Chiều ngày 6 tháng 8, trung đoàn máy bay Mig-17 của ta được tổ chức và huấn luyện ở nước ngoài, đã về nước chuẩn bị tham gia chiến đấu.
Ngày 7 tháng 8 năm 1964, trong buổi lễ tuyên dương công trạng các lực lượng vũ tranh đã lập công xuất sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và căn dặn: “Các chú đã thu được thắng lợi vẻ vang, nhưng chớ về thắng lợi mà tư mãn, chủ quan, khinh địch. Chúng ta phải biết rằng đế quốc Mỹ và tay sai “chết thì chết, nết không chừa” chúng còn nhiều âm mưu hung ác”.
Ngày 18 tháng 11 năm 1964, đế quốc Mỹ lại cho máy bay đánh phá vùng phía tây tỉnh Quảng Bình. Tại đây đại đội 3 pháo cao xạ đã bắn rơi các máy bay F101, T-28. Trong trận chiến đấu này, giữa trận địa, chính trị viên đại đội Nguyễn Viết Xuân đã hô to khẩu hiệu “nhằm thẳng quân thù, bắn!”. Chính trị viên Xuân hy sinh, nhưng khẩu lệnh đó vừa thể hiện tư tưởng tiến công, khí phách cách mạng, cổ vũ mọi người quyết đánh và quyết thắng không quân Mỹ, vừa là sự khái quát cách đánh máy bay địch có hiệu quả, mở đầu cao trào thi đua hạ máy bay Mỹ.
Như vậy là từ ngày 7 tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ quyết định mở rộng các hoạt động đánh phá thành cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân đối với miền bắc.
Chiến tranh đã lan rộng ra cả nước. Cuối tháng 3 năm 1965, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (đặc biệt) họp bàn về tình hình và nhiệm vụ cấp bách của cả nước. Riêng về miền bắc, hội nghị nhận định, chiến tranh đã vượt khỏi phạm vi miền nam lan đến miền bắc, tình hình nửa nước có chiến tranh, nửa nước có hoà bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau. Trung ương Đảng xác định, miền nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền bắc vẫn là hậu phương lớn, và đề ra nhiệm vụ cho miền Bắc là:
“Tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả hai miền nam lần miền bắc.
ra sức động viên lực lượng của miền bắc chi viện cho miền nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào”1 .
Hội nghị quyết định nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền bắc lúc này là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới. Miền bắc phải có đủ sức mạnh, kịp thời với yêu cầu tự bảo vệ, chống lại các cuộc ném bom bắn phá và phong toả của địch. Sẵn sàng đối phó với khả năng địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào ở miền nam, miền bắc, cũng như ở Lào nhằm đáp ứng yêu cầu chi viện to lớn cho cách mạng miền nam trong tình hình mới. Đồng thời vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu chung của miền Bắc là :xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
Cùng với quyết định chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, Trung ương cũng quyết định phát động cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại theo phương châm toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự viện trợ quốc tế, trước hết là của các nước xã hội chủ nghĩa nghĩa anh em.
Chấp hành nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, quân và dân mièn bắc đã nhanh chóng tăng cường lực lượng phòng thủ đất nước, lực lượng vũ trang được mở rộng và được tăng cường về chất lượng.
____________
1. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985, t.I, tr 218.
Nhiều đơn vị phòng không được xây dựng và điều chỉnh bố trí để bảo vệ những khu vực mục tiêu quan trọng. Các tổ, đội bắn máy bay tầm thấp của dân quân tự vệ được tổ chức và triển khai rộng khắp. Không quân chiến đấu được quán triệt tư tưởng đánh tiêu diệt tận dụng yếu tố bất ngờ, đánh thật mưu trí và đánh thắng ngay trận đầu. Một lưới lửa đối không với nhiều loại lực lượng đã được triển khai, hình thành thế trận sẵn sàng tiêu diệt máy bay địch.
