Cấu tạo, phân loại và các đại lượng định mức

Một phần của tài liệu Bài giảng Khí cụ điện và máy điện - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 180 - 183)

CHƯƠNG 7 MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU

7.1. Đại cương về máy điện một chiều

7.1.1. Cấu tạo, phân loại và các đại lượng định mức

Kết cấu của máy điện bao gồm những bộ phận chính sau: Stato, rôto và cổ góp a) Stato

Stato còn được gọi là phần tĩnh hay phần cảm, gồm những bộ phận chính sau:

+ Cực từ chính

Đây là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắt cực từ chính và dây quấn kích từ. Lõi sắt làm bằng thép cácbon hoặc thép kỹ thuật điện mỏng (0,5 dến 1mm) ghép chặt bằng đinh tán. Dây quấn kích từ bằng đồng có bọc cách điện được quấn thành một khối trên khung nhựa cách điện tốt, rồi lồng vào các cực từ. Các cuộn kích từ được đấu nối tiếp với nhau.

Hình 7.1 Cực từ chính 1. Đinh tán; 2. Lõi thép; 3. Dây quấn;

4. Khung nhựa; 5. Gông từ; 6. Bulông

Hình 7.2 Cực từ phụ 1. Lõi thép; 2. Dây quấn

171 + Cực từ phụ

Các cực từ được đặt xen giữa các cực từ chính có cấu tạo tương tự như cực từ chính nhưng có khe hở với rôto lớn hơn so với khe hở của cực từ chính với rôto. Cực từ phụ dùng để cải thiện đổi chiều.

+ Gông từ

Gông từ dùng để nối liền các cực từ và cũng là vỏ máy. Vỏ máy thường làm bằng thép kết cấu hoặc thép đúc.

+ Các bộ phận khác

- Nắp máy: Để bảo vệ máy không bị các vật ngoài lọt vào trong làm hư hỏng dây quấn. Nắp máy thường làm bằng gang. Trong các máy nhỏ và vừa thì nắp máy còn làm giá đỡ ổ bi.

- Cơ cấu chổi than: Để đưa điện từ phần quay ra ngoài hoặc ngược lại.

Hình 7.3 Cơ cấu chổi than

1. Hộp chổi than; 2. Chổi than; 3. Lò xo ép; 4. Dây cáp mềm dẫn điện b) Rôto

Rôto còn được gọi là phần quay hay phần ứng, gồm những bộ phận sau:

+ Lõi thép phần ứng

Lõi thép phần ứng để dẫn từ, dùng các lá thép kỹ thuật điện mỏng ghép chặt lại.

Trên lá thép có dập rãnh để đặt dây quấn phần ứng và các lỗ thông gió dọc trục. Rôto được ép trực tiếp lên trục máy hoặc dùng giá đỡ rôto.

Hình 7.4 Lá thép phần ứng

1. Lỗ trục; 2. Lỗ thông gió dọc trục; 3. Rãnh; 4. Răng Hình 7.5 Rãnh phần ứng

172 + Dây quấn phần ứng

Dây quấn phần ứng là phần sinh ra s.đ.đ và có dòng điện chạy qua. Dây quấn thường làm bằng dây đồng có bọc cách điện. Mỗi phần tử của dây quấn có hai đầu dây được hàn lên hai phiến góp trên cổ góp. Để dây khỏi bị văng ra ngoài do lực ly tâm khi rôto quay thì trên miệng rãnh có dùng nêm bằng tre, gỗ hoặc bakelit.

c) Cổ góp và chổi than

Cổ góp còn được gọi là vành góp hay vành đổi chiều, gồm nhiều phiến đồng (phiến đổi chiều) có cách điện với nhau bằng một lớp mica mỏng, hợp thành hình trụ tròn và được ép chặt lên trục máy. Phần đuôi của cổ góp có rãnh để hàn các đầu dây của dây quấn phần ứng.

Chổi than còn gọi là chổi điện, làm bằng than graphit. Chổi than cùng với cổ góp làm thành bộ chỉnh lưu cơ khí biến đổi dòng điện xoay chiều trong phần ứng thành dòng điện một chiều ra tải. Máy có bao nhiêu cực từ thì có bấy nhiêu chổi than và các chổi than mang cực dương được nối chung với nhau, cực âm được nối chung với nhau.

Hình 7.6 Cổ góp máy điện một chiều d) Các bộ phận khác

- Cánh quạt: Dùng để quạt gió làm mát máy, hướng gió được điều chỉnh sao cho không hút bụi than tại cổ góp vào trong máy.

- Trục máy: Là nơi để gắn phần quay và sẽ được nối với tải nên được làm từ thép cácbon tốt.

2) Phân loại

Theo chức năng, máy điện một chiều được phân loại thành máy phát điện một chiều và động cơ điện một chiều.

Theo cách kích thích ở cực từ chính máy điện một chiều được chia thành các loại sau.

173 Máy điện một chiều kích từ độc lập: kích thích bằng điện từ (dùng ắcquy hoặc nguồn DC), kích thích bằng nam châm vĩnh cửu.

Máy điện một chiều tự kích, bao gồm: máy điện một chiều kích thích song song, kích thích nối tiếp và kích thích hỗn hợp.

Hình 7.7 Các dạng máy điện một chiều

a. Kích từ độc lập; b. Kích từ song song; c. Kích từ nối tiếp; d. Kích từ hỗn hợp 3) Các đại lượng định mức

Chế độ làm việc định mức của máy điện là chế độ làm việc trong những điều kiện do nhà sản xuất quy định. Chế độ đó được đặc trưng bằng các đại lượng định mức ghi trên nhãn máy hoặc trong lý lịch của máy. Trên nhãn của máy điện 1 chiều thường ghi các đại lượng sau:

+ Công suất định mức đưa ra tải Pđm (W hay kW). Ở máy phát thì Pđm là công suất điện, còn ở động cơ thì Pđm là công suất cơ.

+ Điện áp định mức đầu cực của máy Uđm (V).

+ Dòng điện định mức đầu cực của máy Iđm (A).

+ Các đại lượng khác như: tốc độ định mức nđm (vòng/phút), dòng điện kích từ it (A), phương pháp kích từ, kiểu máy IP, điều kiện sử dụng...

Một phần của tài liệu Bài giảng Khí cụ điện và máy điện - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định (Trang 180 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)