Sinh trưởng của loài Keo lai 5 tuổi

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng của loài keo lai (acacia mangium và acacia auriculiformis) trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 56 - 62)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Sinh trưởng của loài Keo lai tại khu vực nghiên cứu

4.3.2. Sinh trưởng của loài Keo lai 5 tuổi

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy:

- Tình hình sinh trưởng của Keo lai khá tương đồng tại 3 địa điểm, cụ thể:

KDang- Đăk Đoa với:7.93% cây có phẩm chất tốt, 84,75% trung bình và 7.33% cây xấu. Tại Ia Ba - Ia Grai, tỉ lệ cây tốt: 10.18%, cây trung bình:

74.5%, cây xấu: 15.48%. Và ở Kong Bla - KBang với: 9.13% cây tốt, 85.8%

cây trung bình và 5.38% cây xấu.

0 10 20 30 40 50 60

Lơ Cu Đăk Sơ Mây Cư An

58.96

32.9

52.56

19.65

10.97

17.52

M

∆M

Biểu đồ 4.10. Phẩm chất cây Keo lai 5 tuổi tạiKVNC

- Sinh trưởng của Keo lai 5 tuổi về đường kính (D1.3): Tại KDang trung bình là 9.43cm, biến động từ 8.57 – 9.95 cm, hệ số biến động là 23.83%. Kết quả này ở các OTC tại Ia Ba trung bình là 9.56 cm, biến động từ 8.74 - 10.57 cm, hệ số biến độnglà20.99%. Tại Kong Bla sinh trưởng về đường kính của Keo lai trung bình là 10.28 cm, biến động từ8.77- 11.95 cm, hệ số biến động là 18.04%. Tăng trưởng bình quân năm của Keo lai 5 tuổi về đường kính tương ứng ở các khu vực là ΔD=1.89 cm/năm (KDang), ΔD=1.91cm/năm (Ia Ba) và ΔD=2.06 cm/năm (Kong Bla).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Kdang Ia Ba Kong Bla

7.93

10.18 9.13

84.75

74.5

85.8

7.33

15.48

5.38

Tốt Trung bình Xấu

Sinh trưởng về đường kính của Keo lai 5 tuổi ở 3 khu vực trồng được thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.11. Sinh trưởng về đường kính của loài Keo lai 5 tuổi

- Sinh trưởng của Keo lai 5 tuổi về chiều cao vút ngọn (Hvn) tại 3 khu vực nghiên cứu tương đối đồng đều, cụ thể: Tại KDang biến động chiều cao vút ngọn từ 12.03 - 12.21 m, giá trị chiều cao vút ngọn trung bình: 12.15 m, hệ số biến động là 7.57 %. Tại Ia Ba biến động về chiều cao vút ngọn từ 11.48 - 13.11m; Hvn trung bình: 12.53m; hệ số biến động là 13.33 %. Tại Kong Bla chiều cao vút ngọn từ 12.28 - 13.89 m, Hvn trung bình: 12.83m, hệ số biến động là 8.2%. Tăng trưởng bình quân năm của Keo lai về Hvn tương ứng ở các khu vực là ΔHvn = 2.43 m/năm (KDang), ΔHvn = 2.51 m/năm (Ia Ba) và ΔHvn = 2.57 m/năm (Kong Bla).

Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của Keo lai được thể hiện theo biểu đồ sau:

0 2 4 6 8 10 12

Kdang Ia Ba Kong Bla

9.43 9.56

10.28

1.89 1.91 2.06

D1.3

∆D1.3

Biểu đồ 4.12. Sinh trưởng về Hvn của loài Keo lai 5 tuổi tại KVNC - Sinh trưởng của Keo lai 5 tuổi về đường kính tán (Dt):

+ Tại KDang biến động Dt từ 1.66 đến 1.77 m và trung bình Dt = 1.73m.

+ Tại Ia Bla đường kính tán Dttừ 1.2 – 1.41 m, trung bìnhDt = 1.34m.

+ Tại Kong Bla đường kính tán có kích thước lớn nhất trong 3 địa điểm với Dttừ 1.76 – 2.40 m, trung bìnhDt =2.10m.

Biểu đồ 4.13. Sinh trưởng về đường kính tán của loài Keo lai 5 tuổi

0 2 4 6 8 10 12 14

Kdang Ia Ba Kong Bla

12.15 12.53 12.83

2.43 2.51 2.57

Hvn

∆Hvn

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Kdang Ia Ba Kong Bla

1.73

1.34

2.1

Hình 4.11. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại KDang

Hình 4.12. Phân bố N/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại KDang

Hình 4.13. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại Ia Ba

Hình 4.14. Phân bố N/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại Ia Ba

Hình 4.15. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại Kong Bla

Hình 4.16. Phân bố N/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại Kong Bla

Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1.3đại diện của Keo lai 5 tuổi tại 3 địa điểm nghiên cứu được thể hiện qua các phương trình sau:

Y1 = 0.2020x + 9.8604 với R = 0.6933,Sig. = 0,00;

Y2 = 0.3177x + 9.0114, với R = 0.6046, Sig. = 0,00;

Y3 = 0.5157x + 6.7583, với R = 0.6344, Sig. = 0,00.

(Y1, 2,3 là chiều cao vút ngọn của Keo Lai tại các OTC đại diện tại KDang, Ia Ba, Kong Bla, X là đường kính D1.3 tương ứng).

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa Hvn và D1.3 trong các OTC tại các khu vực nghiên cứu đều từ yếu đến trung bình; Sig.<0,05 các tham số a,b,c trong tổng thể thực sự tồn tại và nó cũng thể hiện quy luật sinh trưởng của các nhân tố điều tra trong lâm phần luôn có sự ảnh hưởng qua lại với nhau. Đây cũng là cơ sở xác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động tỉa thưa rừng trong quá trình kinh doanh của đơn vị, đáp ứng hiệu quả kinh doanh cao nhất.

- Tỷ lệ phân thân

Chỉ tiêu phân thân của cây không chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng đường kính thân cây mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và loại hình gỗ thương phẩm.

Tại Ia Ba keo lai có tỉ lệ phân thân là nhiều nhất với trung bình 2.34 thân/gốc tiếp đến là ở KDang với 1.96 thân/gốc và thấp nhất ở Kong Bla: 1,35 thân/gốc.

Việc nghiên cứu tỉ lệ phân thân của Keo lai là cơ sở để áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh chặt tỉa cành, đáp ứng với mục đích kinh doanh rừng gỗ lớn hay gỗ nhỏ của đơn vị.

Tỉ lệ phân thân của Keo lai tại 3 địa điểm được thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.14. Tỉ lệ phân thân của loài Keo lai 5 tuổi tại KVNC

- Sinh trưởng về trữ lượng: Từ kết quả điều tra cho thấy sau 5 năm rừng trồng Keo lai tại KDang có trữ lượng cao nhất trong 3 địa điểm với 138.22 m3/ha, cao gấp 1,8 lần so với trữ lượng trung bình của mô hình trồng tại Ia Ba (76.24 m3/ha) và gấp 1,27 lần so với mô hình trồng tại Kong Bla (108.46 m3/ha).

Lượng tăng trưởng bình quân hằng năm về trữ lượng của Keo lai tại các địa điểm lần lượt là: 27.64 m3/ha/năm (KDang), 15.25 m3/ha/năm (Ia Ba) và 21.69 m3/ha/năm (Kong Bla).

Trữ lượng của Keo lai tại 3 địa điểm được thể hiện ở biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng của loài keo lai (acacia mangium và acacia auriculiformis) trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)