Giao nhiệm vụ cho học sinh

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm (Trang 20 - 34)

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM …

5. Giáo dục học sinh cá biệt

5.4. Giao nhiệm vụ cho học sinh

Thường GVCN không giao nhiệm vụ cho những học sinh cá biệt, vì cho rằng những học sinh này sẽ không làm được gì, coi thường các em mà chỉ luôn la rầy, nêu tên là chính. Điều đó không khéo dễ làm hỏng các em hơn.

Cho nên đối với những đối tƣợng này, GVCN nên tạo cho các em một cơ hội để các em thấy đƣợc vai trò của mình trong tập thể, đồng thời phát huy tính làm chủ của các em và nhận thấy rằng mình không bị lạc lỏng, không bị bỏ rơi.

Nhƣ tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao, tham gia làm báo tường, cắm trại nhân các ngày lễ hội của trường tổ chức…Khi hoàn thành nhiệm vụ GVCN phải đánh giá kết quả bằng cách nêu gương trước tập thể lớp.

Em Việt Anh và em Thuận Em Đức Thành và em Trung

6. Đổi mới các tiết sinh hoạt nhằm giáo dục kĩ năng sống và hướng nghiệp Trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp đóng vai trò quan trọng. Đó là một hoạt động giáo dục hữu ích góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết và giúp các em phát triển những kĩ năng sống cơ bản. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu đó, người giáo viên chủ nhiệm phải biết phát huy vai trò, năng lực của học sinh. Tôi nhận thấy vì nhiều lí do khác nhau tiết sinh hoạt chủ nhiệm chƣa thực sự hiệu quả (chủ yếu GV thuyết trình một chiều, từ xử lí học sinh vi phạm đến nhận xét hoạt động của lớp...), tiết sinh hoạt lớp thường nặng nề, nhiều học sinh cảm thấy “sợ” tiết sinh hoạt.

6.1. Tổ chức tiết sinh hoạt giáo dục kĩ năng sống và hướng nghiệp

Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề là hình thức lựa chọn những

“Chuyên đề” phù hợp cho học sinh thảo luận trong giờ chủ nhiệm nhằm mục đích giáo dục ý thức, thái độ và kĩ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh lớp 12 việc giáo dục hướng nghiệp cho các em là cần thiết. Trong giai đoạn này các em cần có sự hỗ từ từ phía nhà trường, gia đình và xã hội trong tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội. Vậy nên tôi đã đƣa ra các giải pháp đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhất là giáo dục hướng nghiệp cho lớp 12.

Tổ chức có chất lƣợng giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần và các buổi sinh hoạt tập thể. Với mô hình lớp tự quản, đây là những cơ hội rất có ý nghĩa để thử thách và rèn luyện ý thức và khả năng tự quản của các em. Động viên tổ chức cả lớp tự giác tích cực tham gia sôi nổi các buổi sinh hoạt của lớp, của đoàn, của trường. Với tinh thần tự quản, nội dung sinh hoạt một giờ chủ nhiệm thường diễn ra như sau: lớp phó văn nghệ bắt nhịp, cả lớp vui vẻ mở đầu bằng bài đồng ca thật khí thế; lớp trưởng giới thiệu rồi mời giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn xuất sắc trong tuần (đã đƣợc bầu trong cuộc họp cán bộ lớp) lên ngồi ở bàn danh dự (có trang trí lịch sự); lớp trưởng mời các tổ trưởng và các lớp phó lần lượt báo cáo, rồi cho lớp tự do góp ý; lớp trưởng nhận xét và tổng kết kết quả thi đua trong tuần.

