Một đặc điểm của đất tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng của loài keo lai (acacia mangium và acacia auriculiformis) trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 42 - 50)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá một số đặc điểm của các lâm phần trồng Keo lai

4.2.3. Một đặc điểm của đất tại khu vực nghiên cứu

Tính chất vật lí của đất rừng bao gồm nhiều nhân tố. Trong phạm vi đề tài này đã nghiên cứu thành phần cơ giới của đất. Thành phần cơ giới đất là một chỉ tiêu quan trọng để nhận biết tỷ lệ các cấp hạt cơ giới có trong đất, tính năng lực thoát nước của đất, phân chia tầng đất và phân loại đất để chọn loài cây trồng cho thích hợp. Nếu tỷ lệ các cấp hạt kích thước lớn có trị số cao thì đất đó được gọi là đất cát, ngược lại thì được gọi là đất sét. Bên cạnh đó các cấp hạt càng lớn thì quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra càng mạnh và ngược lại.

Đây là yếu tố có quan hệ chặt với độ phì đất, sự thay đổi tính chất cấp hạt dẫn đến sự thay đổi tính chất đất. Nghiên cứu về thành phần cơ giới có thể đưa ra các biện pháp canh tác hợp lý. Đất có thành phần cơ giới nặng (đất sét) tỷ lệ hạt sét lớn, hạt cát nhỏ, khả năng thấm và thoát nước kém, độ thoáng khí kém dễ gây quá trình glây hóa; xác hữu cơ phân giải chậm và lượng hữu cơ tích lũy nhiều hơn; tính dính cao khó khăn cho việc làm đất; đất có khả năng hấp phụ Hình 4.3. Cây bụi thảm tươi và VRR

tại Ia Ba - Ia Grai

Hình 4.4. Cây bụi thảm tươi và VRR tại Cƣ An - Đăk Pơ

lớn, các chất ít bị rửa trôi, tính đệm cao. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát) tỷ lệ hạt cát lớn, khả năng thấm và thoát nước mạnh, đất dễ bị khô hạn, có ít keo, khả năng hấp phụ thấp, các chất dễ bị rửa trôi... Thành phần cơ giới của đất rừng trồng Keo lai ở 3tuổi được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 4.3. Thành phần cơ giới của đất tại KVNC (Số liệu trung bình của 3 OTC, độ sâu lấy đất 0-40 cm)

Địa Điểm Tuổi

TPCG đất (%)

Loại đất 2-0,02

mm

0,02 - 0,002 mm

<0,002 mm

Ia Pa – Kong Chro 7 37,5 46 16,5 F

Đăk Song - Kong

Chro 7 37,7 47,8 14,4 P và XvàB

Lơ Ku - KBang 7 57,6 26,2 16,2 F

Ia Ba - Ia Grai 5 35,3 48,3 16,5 F

KDang - Đăk Đoa 5 33,1 48,8 18,1 F

Kong Bla - KBang 5 56,2 22,1 21,7 XvàB

Lơ Ku - KBang 3 37,8 46,7 15,4 F

Cư An – Đăk Pơ 3 44,9 41,6 17,4 XvàB

Đăk Sơ Mây - Đăk

Đoa 3 35 50,2 14,8 F

(Số liệu phân tích 2019) Căn cứ kết quả phân tích mẫu đất ở bảng trên cho thấy:

- Ở các lâm phần Keo lai 3 tuổi: thành phần cấp hạt cơ giới <0,002mm biến động từ 14,8% (Đăk Đoa) đến 15,4% (KBang) và 17,4% (Đăk Pơ), cấp hạt 0,02 – 2mm từ 37,8% (KBang) đến 35% (Đăk Đoa) và 44,9% (Đăk Pơ). Các OTC tại Đăk Đoa, KBang là đất feralit đỏ vàng trên đá Macma axit (Fa) và đất tại Cư An – Đăk Pơ là đất xám bạc màu (XvàB).

- Ở các lâm phần Keo lai 5 tuổi: Đất tại Kong Bla – KBang là đất xám, trên đá macma và phiến sét có tỷ lệ cấp hạt cát trung bình là 56,2%, cấp limon là 22,1% và cấp hạt sét = 21,7%. Ở các OTC tại KDang – Đăk Đoa, là đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit, cấp hạt sét trung bình là 18,1%, cấp hạt cát là 33,1% và cấp hạt limon là 48,8%. Tại Ia Ba – Ia Grai, là đất feralit đỏ vàng, trên đá macma axit, tỷ lệ cấp hạt cát trung bình 35,3%, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình là 16,5% và cấp hạt limon trung bình 48,3%.

