Lý thuyết nền tảng

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Báo (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4. Lý thuyết nền tảng

Các lý thuyết liên quan đến báo cáo bộ phận được đề cập dưới nhiều quan điểm khác nhau, và cũng có khá nhiều lý thuyết cho thấy sự tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trên báo cáo bộ phận. Trong nghiên cứu này, luận văn sẽ trình bày một vài lý thuyết nền tảng tiêu biểu liên quan đến nội dung nghiên cứu như: Lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết bất cân xứng để giải thích cho các biến độc lập.

2.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người đại diện làm việc với lợi ích cao nhất cho người chủ, khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ.

Những nhà quản lý này có xu hướng đưa ra quyết định mang lại lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích cho công ty. Mặt khác, nhà quản lý đồng thời là người cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, vì lợi ích của chính họ, nhà quản lý có xu hướng cung cấp ít hoặc che dấu thông tin người chủ theo nghiên cứu của Jensen & Meckling (1976). Trong nghiên cứu này, lý thuyết đại diện cũng được định nghĩa là tổng các chi phí:

Chi phí giám sát (Monitoring Expenditure): Là chi phí được trả cho các kiểm soát viên, nhằm báo động cho các cổ đông khi các nhà quản lý trục lợi cho bản thân họ quá nhiều.

Chi phí giao kèo (Bonding Expenditure): Là chi phí nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra từ những hành động thiếu trung thực của các nhà quản lý.

Tổn thất lợi ích (Residual Loss hay Welfare Loss): Là những tổn thất xảy ra do sự khác biệt giữa những quyết định trên thực tế, của các nhà quản lý và những quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông.

Một nghiên cứu lý thuyết khác về chi phí đại diện và cấu trúc quyền sở hữu được thực hiện bởi Fama and Jensen (1983). Nghiên cứu này kết luận rằng, trong một công ty có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát, nói cách khác là người sở hữu thực

sự của công ty không tham gia vào việc quản lý công ty, chi phí đại diện sẽ xuất hiện vì tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đông. Nhà quản lý có nhiều thông tin hơn về tình hình công ty và họ sẽ dung quyền quản lý để trục lợi cho bản thân họ.

Do đó, như đã trình bày ở trên “Chi phí đại diện là chi phí phát sinh khi xảy ra sự thiếu đồng thuận giữa mục đích của người quản trị và người sở hữu trong một công ty”

nên chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo bộ phận tăng cũng sẽ làm giảm chi phí đại diện, giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, thông tin đến nhà đầu tư được cung cấp đầy đủ hơn. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là công cụ để kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính.

Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là ước muốn của chủ sở hữu và sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào để mang lại hiệu quả thì lại tùy thuộc vào các nhà quản lý. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty cũng có thể cho chủ doanh nghiệp thấy được hiệu quả của việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.

Chi phí đại diện sẽ xảy ra giữa các chủ thể: HĐQT – Tổng giám đốc, Tổng giám đốc – giám đốc chi nhánh, người thuê lao động – người lao động. Hai bên đều mong muốn tối đa hóa lợi ích cho mình, cổ đông muốn tối đa hóa lợi ích của mình thông qua tăng giá trị doanh nghiệp, còn đối với nhà quản lý thì mong muốn tối đa hóa thu nhập, từ điều này dẫn đến xung đột lợi ích tạo ra thông tin bất cân xứng gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư, cổ đông không trực tiếp quản lý doanh nghiệp nên ít có cơ hội tiếp cận thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp để ra quyết định, bị động trong thu thập thông tin. Trong khi đó, nhà quản lý có thể khai khống doanh thu, khai thiếu chi phí làm tăng lợi nhuận ảo…sự không tin tưởng lẫn nhau này sẽ phát sinh ra chi phí đại diện. Như vậy, từ lý thuyết đại diện luận văn sẽ nghiên cứu nhân tố đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đây là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo bộ phận thông qua lý thuyết chi phí đại diện.

2.4.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Lý thuyết tín hiệu mô tả hành vi khi hai bên (cá nhân hoặc tổ chức) có thể truy cập thông tin khác nhau. Thông thường một bên là người gửi tín hiệu sẽ tìm cách gửi các thông tin (tín hiệu) và bên nhận thông tin phải chọn cách nào để giải thích những thông tin đó. Lý thuyết tín hiệu về cơ bản có liên quan đến việc làm giảm thông bất cân xứng giữa hai bên Spence (2002). Khi thông tin trình bày trên BCTC sẽ có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ vận dụng chính sách kế toán để có thể cung cấp thông tin có lợi nhất về doanh nghiệp của họ cho các nhà đầu tư.

Các nhà quản lý cũng đã áp dụng lý thuyết tín hiệu để giải thích ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong một mảng rộng của bối cảnh nghiên cứu. Một nghiên cứu gần đây của quản trị doanh nghiệp, ví dụ, các CEO tìm cách làm cho có tín hiệu chất lượng không quan sát được của công ty để các nhà đầu tư tiềm năng có thể thấy thông qua chất lượng quan sát được trên báo cáo tài chính của họ Zhang and Wiersema (2009). Doanh nghiệp có quy mô công ty lớn, có tốc độ phát triển cao cũng là một tín hiệu tốt đưa đến cho các nhà đầu tư. Do đó, theo lý thuyết tín hiệu, doanh nghiệp có quy mô lớn, có tốc độ phát triển cao và một doanh nghiệp có mức độ cạnh tranh cao sẽ có khả năng cung cấp những thông tin kế toán cần thiết trên báo cáo tài chính, để thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư.

2.4.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng, lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 do Akerlof nghiên cứu. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này làm cho bên ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch, đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch. Thông tin bất cân xứng càng trở nên nhiều hơn và

phổ biến hơn khi có tính trung thực của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin ngày càng yếu kém.

Theo Yang (2008), trong TTCK, thông tin bất cân xứng biểu hiện dưới ba hình thức: Bất cân xứng về thời gian thông tin, bất cân xứng khối lượng thông tin và bất cân xứng về mức độ CBTT.

Thông qua lý thuyết thông tin bất cân xứng, cho thấy thông tin bất cân xứng là hệ quả của các bên giao dịch trên TTCK có thông tin với mức độ khác nhau giữa một bên cung cấp và một bên tiếp nhận thông tin. Trên TTCK, công ty niêm yết đại diện là bên người cung cấp thông tin, nhà đầu tư và các bên liên quan là những người tiếp nhận thông tin. Bên tiếp nhận thông tin có thể có được những thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ. Lý thuyết này giải thích cho các biến độc lập vì thông tin được đưa ra bên ngoài vẫn mang tính chủ quan của các doanh nghiệp, và người sử dụng thông tin vẫn cần phải phân tích kỹ hơn khi đưa ra quyết định của mình.

Kết luận chương 2

Trong chương này, luận văn đã làm rõ khái niệm liên quan đến BCBP, trình bày nội dung liên quan đến các chuẩn mực về BCBP quốc tế và Việt Nam, cũng như các lý thuyết để làm nền tảng cho việc tìm và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo bộ phận.

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Báo (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)