QUANG CẢNH GIỜ SINH HOẠT LỚP

Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, GVCN đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn các em từng bước tiến hành. Sau đó GVCN sẽ là người kết luận cuối cùng và công bố trọng tâm công việc tuần tiếp theo. Đối với những trường hợp vi phạm cho các em tự báo cáo về mình dựa theo nội quy của lớp. (từng học sinh báo cáo)

Lớp trưởng tổng kết điểm thi đua của lớp Giờ sinh hoạt lớp 12 A5

Sau đây là một tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề hướng nghiệp tôi đã thực hiện

*Cách thức tiến hành:

Địa điểm: lớp 12A5

Thành phần tham gia:GVCN, học sinh lớp 12A5, một số khách mời là cựu học sinh

Thời gian: ngày 14/12/2020

CHỦ ĐỀ SINH HOẠT THÁNG 12: “HƯỚNG NGHIỆP”

STT Tóm tắt nội dung chính Mục tiêu và ý tưởng thiết kế

B1 -Ban cán sự lớp báo cáo

sơ kết tuần học về hai mặt rèn luyện và học tập.

-Báo cáo kế hoạch hoạt động của tuần học tiếp theo

B2 Tổ chức chuyên đề hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 vào giai đoạn học sinh sắp chuẩn bị đăng kí môn thi tốt nghiệp, lựa chọn trường thi

- Mục đích: giúp học sinh bước đầu nắm được các thông tin về nghề nghiệp, hiểu đƣợc cách lựa chọn nghề nghiệp nhƣ thế nào thì phù hợp, chú ý hơn đến việc

“hiểu chính bản thân”

(năng lực, sở thích

nguyện vọng...), từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, - Những kĩ năng sống đƣợc hình thành: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin;

kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức

B3 -Chiếu clip tiểu phẩm

“Chọn nghề cho con” tạo không khí và tâm thế vui tươi cho buổi sinh hoạt.

GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

B3 - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh (4 nhóm) về nhà chuẩn bị nội dung trước để trình bày:

Nhiệm vụ GV:

- Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng nhóm - Hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tài liệu về tuyển sinh(sách), hoặc thông qua trao đổi với các anh chị đi trước...Chuẩn bị bài thuyết trình (có thể kèm theo minh họa) - Mời một số cựu học sinh của trường đang học ĐH hoặc đang đi làm tham gia tiết SHL +Nhóm 1: Tìm hiểu về xu hướng chọn nghề của giới trẻ hiện nay

+Nhóm 2: Tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp (chọn một ngành nghề trong nhóm ngành kĩ thuật, y dƣợc, nông nghiệp)

+Nhóm 3: Tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp (chọn một ngành nghề trong nhóm ngành kinh tế, xã hội nhân văn, sƣ phạm)

+Nhóm 4: Là một nhà tƣ vấn hướng nghiệp, bạn sẽ

có những lời khuyên gì cho các bạn trẻ khi lựa chọn nghề trong giai đoạn hiện nay.

B4 Học sinh trình bày theo

nhóm ( kèm theo sản phẩm)

B5 Học sinh thảo luận về

một số vấn đề liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp:

- Có nên lựa chọn nghề nghiệp theo xu thế hay không?

- Làm sao để thuyết phục phụ huynh cho phép chọn ngành nghề yêu thích?

- Làm sao để biết bản thân phù hợp với ngành nghề nào?

- Nên đi học nghề hay đi thi đại học?

Sau khi kết thúc thảo

luận, GVCN mời một số cựu học sinh lên chia sẻ với học sinh về cách trọn nghề, chọn trường..

*Yêu cầu : Học sinh thảo luận phải thể hiện đƣợc một số nội dung sau:

- Lựa chọn nghề nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố: sở thích, năng lực học tập, năng lực tài chính, xu thế của xã hội.

- Hiểu kĩ về nghề nghiệp trước khi quyết định lựa chọn

- Hiểu về bản thân (tâm lí, năng lực học tập, tính cách, khả năng tài chính của gia đình...) để chọn nghề phù hợp.

- Bốn nhóm trình bày đều tích cực trong chuẩn bị, hào hứng trong tham gia trình bày, thảo luận. Một số học sinh có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân (thuyết trình, dẫn chương trình...).

B6

- Học sinh thuyết trình kết hợp với hình ảnh, clip.

- Phần thuyết trình có thể triển khai theo nội dung:

Thế nào là một lớp học sạch sẽ, an toàn; Trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn sự an toàn, sạch sẽ cho lớp học - Cả lớp thảo luận, chia sẻ thêm về việc đảm bảo sạch sẽ, an toàn trong lớp học.

