Trải qua cuộc cải cách Khoan Chính với việc nước rối ren, giới trí thức chống lại tính chất cao quý của haikai thời Thiên Minh, gánh vác trách nhiệm trong thi đàn haikai thời Hóa chính. Kết quả của chính sách phổ cập giáo dục của Mạc phủ đã tạo ra tầng lớp người đọc sách mới rất đông đảo từ khối dân chúng cấp thấp. Xuất hiện những ông thầy gọi là “Demo haikaishi” (Cái gọi là thầy
trở thành thú chơi hàng ngày của đại chúng bình dân, thậm chí rơi vào con đường thấp kém. Trong số đó có những bài vẫn giữ được chất thơ trong thú phúng phụng hoa thông tục, đồng thời lại xuất thân từ thầy haikai bình dân “Demo haikaishi”, đó là Kobayashi Issa. Ông ta dựa vào sự nhanh trí có được tình cảm sinh hoạt một cách lệch lạc từ nền giáo dục tạp học mà làm ra các bài haiku rất độc đáo, hấp dẫn con mắt người ta. Sức hấp dẫn chính của thơ Issa đến từ chính tính cách cương quyết, mạnh mẽ của ông được chứng minh qua hàng loạt những biến cố không may trong cuộc đời thi sĩ. Những tháng năm bần hàn, bấp bênh, những xung đột trong gia đình mà ông đã phải trải qua đưa đến một loại haiaki mang đậm cái tôi trữ tình và phức cảm pha lẫn tính tự tôn và lòng tự thán cùng một tình cảm ưu ái chân thành đối với những sinh linh nhỏ bé, vô tội.
Xuống đến thời Thiên Bảo người làm haikai tăng lên vùn vụt, người ta tôn Bashô lên thành thần.
Đến thời Minh Trị, người khôi phục chất thơ của haikai, đó là Masaoka Shiki, một tài năng haikai xuất chúng. Đến đây haikai bước vào thời cận đại, trong khi đổi mới haikai, M.Shiki gọi nó là haiku. Và cách gọi ấy dần trở nên quen thuộc, người ta dùng tên gọi ấy để gọi luôn cả haikai có từ trước Shiki.
Phong trào cách tân thơ haiku của Shiki vào những năm cuối thế kỉ XIX đã tiếp thêm sức sống mới cho thể thơ cũ. Haiku trở thành thơ hiện đại bằng cách thâu nhận bút pháp hiện thực của văn chương Tây phương. Sau cái chết của Shiki, phong trào cải cách được hai môn sinh của ông này là Kawahigashi Hekigodo (1873-1937) và Takahama Kyoshi (1874-1959) kế tục. Hekigodo, người cấp tiến hơn, cuối cùng đã chọn ủng hộ thơ haiku tự do, khẳng định rằng cấu trúc thơ 5-7-5 đã quá lỗi thời, độc đoán sẽ ảnh hưởng xấu đến trực giác sáng tạo của thi sĩ.
Ngược lại, Kiyoshi lại kiên quyết chống đối thơ tự do và đã lợi dụng tờ tạp chí của mình tờ Hototogisu (Chim quyên) tiến hành một cuộc vận động tinh thần cổ vũ thể thơ 17 âm tiết. Đến năm 1920, thắng lợi đã hoàn toàn thuộc về ông.
