Tình trạng khốn khó về tài chính trong thời Luật - Lệnh trở nên nghiêm trọng, thêm vào đó sự tranh chấp quyền lực trong triều đình rất quyết liệt. Trong tình thế ấy, những thi sĩ Vạn diệp tập, những trí thức kinh đô với thần kinh mẫn cảm đã không còn tìm được hứng thú tinh tế và cái đẹp nùng diễm như thời kỳ trước được nữa. Thi sĩ Hòa ca tiêu biểu nhất của thời kỳ này là Ôtomo no Yakamochi. Ông đã mở ra một thế giới riêng của mình, thơ ông ánh lên cái đẹp giữa cảnh và tình, nỗi u buồn phản chiếu một cách tinh tế lên phong cảnh. Tất cả là sản phẩm của thời kỳ suy thoái. Khuynh hướng nổi bật của Waka thời kỳ này là
những bài ca xã giao trong yến tiệc, trong đó cũng có những tác phẩm đẹp, nhưng nói chung thì hơi vô thưởng vô phạt và khá khuôn sáo.
Cũng thuộc thời kỳ thứ tư, nhưng không phải là những sáng tác của trí thức kinh đô, những tác phẩm này thiếu sự gọt giũa mà bộc lộ tình cảm chất phác, đó là những bài ca của người đi lính đồn thú, gọi là “Phòng nhân” (sakimori). Khác với những tác giả trung lưu trở lên tạo ra phong cách mới của các thời kỳ, đây là tiếng kêu, lời tố cáo chí tình của thứ dân, không biến đổi qua mọi thời đại.
Ngoài Yakamochi ra, những thi sĩ Hòa ca chủ yếu trong thời kỳ này là:
Ohara no ôkimi, Atsumi no ôkimi, Ôtomo no Ikenushi...
Xin giới thiệu vài bài:
Đây là bài ca ở vùng Đông Quốc, vùng này có tục lệ khi chồng đi xa thì người vợ ở nhà thắt dải dây áo của chồng mình để người chồng nhớ về nhà. Bài ca này do người người chồng sắp đi xa hát cho người vợ trẻ ở nhà:
Ngọn núi Aizu Aizune no
Mai này xa cách Kuni o satoomi Cũng không thấy người awanawaba Dây áo này hãy thắt shinohi nisemoto Cho tình đừng xa xôi. Himo musubasane.
Còn đây là bài ca về tình yêu của một cô giá ngây thơ, chất phác:
Cây liễu bến sông Aoyagi no
Búp non xanh mướt Hararo kawato ni Em đứng đợi chàng Na wo matsu to Quên cả múc nước Semido wa kumazu Dẵm bằng đất dưới chân. Tachi donara sumo.
Bài ca dưới đây là lời thở than nỗi lòng của người con trai trên đường đi.
Như cây đỗ ván vươn dài, đường càng dài, càng ngày càng xa người yêu:
Cây đỗ ván trên núi Kamitsuke no Dây leo mãi vươn dài Kuroho no nero no Đường tôi đi xa mãi Kuzuhagata
Cách vời bóng dáng ai. Kanashike korani Iya zakari kumo
Đoàn Lê Giang
Văn học nhật ký
日記 文学 (Nikki bungaku)
Thể loại văn học này đề cập đến những quan sát cá nhân và những trải nghiệm cuộc sống, nó được viết bằng tiếng Kana, và thịnh hành từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Người ta cho rằng, thể loại này có quan hệ gần gũi nhưng lại rất khác biệt với những tập thơ cá nhân với những ghi chú dài đầu trang dưới dạng văn xuôi như Utamonogatari (như Ise Monogatari), và tùy bút (Zuihitsu, như Sei Shonagon). Những tác phẩm Nhật ký được viết bằng Kanji không được liệt vào thể loại văn học Nhật ký này. Thể loại văn học Nhật ký này chính là nét đặc sắc trong nền văn học Nhật Bản, các tác phẩm này mang đầy chất thơ, nói lên cái tôi của tác giả và không theo một nguyên tắc sáng tác nào. Hầu hết các tác phẩm đều được sáng tác bởi các nữ sĩ, và bao gồm một khối lượng lớn thơ Waka (Hòa ca).