B7 Tổng kết, đánh giá

- Học sinh có thể hiểu thêm về nghề nghiệp qua việc tham gia hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao (nội dung đƣợc phân công tìm hiểu).Từ đó có sự lựa chọn nghề phù hợp với bản thân

- Sau tiết sinh hoạt lớp, ngoài những kiến thức về nghề nghiệp học sinh còn rèn luyện đƣợc một số kĩ năng sống.

- Học sinh được giao lưu với một số cựu học sinh (được đặt câu hỏi, chia sẻ...) với các anh chị đi trước nên đa số học sinh đều rất hứng khởi

6.2. Lồng ghép một số trò chơi trong các tiết sinh hoạt

Để cho tiết sinh hoạt đạt hiệu quả cao tôi đã tổ chức lồng ghép một số trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp.

Vai trò của việc lồng ghép trò chơi.

Một giờ sinh hoạt thành công là khi các em học sinh cảm thấy mong mỏi háo hức mỗi khi đến giờ sinh hoạt mà không phải coi giờ sinh hoạt nhƣ “tòa tuyên án”.

Vì vậy để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt, ngoài thái độ nhẹ nhàng, theo tôi, giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thƣ giãn nhƣ: Hát, kể chuyện vui, tấu hài, những trò chơi bổ ích…

Tổ chức hoạt động này, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp tích cực như: Phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp diễn đàn;

phương pháp đóng vai; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức các hoạt động giao lưu; phương pháp giao nhiệm vụ; phương pháp tình huống, phương pháp trò chơi... Đồng thời, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của từng chủ điểm.

Khi sử dụng các phương pháp trên, chú ý đến nội dung hoạt đông cụ thể của từng chủ điểm, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh THPT.

Đối với mỗi lớp có một cách thiết kế tiết sinh hoạt khác nhau. Ví dụ: Đọc sách báo, tạp chí, tác phẩm văn học, bình văn học ...; trao đổi phương pháp học tập, đố vui để học, phương pháp giải các bài tập khó...; sinh hoạt tập thể, thi hùng biện về chủ đề của tháng…; sơ kết các hoạt động trong tháng, trò chơi...

Ví dụ về một số trò chơi đƣợc tổ chức trong giờ sinh hoạt lớp.

Trò chơi 1 : “ TÔI LÀ AI TRONG TƯƠNG LAI?”

Mục đích của trò chơi:

Nhằm giúp các em có thể tìm hiểu thêm về những nghề nghiệp khác nhau và định hướng dần cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Hơn nữa trò chơi sẽ giúp giờ sinh hoạt bớt căng thẳng và các em sẽ thấy thƣ giãn hơn.

Hình thức chơi:

- Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm. Giáo viên ghi sẵn tên các nghề trên những mảnh giấy nhỏ, nhóm trưởng của hai nhóm lên bốc thăm.

- Sử dụng máy chiếu để chiếu các hình ảnh thể hiện các nghề nghiệp khác nhau.

- Thể lệ:

+ Lần lƣợt mỗi học sinh trong nhóm thứ nhất đƣa ra dữ liệu của một nghề.

+ Đại diện nhóm thứ 2 đƣợc gọi và trả lời tên của nghề đó nếu đúng sẽ đƣợc 1 điểm còn nếu sai sẽ không có điểm.

+ Ngƣợc lại nhóm 2 đƣa ra dữ liệu và nhóm 1 trả lời.

Ví dụ:1 – Tôi luôn luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Tôi là ai?

- Đội có số điểm cao hơn là đội dành chiến thắng và sẽ nhận đƣợc món quà: bút, sách, tẩy,…….

* Tác dụng của trò chơi: Các em đã có thêm thông tin về những nghề nghiệp khác nhau và định hướng dần cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Qua trò chơi giờ sinh hoạt đã trở nên sôi động hơn không còn nhàm chán nữa.