Mặc dù lực lượng không quân Mỹ có ưu thế hơn ta về số lượng cũng như về trình độ hiện đại, nhưng quân và dân miền bắc đã anh dũng ra quân, đánh địch những đòn nặng và bất ngờ ngay từ đầu ở các độ cao khác nhau. Chỉ trong bốn tháng đầu kể từ khi không quân Mỹ đánh phá liên tục miền bắc ( tháng 2 – 1965), hơn 400 máy bay Mỹ đã bị bắn rơi, nhiều lái máy bay bị chết và bị bắt sống. Ngày 15 tháng 3 năm 1965, dân quân xã Diễn Hưng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đã dùng súng bộ binh băn rơi một máy bay A- 4D, mở đầu chiến công dùng súng trường, trung liên, và đại diện bắn rơi máy bay hiện đại ở tầm thấp. Ngày 3 và ngày 4 tháng 4 năm 1965, lực lượng phòng không bảo vệ cầu Hàm Rồng và Đò Lèn thắng lợi, bắn rơi trên 40 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều người lái, làm thất bại chiến thuật đánh phá ồ ạt ở độ cao trung bình của không quân Mỹ. Trong trận này, không quân ta lần đầu tiên xuatá trận, máy bay Mig-17 của ta đã bắn rơi 2 máy bay tiêm kích F-8U, mở ra lối đánh lấy ít thắng đông, lấy trang bị kém hiện đại thắng trang bị hiện đại hơn, đánh máy bay địch rơi tại chỗ, đặt cơ sở cho việc xây dựng truyền thống đơn vị, tạo được thế bất ngờ trong việc sử dụng binh chủng mới.
Không quân Mỹ thường thay đổi thủ đoạn, tình hình lưới lửa phòng không quanh mục tiêu và cách đánh của ta. Một số thủ đoạn thường dùng của chúng là:
- Luôn luôn thay đổi đường bay.
- Luôn luôn thay đổi hướng tiếp cận mục tiêu.
- Thay đổi thời gian đánh.
- Cùng một lúc đánh nhiều mục tiêu khác nhau trong một khu vực để phân tán hoả lực phỏng không của ta.
- Dùng nhiều loại máy bay khác nhau.
- Áp dụng nhiều kỹ thuật gây nhiễu và gây nhiễu giả để lừa ta, ....
Địch càng đánh phá ác liệt, thủ đoạn chiến thuật, kỹ thuật thay đổi thì hình thức tác chiến và chiến thuật của các lực lượng phòng không, không quân ta cũng phát triển phong phú.
Cách đánh bảo vệ mục tiêu trọng điểm và tên lửa được hình thành nhằm đánh trả thù thủ đoạn tập kích của máy bay địch ở độ cao lớn và trung bình đặc biệt của pháo cao xạ, cách đánh bất ngờ các máy bay Mỹ bay lẻ ban đêm, cách đánh bất phục kích trên đường bay của không quân chiến đấu,...v...v.. đã gây cho không quân Mỹ những thiệt hại ngày càng
nặng. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, bộ đội tên lửa thực hiện đánh phục kích ở Bất Bạt (Sơn Tây), hạ một tốp 3 máy bay F-4, mở đầu truyền thống vẻ vang của binh chủng. Các hoạt động của quân và dân ta trên mặt trận giao thông vận tải, chuyển hướng sản xuất, phòng tránh, sơ tán, chi viện cho miền nam và bạn Lào cùng đều giành thắng lợi.
Tháng 6 năm 1965, Chính phủ quyết định lập “Đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước”, huy động hàng vạn thanh niên nam nữ lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Hàng hoá vận chuyển vào khu 4, đi chiến trường miền nam và Lào đạt hàng chục vạn tấn. Kinh tế miền bắc đã chuyển hướng tích cực, công nghiệp được bố trí phân tán và tiếp tục cố gắng sản xuất. Riêng năm 1965, sản xuất nông nghiệp đạt 4 triệu rưỡi tấn lương thực. Trong khi đó, quân và dân miền nam tiếp tục giành thắng lợi ngày càng lớn.
Để khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta và nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngày 24 tháng 1 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các vị đứng đầu các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước khác, tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ và trình bày lập trường đúng đắn của Chính phủ ta.
Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Người đã ra lời kêu gọi lịch sử toàn dân chống Mỹ, cứu nước : “Giôn-xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân, hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được ý chí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng thì tội ác của chúng càng thên nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân ta quyết không sợ! không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh động viên cục bộ để tăng cường lực lượng quốc phòng.
Quân uỷ Trung ương đã chỉ đạo việc tập trung lực lượng đánh bại bước leo thang mới của không quân Mỹ và xác định: phải kết hợp chặt chẽ ba mặt là bảo vệ, bảo đảm giao thông và tổ chức vận tải, nhằm bảo đảm vững chắc và liên tục trên các tuyến đường từ ngoài vào nội địa, kể cả trường hợp địch phong toả đường biển, cũng như các tuyến đường vào phía nam quân khu 4, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn. quân uỷ Trung ương nhấn mạnh: việc bảo vệ các tuyến giao thông phải được coi là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong việc đánh thắng chiến tranh phá hoại.
Chúng tập trung lực lượng phòng không đã được tăng cường để bảo vệ các tuyến giao thông, kể cả việc khắc phục mọi khó khăn, co động từng đơn vị tên lửa vào sâu hoạt động ở nam vĩ tuyến 20 trửo vào. Đồng thời, mở các đợt hiệp đồng tác chiến binh chủng với quy mô ngày càng lớn để bảo vệ các thành phố lớn và khu công nghiệp, nhất là thủ đô Hà Nội. Cuộc chiến đấu trên khu vực Hà Nội thực sự là một cuộc đọ sức quyết liệt về sức mạnh vật chất - kỹ thuật, ý chí và trí tuệ giữa hai bên. Mặc dù không quân Mỹ dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt, chúng đã vấp phải sức chống trả mãnh liệt. Trận chiến đấu bảo vệ Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 1967 là một trong những trận máy bay Mỹ bị tổn thất lớn khi
đánh vào thủ đô ta. Đối với ta, đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng tốt của bộ đội phòng không – không quân. Trong một ngày bắn rơi trên 10 máy bay Mỹ, bắt sống một số tên lái, hạ nhiều chiếc tại chỗ, có những chiếc rơi ngay trong khu vực Hà Nội, trên đường phố.
Gắn liền với tác chiến là việc xây dựng lực lượng theo phương châm vừa chiến đấu vừa xây dựng, giữ gìn và phát triển lực lượng ta, càng đánh càng mạnh, luôn luôn coi trong việc nâng cao chất lượng, lấy số lượng ít mà chất lượng cao để đánh thắng kẻ địch có số lượng đông. Chúng ta rất chủ trọng đến việc tổng kết kinh nghiệm, không ngừng hoàn thiện chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu chống phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch, kịp thời đổi mới cách đánh khi địch dùng các thủ đoạn xảo quyệt. Ta đã coi trọng các lực lượng phòng không của ba thứ quân, xây dựng công binh, pháo binh ven biển, lực lượng vận tải quân sự....
Sang năm 1968, so với lúc đầu chống chiến tranh phá hoại, số tiểu đoàn và trung đoàn cao xạ các loại tăng từ 2,2 đến 4,7 lần, số trung đoàn ra-đa cảnh giới tăng 2 lần,..v...v.
Lực lượng phòng không của dân quân tự vệ đã được trang bị các súng máy cao xạ và súng máy bộ binh. Việc xây dựng lực lượng để chi viện cho miền Nam được tiến hành rất tích cực. Khối lượng hàng tiếp tế vận chuyển về chiến trường miền Nam tăng gấp bội.
Trong khói lửa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã trở nên ngày càng vững mạnh. Nông nghiệp và công nghiệp được giữ vững và phát triển. Giao thông vận tải bị địck tập trung lực lượng đánh phá cực kỳ ác liệt nhưng vẫn thông suốt. Các hoạt động văn hoá, giáo dục, ý tế đều duy trì tốt. Lực lượng quốc phòng được củng cố và lớn mạnh vượt bậc. Đời sống thời chiến của nhân dân căn bản được ổn định. Yêu cầu chiến đấu của bộ đội được bảo đảm. Sự nhất trí về tinh thần và chính trị của toàn dân được củng cố hơn bao giờ hết. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã tỏ rõ tính hơn hẳn và sức mạnh to lớn của mình.