Những tập nhật ký nổi tiếng có thể kể ra mấy tác phẩm dưới đây:
Nhật ký Tosa 土佐日記 (Tosa Nikki/ Thổ Tá nhật ký): Người ta coi Tosa nikki là cha đẻ của thể loại nhật ký. Được sáng tác bởi tác giả Kino Tsurayuki (tác giả bài tựa Kokishu) nhưng lại do một người đàn bà vô danh kể lại. Sự trở về bằng
cuộc hành trình trên biển của Tsurayuki từ Tosa về kinh đô sau khi hết nhiệm sở đầu năm 935 đã thực sự được người ta trau chuốt bóng bấy rất nhiều.
Nhật ký phù du 蜻蛉日記(Kagerou nikki/ Tinh linh nhật ký): tác phẩm kể về 21 năm cuộc đời của “mẹ của Michitsuma” (954-974), người vợ 2 của Fujiwara no Kaneie (929-990) - một trong những người nổi tiếng vào loại bậc nhất tại vương triều thời Heian. Tác phẩm thể hiện một cách sâu sắc nỗi niềm cay đắng của tác giả trong sự thờ ơ, ghẻ lạnh của chồng mình. Người ta thực sự đánh giá cao tác phẩm này ở 2 phương diện: Thứ nhất: đã có những nổ lực ban đầu trong việc mô tả chân thực về hòan cảnh xã hội; Thứ hai: tác phẩm đã đánh dấu sự xuất hiện của các nữ sĩ - đóng vai trò chủ đạo trong nền văn xuôi.
Nhật ký của Izumi Shikibu 泉式部日記 (Izumi Shikibu nikki): mô tả khoảng thời gian chưa đầy một năm từ 1003 đến 1004, thời gian đã đánh dấu sự chớm nở trong cuộc tình của Izumi Shikibu, một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng nhất đương thời , với hoàng tử Atsumichi (981-1007). Tác phẩm này dựa trên sự trao đổi thơ, có nghĩa là được viết bởi một người ngoài cuộc, sử dụng một phương thức khác tiểu thuyết và có lẽ đó không do Izumi Shikibu sáng tác.
Nhật ký của Murasaki Shikibu 紫式部日記 (Murasaki Shikibu nikki):
được viết trong 2 năm trong khoảng thời gian tác giả viết câu chuyện Genji monogatari (Xem Murasaki shikibu). Murasaki miêu tả một cách chi tiết về các buổi kỉ niệm ngày sinh của hoàng đế Go-Ichijo (1008-1036, cai trị từ năm 1016 đến 1036), nhưng điều thú vị nhất của từng phần chính là sự thể hiện cá tính của tác giả và các cung phi.
Nhật ký Sarashina更級日記 (Sarashina nikki): Kể về cuộc đời con gái của Takasue. Tác giả sinh năm 1008, và tác phẩm Sarashina được bắt đầu viết vào năm 1020 với chuyến trở về kinh đô từ Kazusa, phía Tây Nhật Bản. Tác phẩm mô tả những giấc mơ của cô, thói quen đọc sách và những phương diện khác về đời
sống riêng của cô, rồi những điều liên quan đến cuộc sống hôn nhân và tác phẩm được kết thúc sau cái chết của chồng cô năm 1058.
Sanuki no Suke nikki 讃岐日記: tác giả là Furiwara Nagako, người được Thiên hoàng Horikawa(1079-1107 trị vì năm 1086-1107) rất yêu mến. Tác phẩm này kể về khỏang thời gian 1 năm từ 1107-1108 và điều thú vị ở đây chính là sự mô tả chi tiết về cái chết của vị Thiên hoàng.
Minamoto Ienaga nikki: là tác phẩm kể về 2 năm 1196- 1207 phục vụ thượng hoàng Go-Toba(1180-1239) do cận thần Minamoto Ienaga (1170 - 1234) viết. Điều đặc biệt thú vị ở đây là có những chi tiết liên quan đến tài liệu trong tập Tân cổ kim tập.
Izayoi Nikki (Nhật kí của đêm thứ 16) là sự hồi tưởng lại về chuyến đi từ Kyoto đến Kamakura năm 1277 của nữ tu sĩ Abutsu (mất 1283)
Nakatsukasa Naishi Nikki: viết khoảng thời gian những năm 1280-1292, tác giả Fujiwara Tsuneko, cung phi của hoàng đế Fushimi (1268-1317, cai trị từ năm 1287- 1298). Tác phẩm kể về sự nhường ngôi của thiên hoàng Go - Uda (1267-1324, cai trị từ 1274-1287) và sự lên ngôi của Fushimi.