Trò chơi 2 : “ HÁI HOA DÂN CHỦ”

- Mục đích của trò chơi:

Giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức của các môn học từ đó các em sẽ có thêm sự thích thú khi học những môn học ấy. Không chỉ vậy mà qua trò chơi còn giúp các em bớt sự nhàm chán trong mỗi giờ sinh hoạt.

- Hình thức chơi:

- Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu 5 em có kiến thức tốt về các môn nhƣ:

Văn, Toán, Anh, Sử,…… cùng nhau thảo luận đƣa ra ngân hàng câu hỏi.

- Chuẩn bị sẵn các mảnh giấy có ghi câu hỏi và yêu cầu các em học sinh trong lớp lên bốc thăm, trúng câu hỏi nào trả lời câu hỏi đó.

- Nếu trả lời đúng sẽ nhận đƣợc 1 món quà nhƣ: 1 tràng vỗ tay, bút, sách,…….nhƣng nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về các bạn học sinh khác.

* Tác dụng của trò chơi: Các em đã cảm thấy thích thú trong các giờ sinh hoạt, giờ sinh hoạt không còn nặng nề và nhám chán. Không chỉ vậy lƣợng kiến thức mà các em thu nhận đƣợc qua trò chơi này là rất bổ ích.

Trò chơi 3 : “ AN TOÀN GIAO THÔNG”

- Mục đích của trò chơi:

Giúp các em hiểu đúng luật giao thông, qua đó nhằm trang bị cho các em những kĩ năng khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác. Ngoài ra các em trong lớp sẽ gắn kết với nhau hơn qua trò chơi này.

- Hình thức chơi:

- Giáo viên chủ nhiệm chia lớp ra làm 2 đội chơi. Đƣa ra những hình ảnh liên quan đến giao thông Việt Nam và yêu cầu các đội thảo luận và đại diện của đội sẽ nêu lên ý nghĩa của bức hình đó.

- Đội nào có câu trả lời nhanh, chính xác nhất sẽ dành đƣợc 1 điểm nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về đội còn lại.

- Đội có số điểm cao hơn là đội dành chiến thắng và sẽ nhận đƣợc món quà: bút, sách, vở,thước kẻ…….

* Tác dụng của trò chơi: Trò chơi này đã giúp các em đoàn kết, xiết lại gần nhau hơn và có thêm nhiều kiến thức về giao thông nhằm bảo vệ không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh khi tham gia giao thông.

Trò chơi 4 : HÙNG BIỆN VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY Mục đích của trò chơi: “ Kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết đối với thế hệ trẻ ngày nay và qua trò chơi này các em sẽ có đƣợc điều đó. Không những vậy, qua trò chơi, các em không chỉ trau dồi thêm cho mình những kiến thức trên sách vở mà còn hiểu thêm về cuộc sống hiện nay để không còn bỡ ngỡ mà sẽ có hành trang vững chắc khi bước vào đời. Ngoài ra, trò chơi còn giúp các em tự tin hơn để để hiện những quan điểm ý kiến cá nhân của mình.

Hình thức chơi:

Giáo viên chủ nhiệm chia lớp thành 2 nhóm , thành lập ban giám khảo là các bạn trong ban cán sự lớp có trách nhiệm theo dõi và đƣa ra kết luận xem nhóm nào có bài hùng biện đầy đủ nhất.

Giáo viên chủ nhiệm đƣa ra chủ đề cho mỗi nhóm:

ví dụ: chủ đề của nhóm 1 là “ Bạo lực học đường”

chủ để của nhóm 2 là “ Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay”

Các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận và đƣa ra những ý kiến quan điểm về chủ đề đƣợc giao sau đó cử một bạn đại diện nhóm đứng lên hùng biện ( các thành viên trong nhóm có quyền bổ sung ý kiến cho chủ đề của nhóm mình đƣợc hoàn thiện hơn). Sau khi hùng biện xong nhóm nào đƣợc ban giám khảo đánh giá cao hơn sẽ nhận đƣợc một món quà.