Kyoshi giành chiến thắng chủ yếu là nhờ phe ông có sự ủng hộ của nhiều nhà thơ tài năng- những người đang viết thơ cho tờ Hototogisu. Murakami Kijo (1865-1938) nhà thơ phải chịu cả hai nỗi khổ là nghèo và bệnh tật (ông bị điếc) đã chuyển tải nỗi bất đắc chí của mình vào những bài thơ gợi nhắc về Issa. Iida Dakotsu (1885-1962), người sống đời ẩn dật ở gần núi Fuji thì lại làm ra những vần thơ mang phong thái trầm lặng như của Basho. Nakamura Kusatao (1901- ), Kato Shuson (1905) và Ishida Hakyo (1913-69) nhấn mạnh nguyên tắc đạo đức của nhà thơ như là bước đầu tiên hướng đến đỉnh cao nghệ thuật thi ca. Thơ của Mizuhara Shuoshi (1892- ) với lời lẽ trau chuốt, tươi mới và thơ của Yamaguchi Seishi (1901) với những hình tượng táo bạo, hiện đại… cả hai đều được tầng lớp thị dân - những người đang dần nhận thức được sự nghèo nàn của đời sống tinh thần - ưa thích. Shuoshi và Seishi sau đó đã rời nhóm Hototogisu để bắt đầu viết cho một tạp chí thơ haiku mới tên là Ashibi. Xu hướng đa dạng hóa càng được đẩy mạnh trong những năm tháng bão táp của cuộc đệ nhị Thế chiến. Ngày nay, có hàng trăm tạp chí về thơ haiku, mỗi cái đều có tôn chỉ thơ ca riêng ; họ xuất bản các tác phẩm đủ chủng loại từ haiku truyền thống theo kiểu Basho cho đến những bài haiku tự do cấp tiến, từ haiku mang tính siêu thực và tượng trưng đến thơ haiku của những người vô sản và cánh tả.
Từ đó trở đi haiku trở thành một thể loại thơ cho phép sử dụng nhiều chủ đề phong phú, nhiều kĩ thuật và thái độ khác nhau. Song rõ ràng điều cơ bản, quan trọng của nó vẫn là thể thơ 17 âm tiết và có từ chỉ mùa (quí ngữ). Tính cô đọng, súc tích của thể thơ biến nó thành thơ của sự gợi ý. Ở khía cạnh này, haiku được cho là đã thể hiện rất đạt đặc trưng văn chương truyền thống Nhật Bản.
Đoàn Lê Giang
HÒA CA 和歌 (Waka)
Hòa ca xưa nay vốn là những bài ca của xứ Yamato/ Đại Hòa (Ủy) và cũng chính là thơ ca Nhật Bản. Theo đó, vào thời đại Vạn diệp tập thì trường ca/ chôka, đoản ca/ tanka, toàn đầu ca/sedôka đều là Hòa ca/ Waka. Rồi đến thời trung thế, liên ca/ renga cũng là một thể của Hòa ca. Haikai thời cận thế cũng được coi là một thể của Hòa ca. Nhưng vào thời Trung thế liên ca sau khi chiếm địa vị ngang bằng với Hòa ca thì liên ca và Hòa ca được dùng riêng. Haikai thời cận thế cũng tương tự như vậy. Như thế, trường ca, toàn đầu ca được bao hàm trong Hòa ca, nhưng đến Hậu kỳ Vạn diệp tập thì toàn đầu ca, trường ca suy thoái và tanka/ đoản ca trở thành trung tâm của Hòa ca. Vì thế từ trung cổ trở đi tanka trở thành thể duy nhất của Hòa ca, và lịch sử Hòa ca nếu nói chính là lịch sử tanka/ đoản ca cũng không phải là quá lời. Hòa ca như thế, ra đời cùng với lịch sử văn học Nhật Bản tồn tại đến tận nay, như vậy nó có một lịch sử rất dài. Hòa ca là phương tiện thích hợp nhất để bày tỏ tình cảm của người Nhật Bản. Trên cơ sở đó 5 câu của tanka có thể quy lại thực chất là thể hiện thành 4 câu: khai, thừa, chuyển, kết, vì thế thêm một cây mở đầu (thứ nhất) có thể biểu hiện một cách thoải mái, có thể tăng cường tính đa dạng về cái đẹp của vận luật. 3 câu của haiku có điều khác là phải bỏ bớt một câu trong khai, thừa chuyển, kết đi. Về hình thái của tanka, vào thời Thượng đại, từ chỗ thêm 7 âm vào dòng liên tục 2 đoạn 5 - 7 âm, khiến nó biểu hiện được cảm giác vận luật liên tục mà hình thức trường ca của Vạn diệp tập có được. Từ thời vương triều đến thời trung thế, 3 câu là chủ yếu, làm sao cốt để điều hòa
“thượng cú” và “hạ cú”. Việc này gần với cách nghĩ có tính chất liên ca, một thể loại hưng thịnh từ thời trung thế trở lại.