- Ở các lâm phần trồng Keo lai 7 tuổi tạiIa Pa – Kong Chro có tỷ lệ cấp hạt limon là 46%, cấp hạt sét trung bình 16,5%, cấp hạt cát trung bình là 37,5%, thuộc loại đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit và phiến sét. Tại Đăk Song – Kong Chro, có 2 loại đất chính là phù sa và xám trên đá macma bazo và phiến sét (P, XvàB), có tỷ lệ cấp hạt sét trung bình 14,4%, cấp hạt limon trung bình 47,8%, cấp hạt cát trung bình 37,7%. Tại Lơ Ku – Kbang thuộc loại đất đỏ vàng trên đá macma bazo, tỷ lệ cấp hạt cát là 57,6%, cấp hạt limon trung bình là 26,2%, cấp hạt sét trung bình là 16,2%.

4.2.3.2. Đặc điểm tính chất hóa học đất

Kết quả nghiên cứu tính chất hóa học đất được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 4.4. Một số tính chất hóa học của đất tại KVNC (Độ sâu lấy đất 0- 40 cm, số trung bình của 3 mẫu)

Địa Điểm Tuổi Mùn

(%) pHKCl NH4+

(mg/100g)

P2O5

(mg/100g)

K2O (mg/100g)

Nts (%) Ia Pa –

Kong Chro 7 1,65 4,5 0,75 0,11 3,21 0,11

Lơ Ku -

KBang 7 5,66 4,3 2,15 0,45 15,28 0,74

Đăk Song -

Kong Chro 7 3,0 4,35 1,06 0,31 6,79 0,4

Ia Ba - Ia

Grai 5 3,92 4,2 1,02 0,26 7,67 0,12

KDang -

Đăk Đoa 5 4,67 4,23 1,05 0,39 10,49 0,3

Kong Bla –

KBang 5 5,16 4,5 1,8 0,5 13,53 0,67

Địa Điểm Tuổi Mùn

(%) pHKCl NH4+ (mg/100g)

P2O5 (mg/100g)

K2O (mg/100g)

Nts (%) Lơ Ku–

KBang 3 4,4 4,15 1,13 0,45 8,42 0,69

Cư An –

Đăk Pơ 3 4,5 4,4 1,08 0,31 7,22 0,73

Đăk Sơ Mây- Đăk

Đoa

3 2,96 4,1 1,02 0,23 6,87 0,38

* Hàm lượng mùn: Hàm lượng mùn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá độ phì đất và được sử dụng trong phân hạng đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Hàm lượng mùn dưới mô hình rừng trồng Keo lai 5 tuổi: ở Ia Grai thấp nhất có giá trị từ 2,95 - 4,36 % trung bình là 3,92% hàm lượng mùn ở mức giàu (Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 2006). Tiếp đó là đất rừng trồng tạiKDang-Đăk Đoa hàm lượng mùn ở đây có giá trị từ 3,72-6,61 % trung bình là 4,67 % hàm lượng mùn của đất tại đây cũng thuộc mức giàu. Hàm lượng mùn có giá trị cao nhất là đất ở mô hình rừng trồng Keo lai mô tại Kong Bla -KBang với giá trị từ 4,42 -5,79% trung bình là 5,16%, hàm lượng mùn ở mức rất giàu mùn (Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 2006).

Nhìn chung hàm lượng mùn của đất ở cả 3 địa điểm trên đều ở mức giàu đến rất giàu, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây Keo lai.

Biểu đồ 4.1. Hàm lƣợng mùn của đất tại KVNC trồng keo lai tuổi 5

- Dưới các lâm phần rừng Keo lai 7 tuổi: Tại Ia Pa – Kong Chro có hàm lượng mùn trung bình 1,65% thuộc diện đất nghèo mùn (Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 2006). Cũng theo Cẩm nang đất và dinh dưỡng cây trồng, 2006 đất tại Đăk Song - Kong Chro ở mức mùn trung bình (3,0%), tại Lơ Ku - KBang đất rất giàu mùn vì giá trị mùn trung bình là 5,66%.

Biểu đồ 4.2. Hàm lƣợng mùn của đất tại KVNC trồng keo lai tuổi 7 - Theo phân cấp đánh giá hàm lượng mùn trong đất lâm nghiệp của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế năm 2006: Ở các lâm phần Keo lai 3 tuổi tại Lơ Ku- KBang đất thuộc diện giàu mùn (4,4%), tượng tự ở Cư An - Đăk Pơ là 4,5%.

Riêng đất ở các lâm phần tại Đăk Sơ Mây - Đăk Đoa có hàm lượng mùn ở mức trung bình, vì giá trị trung bình là 2,96%.

