ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘIKHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp bảo tồn loài Đinh hương (Dysoxylum cauliflorum Hiern) tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 37 - 41)

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, phạm vi diện tích:

- Vị trí: Khu BTTN Na Hang nằm ở phía Đông Nam huyện Na Hang cách Thành phố Tuyên Quang 110 km về phía Đông bắc, có tọa độ địa lý:

Từ 22014' - 22035' vĩ độ Bắc;

Từ 104017' - 105035' kinh độ Đông.

- Ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp các xã: Sinh Long, Thượng Nông. Yên Hoa.

Phía Nam giáp xã: Yên Lập (huyện Chiêm Hóa).

Phía Tây giáp: Thị trấn Na Hang, xã Năng Khả (huyện Na Hang) và xã Thượng Lâm (huyện Lâm Bình).

Phía Đông giáp các xã: Đà vị (huyện Na Hang), Xuân Lạc, Bản Thi, Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn).

- Phạm vi và diện tích: (thay đổi theo 03 giai đoạn)

Khu BTTN Na Hang nằm trên địa bàn 04 xã và 1 thị trấn là: Xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Côn Lôn và Thị trấn Na Hang và có tổng diện tích đất lâm nghiệp 32.717,0 ha.

+ Khu BTTN Na Hang có diện tích tự nhiên là 37.298 ha, diện tích đất lâm nghiệp 33.061,1 ha, trong đó rừng đặc dụng là 22.401,5 ha, nằm trên địa phận 4 xã: Thanh Tương, Sơn Phú, Khâu Tinh và Côn Lôn.

3.1.2. Địa hình, đá mẹ và đất đai:

- Địa hình:

Khu BTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng mang đặc điểm địa hình của Vòng cung núi đá vôi Lô-Gâm ở Vùng Đông Bắc Việt Nam

với những dãy núi trùng điệp liên tiếp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Địa hình có cấu trúc caster phức tạp và nhiều hang động. Độ cao trung bình 400 m, độ dốc trung bình 250-300. Nơi thấp nhất có độ cao tuyệt đối 120 m (khu vực ven sông Gâm), đỉnh cao nhất 1.074,2 m (đỉnh Khau Tép thuộc xã Khâu Tinh). Có thể chia ra làm 3 dạng địa hình chính:

- Địa hình bậc 1 đạt độ cao dưới 300m, chiếm 30%.

- Địa hình bậc 2 đạt độ cao từ 300m – 800m, chiếm 60%.

- Địa hình bậc 3 đạt độ cao trên 900m, chiếm 10%.

- Đá mẹ và đất đai:

Đá mẹ chủ yếu có trong Khu BTTN Na Hang là: Đá Granit, Phiến thạch sét, đá vôi, đá Sa thạch và các đá biến chất khác. Khu bảo tồn và các xã các xã giáp ranh rừng đặc dụng có 5 loại đất chính sau:

- Đất Feralit mùn, đỏ vàng trên núi cao và trung bình, tầng đất mỏng.

- Đất Feralit mùn, vàng nhạt trên núi thấp.

- Đất Feralit mùn, vàng đỏ trên địa hình vùng đồi và chân núi, tầng đất dầy.

- Đất Feralit màu sẫm phát triển trên đá vôi.

- Đất phù xa và dốc tụ tầng dày, nhóm này nằm ven sông.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

- Khí hậu: Địa bàn huyện Na Hang nằm trong vùng khí nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Việt Nam và mang đậm tính chất khí hậu của vùng núi cao. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc trưng sau:

+ Mùa Hè: Thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Mùa Đông: Khô lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình năm 23,50C; nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất 40C;

nhiệt độ tuyệt đối cao nhất 390C.

+ Lượng mưa bình quân: 1.400 - 1.600 mm.(Thủy văn)

- Thủy văn: Khu BTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng có 2 hệ thống sông lớn, gồm: Sông Năng và sông Gâm. Cùng các phụ lưu trên địa bàn tạo thành Hồ thuỷ điện Tuyên Quang ngập ở cao trình 120m.

Mạng lưới sông suối nhỏ khá dày, mật độ sông suối chung của địa bàn đạt 1,7 km/km2.

3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội

3.2.1. Tình hình dân cư, lao động, việc làmcác xã trong khu bảo tồn 3.2.1.1. Dân số, dân tộc

Tổng 4 xã và Thị trấn Na hang có 52 thôn, 3.916 hộ/ tổng số 10.081 hộ (chiếm 38,84 % số hộ toàn huyện), nhân khẩu 16.418 /tổng số 42.463 người (chiếm 38,66 % nhân khẩu toàn huyện).

Thành phần dân tộc trong khu vực có 4 dân tộc chính: Dân tộc Tày 7.823 người, (chiếm 47,6% dân số trong vùng) sống tập trung ở Thị trấn Na Hang, xã Thanh Tương, Côn Lôn. Dân tộc Kinh 3.692 người, (chiếm 22,5%) sống tập trung ở Thị Trấn Na Hang, xã Thanh Tương. Dân tộc Dao 3.325 người (chiếm 20,3%) sống tập trung ở xã Sơn Phú, Thanh Tương. Dân tộc H’mông 965 người (chiếm 5,8%) sống tập trung ở xã Khâu Tinh (620 người).

Còn lại là các dân tộc khác như: Cao Lan, Hán...

3.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là quản lý bảo vệ tài nguyên rừng hiện có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng của chương trình 327, Dự án 661 và trồng rừng sản xuất bằng vốn tự có và vốn hỗ trợ của Nhà nước. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang vừa là đơn vị thực hiện chức năng quản lý bảo vệ rừng, đồng thời kiêm là Ban quản lý Dự án rừng đặc dụng, đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện như: BQL rừng phòng hộ Na Hang, BQL Dự

án cơ sở huyện Na Hang...và được sự tham gia tích cực của nhân dân các dân tộc trong vùng đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. Kết quả sản xuất lâm nghiệp đã thực hiện:

- Bảo vệ chặt chẽ tài nguyên rừng hiện có, duy trì được các chốt tuần rừng trong khu rừng đặc dụng, thực hiện tốt mục tiêu giữ rừng tận gốc.

- Duy trì công tác bảo tồn loài động vật đặc hữu Voọc mũi hếch.

- Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng được 24.175 lượt người. Vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Đã tham mưu với chính quyền địa phương cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho 283 hộ với diện tích 735 ha.

- Từ năm 2000 đến nay đã phát hiện và xử lý 650 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Phát triển rừng:

+ Trồng mới được 1.230 ha rừng, trong đó: Chương trình 327 trồng được: 252,4 ha, Dự án 661 (từ năm 1999 đến 2010) trồng được 589,3 ha, năm 2011 trồng theo chương trình mục tiêu (Bảo vệ và phát triển rừng) được 388,3 ha và thực hiện chăm sóc, bảo vệ được 4.794,9 ha lần diện tich rừng đã trồng.

+ Khoanh nuôi tái sinh chu kỳ 2001-2005, diện tích thành rừng được 975,7 ha.

+ Tổng vốn Chương trình 327 và Dự án 661 đã thực hiện 9.140,26 triệu đồng. Mặc dù, thu nhập từ kinh tế rừng tuy chưa nhiều, song, cũng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

- Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp bảo tồn loài Đinh hương (Dysoxylum cauliflorum Hiern) tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)