Miền bắc đã phát huy mạnh mẽ tác dụng hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền nam. Miền bắc thực sự là một luỹ thép kiên cường.
Chẳng những nó đương đầu và đứng vững trước hàng triệu tấn bom đạn của Mỹ, mà còn không ngừng cung cấp sức người, sức của cùng đồng bào miền nam đánh giặc cứu nước, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Vượt quan thử thách nghiêm trọng, bằng sức mạnh căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền nam.
*
* *
Để đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã chủ trương phát động một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không chưa từng có trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử chiến tranh của thế giới. đường lối tiến hành chiến tranh của ta từ trước đến nay nhằm chống chiến tranh xâm lược nói chung vẫn là đường lối chiến tranh nhân dân với nội dung cơ bản là : cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân, phát huy sức mạnh chiến đấu của cả dân tộc, để đánh
thắng những đội quân xâm lược nhà nghề lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc.
Vận dụng và phát triển một cách sáng tạo trong điều kiện chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, Đảng ta đề ra nội dung cụ thể là: Toàn dân đánh máy bay và tàu chiến dịch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân bảo đảm giao thông vận tải. kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng kinh tế để phục vụ quốc phòng, bảo đảm đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ chi viện miền Nam và chi viện quốc tế
Cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại được tiến hành trên hậu phương lớn của cả nước. Một mặt về nhiệm vụ và tính chất, có là một cuộc chiến tranh giải phóng, mặt khác nó còn có nhiệm vụ và mang tính chất của một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại nhằm bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, một nước độc lập, có chủ quyền, là thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta vì vậy nhằm cùng một lúc hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong một thời điểm cực kỳ quan trọng, trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn và ác liệt.
Thực hiện đường lối và nhiệm vụ trên, Đảng ta đã phát động một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, một cuộc chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, đối đầu một cách thắng lợi với lực lượng không quân và hải quân Mỹ.
Về cách đánh, quân và dân miền Bắc đã kết hợp chặt chẽ phương thức tác chiến tại chỗ, rộng khắp của lực lượng phòng không ba thứ quân với phương thức tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của lực lượng phòng không chủ lực, chủ yếu là của quân chủng phòng không, không quân. Nét phát triển sáng tạo của nghệ thuật tổ chức và tác chiến phòng không của ta chống không quân hiện đại của Mỹ là cách đánh độc đáo của Việt Nam, thích hợp với điều kiện Việt Nam. Cách đánh của ta mưu trí, linh hoạt, đánh máy bay địch cả bằng lối đánh phân tán và tập trung, đánh với mọi quy mô, đánh từ xa và đánh gần, đánh bằng lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động ở tầm thấp và tầm cao trên mọi hướng.
Việc kết hợp tác chiến tại chỗ với rộng khắp của lực lượng phòng không ba thứ quân, chủ yếu là của dân quân tự vệ và bộ đội địa phương, là để thu hút đông đảo quần chúng tham gia đánh máy bay, thực hiện toàn dân vừa chiến đấu, vừa sản xuất, nhất là tạo nên một lưới lửa phòng không dày đặc, làm cho bộ máy địch bay đến đâu cũng bị đánh quyết liệt.
bên cạnh các vũ khí hiện đại của bộ đội thường trực, súng trường, súng máy của dân quân tự vệ Việt Nam có thể bắn rơi được máy bay phản lực hiện đại của đế quốc Mỹ ở tầm thấp.
Từ năm 1965 đến năm 1968, gần 300 máy bay Mỹ đã bị dân quân bắn rơi bằng súng bộ binh. Nhiều lái máy bay Mỹ sừng sỏ đã thú nhận sự sợ hãi trước lưới lửa dày đặc ở khắp nơi. Họ rất sợ hoả lực tầm thấp của dân quân tự vệ.
Mặt khác, đẩy mạnh tác chiến tập trung, hiệp đồng binh chủng mới phát huy được vai trò nồng cốt của lực lượng phòng không chủ lực, mới thực hiện được những trận đánh tiêu diệt quy mô ngày càng lớn, kết hợp sức mạnh của lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