) có nêu Đinh hương là cây sử dụng trong các chương trình trồng cây, gây rừng ở Việt Nam.
Từ những nghiên cứu Đinh hương cho thấy đây là một trong những loài cây bản địa có giá trị kinh tế, mọc rải rác ở nhiều khu vực khác nhau và có số cây còn ít và loài cây này hiện đang bị khai thác đến mức cạn kiệt. Nhìn chung các công trình nghiên cứu quan tâm đến mô tả giới thiệu đặc điểm của loài. Còn những nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học, đặc điểm nơi mọc của Đinh hương rất hạn chế.