Towazugatari : Là lời thú nhận của một cung nữ hầu hạ Thái thượng hoàng Go-Fukakusa(1243-1304, cai trị từ 1246-1259). Người cung phi này kể về vòng luẩn quẩn đầy phức tạp của Thái thượng hoàng và 3 người tình khác, kể về việc cô ta bị đuổi ra khỏi cung và trở thành ni cô.
Ái Tiên
Y
YOSA BUSON
与 謝 蕪 村 (1716-1783)
Họa sĩ, nhà thơ haiku thời Edo trung kỳ. Họ gốc là Taniguchi, biệt hiệu Dạ Bán Đình (Oyahantei), Lại Nhật Am, Tể Đinh (Saichô). Sinh ở làng Kema, quận Higashinari, Settsu. Buson xuất thân từ một gia đình có lẽ là nông gia có tài sản khá, nhưng Buson mồ côi cha mẹ sớm, rồi cảnh nhà sa sút dần. Khoảng năm 20 tuổi ông bỏ nhà đi lên Edo, cố gắng tu dưỡng về haiku và hội họa. Đến Edo, trước hết Buson học haiku ở Uchida Senzan, một thi sĩ haiku (bài nhân) thuộc phái Danrin, sau đó thì làm môn đồ cho Yahantei Sôya Hajin (Dạ Bán Đình Tảo Dã Ba Nhân). Lúc ấy ông cũng thử sức với cả hội họa nữa. Ông được Yahantei nhận là cao đệ, tức môn đệ giỏi. Mùa hè năm 27 tuổi, thầy dạy haiku mất, ông rời bỏ Edo, phiêu bạt khắp nơi. Suốt một năm ông sống phóng lãng ở vùng Kantô (Quan Đông) và Tôhoku (Đông Bắc).
Năm 1751, Buson 36 tuổi, ông quyết định sống ở Kyoto, gần quê hương, nhưng từ năm 39 tuổi đến mùa thu năm 42 tuổi ông lại rời Kyoto, sống lang thang ở vùng Yoza, Tango (Tây bắc Kyoto). Sau lần trở về Kyoto lần thứ hai, mùa thu năm 51 tuổi, ông đến thăm vùng Sanuki của Shikoku, sau đó lại đi đây đó, rồi quyết định sống những năm cuối đời ở Kyoto. Trước sau lúc từ Tango trở về, ông cưới vợ, và chẳng bao lâu thì sinh được một cô con gái.
Quan tâm chủ yếu của ông cho đến lúc ấy vẫn là hội họa, từ Tango trở về, ông lập gia đình, danh tiếng về hội họa lên cao, cuộc sống tạm thời yên ổn. Họa hiệu (tên hội họa) thời thanh niên là Shimei (Tứ Minh), sau đó đổi thành Chôsô (Triêu Thương). So với thời ở Kanto, kỹ thuật hội họa của ông có tiến bộ, nhưng vẫn chưa thoát khỏi cái chất hội họa Trung Quốc. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách hội họa của Hassen Kansakaki Hyakusen (Bát Tiên Quan Bành Thành Bách Xuyên), người tiên phong trong phong cách thể loại văn nhân họa là vào giai
đoạn này. Trong khoảng mười năm từ 1757 đến 1764, ông tiến bộ nhiều về hội họa, những bức tranh nổi tiếng trong giai đoạn này là: Hàn sơn thập đắc đồ (1758), Thanh âm song mã đồ (1760), Dã mã đồ (1763)…
Từ sau khi đi Sanuki ông dùng họa hiệu là Shunsei (Xuân Tinh), Chôkô (Trường Canh), rồi Shain (Tạ Dần), trải qua các thể loại tranh sơn thủy, hoa điểu, nhân vật, phát huy tài năng riêng với tư cách Nam Họa Gia (Hội họa Nam Tống, từc văn nhân họa) hàng đầu Nhật Bản, tề danh cùng với Ikeno Taiga. Ông cũng là người sáng tạo ra “Bài Họa” (tranh với haiku).