Tanka trên phương diện là thể thơ biểu hiện tình cảm của người Nhật Bản, nó có tính cách linh động, biến chuyển theo thời đại. Đó cũng là lý do để cho nó có thể tồn tại rất lâu dài.
Văn học Thượng đại: là văn học thời đại Yamato, bắt đầu từ những bài ca dao trong Cổ sự ký, Nhật Bản thư ký, cho đến những bài ca trong Vạn diệp tập.
Nhưng cũng có quan niệm cho rằng: không thể coi ca dao trong Cổ sự ký, Nhật
Bản thư kỷ, Phong thổ ký là Hòa ca được. Vì ca dao là loại văn nghệ có thể hát lên được, còn thơ ca là loại không hát được, mặc dù được sinh ra từ thời văn nghệ để hát. Hòa ca chính là thơ ca, tức là loại không thể hát được. Nếu từ quan niệm phân biệt lịch sử ca dao và lịch sử Hòa ca như thế thì có thể coi Hòa ca bắt đầu từ Vạn diệp tập. Trường ca hơn 260 bài, nếu so với hơn 400 bài tanka thì số lượng rất ít, nhưng nhiều bài trường ca có số câu dài, nên không thể hiểu được tính chất của Vạn diệp tập nếu không tính đến trường ca. Hòa ca trong Vạn diệp tập là những bài thơ có tính tư tưởng (như trường ca của Kakinomoto no Hitomaro, Yamanoe no Okura); đồng thời cũng là những bài thơ có tính tự sự (như trường ca của Takahashi no Mushimaro), nhưng nhìn toàn thể thì tính chất trữ tình trong tanka là tính chất nổi bật. Như thế, những bài ca trong Vạn diệp tập nếu kể từ thời Thiên hoàng Nintoku trải dài khoảng 450 năm, nhưng nếu tính số lượng tập trung thì từ thời Thiên Hoàng Jomei cũng khoảng 130 năm. Thông qua những tác phẩm ấy những tình cảm chân thực được thể hiện trực tiếp, từ đó sinh ra điệu thơ khỏe mạnh, sinh động, tạo thành chất riêng của tanka Vạn diệp tập.
Với tính cách là văn luật, liên tục âm 5-7, điểm gắn kết bằng âm 7, thì cả trường ca và đoản ca trong Vạn diệp tập đều giống nhau. Toàn đầu ca có hình thức 6 câu: 5-7-7, 5-7-7, trong Vạn diệp tập có hơn 60 bài, trước nay nó vốn là thể xướng họa, tính chất ca hát rất rõ, sau đó thì bị suy thoái.
Thời trung cổ (thời Heian), toàn đầu ca, cũng như trường ca hầu như không hoạt động nữa, tanka/ đoản ca trở thành thể thơ duy nhất. Như thế tanka cũng từ vận luật liên tục 5-7 của Vạn diệp tập, câu 5 được cắt đi, tiếp tục với 7-5, để trở thành điệu 7-5 chủ yếu, biến từ điệu chất phác trở thành điệu ưu nhã. Đó là do ảnh hưởng của sự triển khai từ thơ ngũ ngôn trong thơ chữ Hán sang thơ thất ngôn, nhưng cũng có thể nói là sự triển khai tự thân của Hòa ca. Cổ kim Hòa ca tập là tuyển tập của triều đình tiêu biểu cho vấn đề trên. Từ cuối thời Nara đến thời Heian, cùng với sự trưởng thành của ý thức văn học, ý thức về cái đẹp mà các bài
trong bài tựa Cổ kim Hòa ca tập, ngoài việc bàn về bản chất, có nhiều chỗ trình bày về cách làm Hòa ca. Trong Tân soạn tủy não/ Shinsenzuinô của Fujiwara Kintô (coi Ca kinh tiêu thức là mở đầu). Toshiyori tủy não, cũng như trong Hòa ca tủy não có trình bày quan niệm về bản chất Hòa ca và phương pháp vịnh tác. Nhờ ảnh hưởng thi học Trung Quốc mà từ tiêu chuẩn “ca bệnh” (bệnh tật/ lỗi của Hòa ca) cho đến quan niệm về cái đẹp như Aware (bi cảm), Okashi (cái buồn cười), Taketakashi (cái cao cả)… đều được nhận thức một cách tự giác. Quá trình hình thành các tiêu chuẩn phê bình ấy là do các “ca hợp” (uta awase) từ thời đầu Heian.