Biểu đồ 4.3. Hàm lƣợng mùn của đất tại KVNC trồng keo lai tuổi 3

* Độ chua của đất: Xác định độ chua của đất có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp, đồng thời là căn cứ để xác định mức độ cẩn thiết phải bón vôi cải tạo đất và tính lượng vôi cần bón cho một diện tích canh tác cụ thể. Căn cứ tiêu chuẩn phân loại độ chua đất trong Cẩm nang Lâm nghiệp chương đất và dinh dưỡng năm 2006 cho thấy:

- Đất trồng Keo lai 5 tuổi ở KBang có pHKCl cao nhất với giá trị từ 4,00 - 4,9, trung bình là 4,5 đất ở đây thuộc loại đất chua. Tiếp đến là đất ở Đăk Đoa với giá trị pHKCl từ 4,1-4,3; trung bình là 4,23 thuộc đất có tính chua mạnh.

Tương tự ở Ia Ba - Ia Grai pHKCl thấp nhất với giá trị từ 4,1-4,3 trung bình là 4,2cũng thuộc đất có tính chua mạnh. Căn cứ đặc điểm sinh thái của loài Keo lai thích hợp độ chua từ 3- 7 do vậy không cần thêm biện pháp nào để cải thiện độ chua của đất.

- Đất trồng Keo lai 3 tuổi ở Cư An - Đăk Pơ có pHKCl giá trị trung bình là 4,4, Lơ Ku - KBang là 4,15 và Đăk Sơ Mây - Đăk Đoa là 4,1 đều là đất chua mạnh.

- Đất trồng Keo lai 7 tuổi ở Ia Pa - Kong Chro là đất chua vì giá trị trung bình pHKCL là 4,5, đất tại Đăk Song - Kong Chro và Lơ Ku-KBang đều là đất rất chua mạnh vì pHKCl trung bình tương ứng là 4,354,3.

* Hàm lượng đạm tổng số và dễ tiêu:

Hàm lượng Nitơ tổng số trong đất là một chỉ tiêu được dùng để đánh giá độ phì nhiêu tiềm tàng của đất, còn nitơ dễ tiêu là dạng nitơ cung cấp trực tiếp cho cây trồng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Kết quả cho thấy:

- Hàm lượng đạm tổng số ở các khu vực trồng Keo lai 5 tuổi đạt từ mức trung bình (Ia Grai = 0,12%) và giàu đạm (Đăk Đoa = 0,3% và KBang = 0,67%). Tuy nhiên, hàm lượng NH4+

thường có mặt trong dung dịch đất với số lượng ít. Đất càng ẩm, số lượng cation hóa trị 1 như NH4

+ càng tăng. Mặc dù vậy, NH4

+ là một dạng ion có tầm quan trọng lớn, thực vật rất dễ sử dụng. Từ bảng kết quả trên cho thấy đất trồng Keo lai ở KBang có hàm lượng NH4

+cao nhất với giá trị từ 1,60-2,16 mg/100g và giá trị trung bình là 1.8 mg/100g. Tiếp đến là đất ở Đăk Đoa với hàm lượng NH4+

từ 1,03-1,06 mg/100g với giá trị

trung bình là 1,05 mg/100g. Đất tại Ia Grai có hàm lượng NH4+ thấp nhất từ 1,02-1,03 mg/100g với giá trị trung bình là 1,02 mg/100g. Căn cứ theo tiêu chuẩn với phương pháp phân tích của Kononoaa Tiurin tất cả đất ở 3 khu vực trồng Keo lai đều nhỏ thua 2,5 mg/100g và thuộc loại đất rất nghèo đạm dễ tiêu.

- Ở các lâm phần Keo lai 7 tuổi: Đạm tổng số cao nhất là đất tại Lơ Ku - KBang trung bình là 0,74% thuộc loại đất giàu đạm, tiếp đến là 0,4% tại Đăk Song - Kong Chro cũng thuộc loại giàu đạm và thấp nhất là 0,11% tại Ia Pa - Kong Chro, đất thuộc loại có hàm lượng đạm ở mức trung bình. Hàm lượng đạm dễ tiêu ở các OTC Keo lai tại 3 khu vực đều ở mức nghèo vì có giá trị trung bình nhỏ thua 2,5 mg/100g đất: 0,75 mg/100 g đất (Ia Pa), 2,15 mg/100 g đất (Lơ Ku) và 1,06 mg/100 g đất (Đăk Song).