Tác dụng của trò chơi: Các em có đƣợc kỹ năng giao tiếp tốt hơn và tăng thêm tính tự tin cho học sinh khi đứng trước đám đông.

Hình ảnh: Học sinh tham gia trò chơi “ Hùng biện ” 7. Nêu gương và khen thưởng

- Nắm đƣợc tâm lý của học sinh rất thích đƣợc khen, thích đƣợc động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS :

- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng nhƣ các phong trào khác:

- Sau mỗi tuần thi đua, Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm . sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp và nhận thưởng.

- Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..)

8. Quan tâm, gần gũi học sinh

Nếu giáo viên chủ nhiệm chỉ làm tròn vai trò chủ nhiệm nhƣ đến giờ vào lớp, hết giờ đi ra thì cũng chẳng khác gì những thầy cô không chủ nhiệm.Thầy

cô chủ nhiệm nào tận tâm, tận lực, sống hết lòng với học sinh, luôn gần gũi, quan tâm để chuyện trò sẽ nắm bắt đƣợc những tâm tƣ, nguyện vọng, cũng nhƣ sẽ biết đƣợc những bất ổn trong mối quan hệ bạn bè của học sinh trong lớp. Từ đó, thầy cô mới có biện pháp giúp đỡ, giải tỏa những nỗi niềm bức xúc trước khi nó bùng phát.

Để tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với các em học sinh tôi thiết nghĩ người giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng hình tượng không chỉ là một người thầy cho các em kiến thức về văn hóa mà còn phải là một “người bạn đáng tin cậy” để các em giãi bày tâm sự những điều thầm kín. Chính vì vậy, bản thân tôi trongnhững giờ giải lao giữa giờ, nhiều khi tôi cũng ghé lớp trao đổi công việc hay trò chuyện với các em, cũng có khi tôi dành chút ít thời gian đó để làm sáng tỏ thêm những điều mà các em còn băn khoăn. Đối với những hoạt động phong trào của lớp như văn nghệ, báo tường, tôi cũng thường xuyên đến động viên, đôn đốc các em hoặc tham gia cùng các em.

Đối với những học sinh ý thức học tập và rèn luyện chƣa tốt, những em vi phạm nội quy của lớp, của trường hay những em ham chơi, vướng vào các tệ nạn xã hội tôi phải tìm hiểu nguyên nhân nắm bắt rõ tình hình và gặp gỡ trao đổi riêng với các em để tránh ảnh hưởng đến tâm lí sợ bị nhiều người biết bởi đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi phức tạp trong suy nghĩ cũng nhƣ hành động.

Thông qua việc tiếp xúc, quan tâm học sinh, tôi có điều kiện hiểu rõ hơn về tâm tƣ, nguyện vọng, những hành vi vi phạm của các em. Từ đó có biện pháp giáo dục hợp lí và hiệu quả.

Việc quan tâm của giáo viên chủ nhiệm cũng có tác động ngƣợc lại từ phía học sinh. Đó là tạo niềm tin, sự thương yêu của các em đối với mình. Các em coi giáo viên chủ nhiệm lớp như “người cha, người mẹ thứ hai”, là chỗ dựa tinh thần để các em phấn đấu. Từ tình thương yêu, các em trở nên biết nghe lời, tôn trọng giáo viên chủ nhiệm và phấn đấu học tập, rèn luyện để không phụ lòng thầy cô. Nếu đƣợc nhƣ vậy tôi tin rằng với lòng nhiệt huyết, sự quan tâm gần gũi hết mình vì các em học sinh thân yêu, chắc chắn các em sẽ có một tương lai sáng lạng.

9. Thường xuyên kiểm tra và xem sổ đầu bài

Việc làm này cũng có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp rất nhiều cho GVCN trong công việc quản lý lớp và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

10. Tổ chức cho học sinh rèn ý thức tự giáo dục bằng “Sổ tự cập nhật”

Tổ chức cho học sinh rèn ý thức tự giáo dục bằng sổ tự cập nhật. Cùng với việc thực hiện và phát huy tác dụng của sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ ghi

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm (Trang 20 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)