Ca hợp/ uta awase chia Hòa ca ra thành các loại xác định hay dở, người phê bình tiến hành Hòa ca đồng thời cũng viết luôn lời phê bình. Như thế việc sáng tác thơ ca và phê bình cùng tiến hành song song. Hòa ca thời này trung tâm là các tuyển tập triều đình: Cổ kim tập, Hậu soạn Hòa ca tập, Thập di Hòa ca tập, Hậu thập di Hòa ca tập, Kim diệp Hòa ca, Từ hoa Hòa ca tập, Thiên tải Hòa ca tập… Bên cạnh đó có Tam thập lục nhân tập và một số tuyển tập tư gia khác.
Hòa ca thời Trung thế (thời Kamakura, Muromachi) bắt đầu bằng Saigyo và Fujiwara Toshinari. Tuyển tập triều đình có thể kể từ Thiên tải tập, Tân Cổ kim Hòa ca tập. Tanka là trung tâm. Renga/ liên ca cũng là một thể của Hòa ca, cách nhìn này bấy giờ đã có, nhưng nhìn chung thì liên ca (một thể loại được xã hội coi trọng) và Hòa ca được coi là những hình thức thơ ca riêng biệt. Nhưng với cách cấu tứ riêng biệt của mình, tanka, renga/ liên ca cũng chiếm một vị trí quan trong trọng thơ ca thời trung thế.
Với việc cắt ra 3 câu, tanka bị cắt ra thành “thượng cú” và “hạ cú”, nó bắt đầu có vận luật chủ yếu bằng cách phối hợp âm điệu như thế. Khu biệt “Thân cú”
và “Sơ cú”, coi trọng Sơ cú; tách rời Thượng cú và Hạ cú ngay cả trên phương diện ý nghĩ. Cùng với điều ấy, sự kết hợp bằng tình thú, cảm xúc mà bắt đầu có cấu tứ liên ca. Phong cách thơ ca (ca phong) của Tân cổ kim tập là như thế. Sau này người ta coi trọng ca phong đẹp “Bình đạm” của tầng lớp quý tộc Nijô (Nhị Điều), từ đó nó trở thành tính chất của renga/ liên ca. Mặt khác do coi trọng “U
huyền” mà trên phương diện nội dung hình thức, nó cũng trở thành tính chất trung thế của renga.
Quan niệm về cái đẹp của Hòa ca trung thế được nhìn bởi những khái niệm cổ đại như Aware (bi cảm), En/ Diễm (đẹp), Okashi (cái buồn cười), Taketakashi (cái cao cả), nhưng từ đó đến Toshinari, Fujiwara no Sadeie lại coi trọng những cái đẹp khác như Sugatasabi (dáng buồn), Kokorohososhi (tâm hồn tinh tế), Yugen/ U huyền, Ushin/ Hữu tâm… coi nó là tiêu chuẩn của phê bình văn học.
Người ta đề cao cái đẹp Dư tình (Dư tình mỹ/ Yojo bi), cái đẹp Phức hợp (Phức hợp mỹ/ Fukugô bi), cái đẹp Tư tưởng (Tư tưởng mỹ/ Shisô bi) là những tiêu chuẩn chung. Đó cũng là việc coi trọng cảnh khí ngoài lời, là tính chat tượng trưng của cảm giác. Hòa ca thời trung thế có khuynh hướng thiên về Dư tình như thế.
Tiếp theo cái gọi là cái đẹp phức hợp, khác với những phạm trù mỹ học cơ bản như: Ưu mỹ, Hùng tráng, Tĩnh tịch, Yêu diễm, Nhàn tịch, Bình đạm… Đối với U huyền, Hữu tâm, Vô tâm thì nổi bật lên khuynh hướng tư tưởng, nhưng nó được xây dựng trên cơ sở quan niệm vô thường thời trung thế, biểu hiện ở chỗ nó muốn truy tìm cái vĩnh viễn, nó đặt căn cứ ở tư tưởng Thiền.