Về haikai, từ năm 1766, sau khi ông thầy haiku mất đi, Buson trở thành nhân vật trung tâm của dòng haikai đó. Ông kết bạn với nhóm Tantaigi và Kokuryuu shôha mà thành thi xã haikai Sankasha (Tam Quả Xa). Hoạt động haikai từ đó trở nên sôi nổi. Dưới đây là những sáng tác nổi tiếng với phong cách diễm lệ trong những năm đó:
- Đêm khua ông chài gõ cổng Ayukurete
đưa con cá măng Yorade sugi yuku chẳng nói năng gì Yoha no kado.
- Năm sáu kỵ sĩ Tobadono e Phi đến điện thiên hoàng Go, roku ki isogu
Trong trời bão giông. Nowaki kana.
- Những ca nhân bị bỏ Yuku haru ya Hận hoài người biên tuyển Senja wo uramu
Mùa xuân qua. Uta no nushi.
Vào mùa xuân năm 1773, ông được suy tôn kế thừa hiệu Dạ Bán Đình / Yahantei của người thầy haiku, nên được gọi là Dạ Bán Đình Nhị Thế, thuộc vào dòng haiku Sogi. Tháng 8 năm sau, ông cùng với với Ikeno Taiga, người được tôn
nghi đồ”. Hội họa và haiku ông đã đến giai đoạn chín mùi. Ngày 25 tháng 12 năm 1783 ông qua đời vào năm 68 tuổi. Cho đến cuối đời ông vẫn cố gắng hết sức mình trên cả 2 phương diện sáng tác hội họa và haiku.
Buson từng trả lời học trò về ý nghĩa của haiku như sau: “Haiku dùng lời tục mà xa cái tục, rời cái tục bằng cách dùng cái tục đó là cách bỏ cái tục tốt nhất”
(Tụa Xuân nê cú tập- An Vĩnh b). Học trò hỏi tiếp: “Có thể rồi bỏ cái tục bằng cách hóa thành tự nhiên được không?”. Buson trả lời ngay: “Có, đó là làm thơ”.
Nói việc rời bỏ cái tục bằng cách làm thơ, điều ấy thể hiện rõ cốt cách haikai của Buson. Rồi trong Điểm ấn luận (in năm 1786) ông nói: “Đại đạo của haikai không có gì khác hơn là ngắm trăng thưởng hoa khiến cho tâm hồn vui chơi ở ngoài vòng bụi bặm. Tôi thường làm bạn với nhóm Basho, Kikaku, Ransetsu, chuyên lấy việc thoát khỏi tục khí làm điều quan trọng nhất”. (Tri bài hài chi đại đạo vô tha, Tiêu nguyệt thưởng hoa sử du tâm ư trần hoàn ngoại, thường hữu Tiêu Ông, Kỳ, Lqm chi lưu á, chuyên dĩ thoát tục khí vi tối.) Đó không phải là ngoại lệ. Tiêu Ông là Matsuo Bashô, Kỳ Lam là chỉ hai ông Takai Kikaku (Bảo Tỉnh Kỳ Giác), Hattori Rnsetru (Phục Bộ Lam Tuyết). Điều ấy cũng có thể hiện quan niệm haiku của Buson: Người biết đại đạo của haiku, là biết vui chơi tâm hồn mình ngoài hiện thực, nhờ thêm với những hình mẫu của quá khứ mà cần phải thoát khỏi khí thấp hèn. Như thế nghệ thuật kết hợp thế giới phi hiện thực với hình mẫu truyền thống của haikai với hồn thơ nước ngoài, biểu thị sự kết hợp chủ nghĩa lãng mạn với chủ nghĩa cổ điển.
Bashô thường gắn kết với hiện thực và cái thông tục, thử nghiệm mô phỏng hiện thực, đề cao cái tục. Buson thì ngược lại, đam mê thế giới phi hiện thực, ông gắn kết thơ với họa, vui chơi ở cảnh giới thoát tục. Buson cũng không phải là không nhìn nhận hiện thực, không hẳn là ông không biết đến các đau khổ của hiện thực, mà chỉ là ông cảm nhận cái đẹp cao quý trên thế giới phi hiện thực. Phải chăng sự quan tâm mạnh mẽ của ông đối với cái quá vãng, cái xa xôi, cai khác thường chính là sự thể hiện hồn thơ lãng mạn của ông. Cái hứng thú Trung Hoa,
hứng thú cổ điển, hứng thú ma quái hay thi hứng thiên về không tưởng và ảo giác phải chăng bắt rễ từ mối sầu thương quê nhà với những hồi ức thường xuyên về thời thơ ấu. Buson có bài haiku:
Hãy ngừng đi Ukiware ni
Tiếng chày giặt áo Kinutaute ima wa Lòng ta tái tê Kitaya mi ne Bài haiku ấy dường như là sự kết hợp hai bài của Bashô:
Lòng tôi xôn xao Kinu tachite Tiếng chày giặt áo Ware ni kikaseyo Người vợ trẻ phương nào? Yahou ga tsuma.
