PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM …
6. Đổi mới các tiết sinh hoạt nhằm giáo dục hướng nghiệp
6.2. Lồng ghép một số trò chơi trong các tiết sinh hoạt
Để cho tiết sinh hoạt đạt hiệu quả cao tôi đã tổ chức lồng ghép một số trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp.
Vai trò của việc lồng ghép trò chơi.
Một giờ sinh hoạt thành công là khi các em học sinh cảm thấy mong mỏi háo hức mỗi khi đến giờ sinh hoạt mà không phải coi giờ sinh hoạt nhƣ “tòa tuyên án”.
Vì vậy để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt, ngoài thái độ nhẹ nhàng, theo tôi, giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thƣ giãn nhƣ: Hát, kể chuyện vui, tấu hài, những trò chơi bổ ích…
Tổ chức hoạt động này, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp tích cực như: Phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp diễn đàn;
phương pháp đóng vai; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức các hoạt động giao lưu; phương pháp giao nhiệm vụ; phương pháp tình huống, phương pháp trò chơi... Đồng thời, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của từng chủ điểm.
Khi sử dụng các phương pháp trên, chú ý đến nội dung hoạt đông cụ thể của từng chủ điểm, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh THPT.
Đối với mỗi lớp có một cách thiết kế tiết sinh hoạt khác nhau. Ví dụ: Đọc sách báo, tạp chí, tác phẩm văn học, bình văn học ...; trao đổi phương pháp học tập, đố vui để học, phương pháp giải các bài tập khó...; sinh hoạt tập thể, thi hùng biện về chủ đề của tháng…; sơ kết các hoạt động trong tháng, trò chơi...
Ví dụ về một số trò chơi đƣợc tổ chức trong giờ sinh hoạt lớp.
Trò chơi 1 : “ TÔI LÀ AI TRONG TƯƠNG LAI?”
Mục đích của trò chơi:
Nhằm giúp các em có thể tìm hiểu thêm về những nghề nghiệp khác nhau và định hướng dần cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Hơn nữa trò chơi sẽ giúp giờ sinh hoạt bớt căng thẳng và các em sẽ thấy thƣ giãn hơn.
Hình thức chơi:
- Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm. Giáo viên ghi sẵn tên các nghề trên những mảnh giấy nhỏ, nhóm trưởng của hai nhóm lên bốc thăm.
- Sử dụng máy chiếu để chiếu các hình ảnh thể hiện các nghề nghiệp khác nhau.
- Thể lệ:
+ Lần lƣợt mỗi học sinh trong nhóm thứ nhất đƣa ra dữ liệu của một nghề.
+ Đại diện nhóm thứ 2 đƣợc gọi và trả lời tên của nghề đó nếu đúng sẽ đƣợc 1 điểm còn nếu sai sẽ không có điểm.
+ Ngƣợc lại nhóm 2 đƣa ra dữ liệu và nhóm 1 trả lời.
Ví dụ:1 – Tôi luôn luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Tôi là ai?
- Đội có số điểm cao hơn là đội dành chiến thắng và sẽ nhận đƣợc món quà: bút, sách, tẩy,…….
* Tác dụng của trò chơi: Các em đã có thêm thông tin về những nghề nghiệp khác nhau và định hướng dần cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Qua trò chơi giờ sinh hoạt đã trở nên sôi động hơn không còn nhàm chán nữa.
Trò chơi 2 : “ HÁI HOA DÂN CHỦ”
- Mục đích của trò chơi:
Giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức của các môn học từ đó các em sẽ có thêm sự thích thú khi học những môn học ấy. Không chỉ vậy mà qua trò chơi còn giúp các em bớt sự nhàm chán trong mỗi giờ sinh hoạt.
- Hình thức chơi:
- Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu 5 em có kiến thức tốt về các môn nhƣ:
Văn, Toán, Anh, Sử,…… cùng nhau thảo luận đƣa ra ngân hàng câu hỏi.
- Chuẩn bị sẵn các mảnh giấy có ghi câu hỏi và yêu cầu các em học sinh trong lớp lên bốc thăm, trúng câu hỏi nào trả lời câu hỏi đó.
- Nếu trả lời đúng sẽ nhận đƣợc 1 món quà nhƣ: 1 tràng vỗ tay, bút, sách,…….nhƣng nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về các bạn học sinh khác.
* Tác dụng của trò chơi: Các em đã cảm thấy thích thú trong các giờ sinh hoạt, giờ sinh hoạt không còn nặng nề và nhám chán. Không chỉ vậy lƣợng kiến thức mà các em thu nhận đƣợc qua trò chơi này là rất bổ ích.
Trò chơi 3 : “ AN TOÀN GIAO THÔNG”
- Mục đích của trò chơi:
Giúp các em hiểu đúng luật giao thông, qua đó nhằm trang bị cho các em những kĩ năng khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác. Ngoài ra các em trong lớp sẽ gắn kết với nhau hơn qua trò chơi này.
- Hình thức chơi:
- Giáo viên chủ nhiệm chia lớp ra làm 2 đội chơi. Đƣa ra những hình ảnh liên quan đến giao thông Việt Nam và yêu cầu các đội thảo luận và đại diện của đội sẽ nêu lên ý nghĩa của bức hình đó.
- Đội nào có câu trả lời nhanh, chính xác nhất sẽ dành đƣợc 1 điểm nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về đội còn lại.
- Đội có số điểm cao hơn là đội dành chiến thắng và sẽ nhận đƣợc món quà: bút, sách, vở,thước kẻ…….
* Tác dụng của trò chơi: Trò chơi này đã giúp các em đoàn kết, xiết lại gần nhau hơn và có thêm nhiều kiến thức về giao thông nhằm bảo vệ không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh khi tham gia giao thông.
Trò chơi 4 : HÙNG BIỆN VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY Mục đích của trò chơi: “ Kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết đối với thế hệ trẻ ngày nay và qua trò chơi này các em sẽ có đƣợc điều đó. Không những vậy, qua trò chơi, các em không chỉ trau dồi thêm cho mình những kiến thức trên sách vở mà còn hiểu thêm về cuộc sống hiện nay để không còn bỡ ngỡ mà sẽ có hành trang vững chắc khi bước vào đời. Ngoài ra, trò chơi còn giúp các em tự tin hơn để để hiện những quan điểm ý kiến cá nhân của mình.
Hình thức chơi:
Giáo viên chủ nhiệm chia lớp thành 2 nhóm , thành lập ban giám khảo là các bạn trong ban cán sự lớp có trách nhiệm theo dõi và đƣa ra kết luận xem nhóm nào có bài hùng biện đầy đủ nhất.
Giáo viên chủ nhiệm đƣa ra chủ đề cho mỗi nhóm:
ví dụ: chủ đề của nhóm 1 là “ Bạo lực học đường”
chủ để của nhóm 2 là “ Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay”
Các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận và đƣa ra những ý kiến quan điểm về chủ đề đƣợc giao sau đó cử một bạn đại diện nhóm đứng lên hùng biện ( các thành viên trong nhóm có quyền bổ sung ý kiến cho chủ đề của nhóm mình đƣợc hoàn thiện hơn). Sau khi hùng biện xong nhóm nào đƣợc ban giám khảo đánh giá cao hơn sẽ nhận đƣợc một món quà.
Tác dụng của trò chơi: Các em có đƣợc kỹ năng giao tiếp tốt hơn và tăng thêm tính tự tin cho học sinh khi đứng trước đám đông.