Hòa ca thời cận thế (thời Edo) bắt đầu từ Hosokawa Yusai, Kinoshita Chòshòshi. Nhưng Yusai tiếp thu ca phong của dòng Fujiwara no Toshinari và Sadaie, được nói là truyền thụ cổ kim. Còn Shôchôshi thì phê phán truyền thống.
Cuộc cách mạng Hòa ca cận thế bắt đầu từ đây. Về bình luận Hòa ca, thì ca luận thời cận thế được chia ra thành 3 dòng: dòng coi trọng ca phong Vạn diệp tập, dòng coi trọng ca phong Tân cổ kim (trong số tác giả ca luận có Motoori
Norinaga), dòng coi trọng ca phong Cổ kim tập. Những ca luận nổi tiếng bấy giờ là: Masura wo buri (Về nam tính của Hòa ca) của Kamo no Mabuchi, ca luận về
“Monono aware” (Niềm bi ai Nhật Bản) của Motoori Norinaga… Cuối thời cận thế Ryokan, Tachibana Akemi… không bị bó buộc bởi ca luận, nhờ thế mà có thể viết được những tác phẩm có cá tính và tươi mới, biểu thị khuynh hướng thoát ly
truyền thống. Chính họ là những người tiên phong mở đường cho cuộc cách mạng tanka thời cận đại (…).
Hòa ca cận đại (Thời Minh Trị trở đi): trung tâm là đoản ca/ tanka, cùng với haiku, là hai thể thơ ngắn tiêu biểu. Tanka cận đại về niên đại thì bắt đầu kể từ thời Minh Trị duy tân. Nhưng từ khi bắt đầu thời Minh Trị cho đến những năm cuối thập kỷ 80 của TK.XIX, thì phái Quế Viên (keien/ vườn quế) là dòng chủ lưu và là dòng có thế lực nhất vì là phái tanka triều đình do Ngự ca sở (Outa dokoro) quản lý. Có thể nói phái Quế Viên vẫn còn tiếp tục ca phong cận thế. Thi sĩ Ochiai Naobumi tiếp thu truyền thống văn học Nhật Bản và truyền thống Hòa ca, đồng thời thử nghiệm thể “Tân thể thi” mới ra đời vào thời Cận đại. Với tư cách là một thành viên của Tân Thanh Xã của nhóm Mori Ogai, ông dịch thơ Tây Âu, làm tanka có tính chất cận đại, đề xuất khuynh hướng mới gọi là “Tân Phái Hòa Ca”, thành lập Thi xã Asakôsha (Triệu Hương Xã) vào giữa thập niên 1890. Cuộc cách mạng tanka của Naobumi chưa triệt để, nhưng từ đó đã sản sinh ra Yosano Tekkan cùng với phái “Minh Tinh”, sáng tạo ra dòng tanka mới lãng mãn chủ nghĩa. Sau Tekkan, môn đệ đồng thời là người bạn đời của ông là Yosano Akiko với những bài tanka hoa mỹ đã đưa tanka cận đại lên đến đỉnh cao. Cuộc cách mạng tanka của Sasaki Nobutsuna có những điểm thống nhất với Naobumi, nhưng vào cuối thập niên 80 và thập niên 90 của TK.XIX, Masaoka Shiki tiến hành cải cách tanka từ lập trường tả thực, tương tự như tình hình của haiku, để hình thành nên loại tanka tả thực đối lập với khuynh hướng lãng mạn. Tanka lãng mạn và tanka tả thực từ đó về sau là 2 khuynh hướng chủ đạo của tanka. Sau thời hưng thịnh của phái tanka Minh Tinh có các thi sĩ nổi danh: Masaoka Shiki, Ito Sachio, Nagatsuka Takashi, Shimaki Akahiko, Saito Mokichi… Tanka tả thực của phái
“A-ra-ra-gi” (Hoa lan) trở thành dòng chủ lưu kéo dài, tả thực với ý nghĩa là
“Thực tướng quan nhập” (quan sát và nhập vào thực tướng của cảnh vật), miêu tả một cách sống động, hay “Chủ khách dung hợp”… Sau đó đối lập lại với dòng tanka tả thực ấy là dòng Tanka lãng mạn của Wakayama Bokusui, Kitahata