U uất lòng tôi Ukiware wo
Đừng kêu buồn nữa Sabishigarase yo Chim đỗ quyên ơi. Kankodori.
Giống như Bashô, Buson cũng có nỗi đau đối của cái tôi ưu tư, nhưng khác ở chỗ Buson không mong chờ vào việc chữa lành nỗi đau ấy như Bashô. Bashô đối diện với nỗi bi thảm của nhân sinh, ông đắm mình vào nỗi bi thảm ấy và có thái độ nghi ngờ và đối lập quyết liệt với nó. Ngược lại Buson đi vào bản thân mình, tìm hiểu nguyên lý nhân sinh tuyệt đối, và gần như có cảm giác hư vô.
Chuyển nhiệt tình vào tìm hiểu nhân sinh một cách hư vô như thế, Buson hướng vào thế giới duy mỹ không có mối liên hệ trực tiếp với cuộc sống hiện thực.
Buson cũng yêu thích sân khấu, nhất là những cảnh phong lưu ở Kinh đô. Phong lưu và say mê cái đẹp như thế cho thấy Buson thực sự là một nhà duy mỹ chủ nghĩa.
Đoàn Lê Giang
YOSANO AKIKO
与謝 野晶 子 (1878 - 1942)
Thi sĩ tanka. Vốn tên là Shou, sinh ở Osaka, là con gái thứ ba trong một gia đình làm nghề kinh doanh bánh kẹo. Lúc nhỏ học ở trường nữ sinh Saka, khi ở nhà vừa phụ giúp việc buôn bán vừa nghiên cứu về văn học cổ điển. Thông qua các tạp chí Shigarami soushi (Sách Thảo Tử), Bungakkai (Văn Học Giới) mà hiểu được không khí của văn học thời đại mới. Lúc đầu Akiko gia nhập một hội tanka làm thơ theo kiểu cũ. Năm 1899 tham gia Hội Văn học Thanh niên Kansai, có đăng thơ trên tạp chí Yoshiashi gusa với bút danh là Phụng Tiểu Chu (Houkobune). Tháng 4 năm sau, trở thành thành viên của Tân thi xã Tokyo (Đông Kinh Tân Thi Xã) của Yosano Tekkan, bắt đầu đăng tanka trên tạp chí Minh tinh từ số 2 trở đi. Tháng 8 năm ấy gặp Tekkan đến Osaka. Tình yêu với Tekkan tiến triển.
Tháng 6 năm 1901, nàng bỏ nhà lên kinh đô. Vào mùa thu thì kết hôn với Tekkan vừa ly hôn với vợ. Trong thời gian này Akiko thể hiện những hoạt động nổi bật trên tạp chí Minh tinh. Tháng 8 đưa xuất bản tập Tóc rối (Midare gami) tập trung được sự quan tâm của xã hội. Sự bay bổng của trí tưởng tượng phóng túng, sự buông phóng tình cảm mạnh mẽ đã mở ra con đường cận đại hóa tanka thực sự, đã vạch ra thời đại mới của chủ nghĩa lãng mạn thời Minh Trị. Sự trầm tĩnh tình cảm thời kỳ đầu có khuynh hướng đi đến phong cách ảo tưởng, duy mỹ sau này.
Nàng phát huy hết tài hoa của mình trong các tập Cái quạt nhỏ (Tiểu Phiến, 1904), Cỏ độc (Dokugusa/ Độc Thảo) - viết chung với Tekkan (1904), Manh áo tình yêu (Luyến Y, 1905) - viết chung với Tobiko, Chino Masako. Nàng đạt đến sự viên mãn khi sáng tác tập Vũ nữ (Maihime) vào năm 1906.
Tôi đợi hoàng hôn Hakubotan Những chiếc xe chạy Sakeru kuruma no Rứt hoa mẫu đơn Kayoi michi ni