- Ở các lâm phần Keo lai 3 tuổi: hàm lượng dạm dễ tiêu có giá trị cao nhát là 1,13mg/100 g đất (Lơ Ku), tiếp theo là 1,08 mg/100 g đất (Cư An) và 1,02 mg/ 100 g đất (Đăk Sơ Mây) đều nhỏ thua 2,5 mg/100 g đất nên đất ở cả 3 địa điểm đều thuộc loại nghèo đạm. Lượng đạm tổng số trong đất tại 3 khu vực Keo lai 3 tuổi cũng đều ở mức giàu do lớn hơn 0,2%, giá trị trung bình bằng 0,38%

(Đăk Sơ Mây), 0,69% ( Lơ Ku) và 0,73% tại Cư An).

*Hàm lượng P2O5dễ tiêu: Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Đất dưới tán rừng Keo lai 5 tuổi ở Kong Bla - KBang có hàm lượng P2O5 cao nhất với giá trị từ 0,41-0,54 mg/100g và trung bình là 0,5 mg/100g.

Tiếp đến là đất ở Đăk Đoa với hàm lượng P2O5 từ 0,25-0,26 mg/100g, trung bình là 0,39 mg/100g. Đất trồng Keo lai tại Ia Grai thấp nhất từ 0,25-0,26 mg/100g, trung bình là 0,26 mg/100g.Theo Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế, 2006, đất trồng Keo laiở khu vực đều nhỏ hơn 1,5 mg/100g, nên được xếp vào loại đất rất nghèo lân. Vì hàm lượng P2O5tổng số (hữu cơ và vô cơ) phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học của đất, đá mẹvà một phần từ lá cây, tàn dư thực vật, động vật…Thực tế cho thấy ở khu vực thường hàng năm trước mùa khô toàn bộ vật rơi rụng và thảm tươi thường được đốt phòng chống cháy rừng.

Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng lân tổng số trong đất rất thấp. Có thể nói quá trình phân giải mùn ít giải phóng đạm vàNitơ trong đất diễn ra không tốt,không đáp ứng nhu cầu của cây trồng. Cần quan tâm đến quá trình bổ sung đạm trong đất, góp phần thúc đẩy nhanh sinh trưởng của cây trồng.

- Đất trồng Keo lai 3 tuổi có hàm lượng P2O5cao nhất 0,45 mg/100 g (Lơ Ku), tiếp đến là 0,31 mg/100g (Cư An) và 0,23 mg/100 g tại Đăk Sơ Mây đều thuộc loại đất rất nghèo lân (Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 2006).

- Đất trồng Keo lai 7 tuổi có hàm lượng P2O5 cao nhất là 0,45 mg/100 g (Lơ Ku), tiếp theo là 0,31 mg/100g (Đăk Song) và 0,11 mg/100 g tại Ia Pa. Căn cứ theo bảng phân loại của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế 2006 đất ở 3 khu vực cũng thuộc loại đất rất nghèo lân.

* Hàm lượng K2O dễ tiêu: Kết quả phân tích và theo Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế năm 2006 cho thấy:

- Hàm lượng K2O trong đất trồng Keo lai5 tuổi có sự biến động trong phạm vi lớn mỗi địa điểm. Đất dưới tán rừng ở KBang có hàm lượng K2O cao nhất với giá trị từ 13,34-13,73 mg/100g và giá trị trung bình là 13,53 mg/100g, thuộc diện đất có hàm lượng K2O ở mức khá. Tương tự đất ở Đăk Đoacũng ở mức khá với hàm lượng K2O từ 10,27-10,63 mg/100g với giá trị trung bình là 10,49 mg/100g. Riêng đối với đất trồng Keo lai tại Ia Grai có hàm lượng K2O thấp nhất với giá trị từ 7,71-7,69mg/100g trung bình là 7,68 mg/100g, thuộc diện có hàm lượng K2O ở mức trung bình.

- Hàm lượng K2O trong đất trồng Keo lai 7 tuổitạiLơ Ku có giá trị lớn nhất là 15,28 mg/100g được đánh giá ở mức đất giàu K2O, tiếp đến là 6,79 mg/100 g tại Đăk Song thuộc diện đất có hàm lượng K2O ở mức trung bình và 3,21 mg/100 g tại Ia Pa, thuộc diện đất nghèo K2O.

- Hàm lượng K2O trong đất trồng Keo lai 3 tuổi tại Lơ Ku cao nhất là 8,42 mg/100g, tiếp đến tại Cư An là 7,22 mg/100g và thấp nhất là 6,87 mg/100g tại Đăk Sơ Mây. Trong 3 địa điểm có đất tại Lơ Ku thuộc diện giàu K2O và 2 địa điểm còn lại đất có hàm lượng K2O ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng của loài keo lai (acacia mangium và acacia auriculiformis) trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)