Nhân dân ta đã chống lại có hiệu quả âm mưu phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng hòng làm suy kiệt sức mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta. Bằng hàng vạn các trận ném bom bắn phá, đế quốc Mỹ đã đánh vào toàn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật, các khu công nghiệp, các thành phố, thị trấn 1. Kẻ thù địch đẩy lùi “về thời kỳ đồ đá”, nhưng ta đã kiên quyết chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, xây dựng và phát triển kinh tế địa phương, tổ chức phòng tránh tích cực và có hiệu quả. Do đó hạn chế sự tổn thất về người và vật tư, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tích cực sơ tán và bảo vệ các thiết bị máy móc, duy trì sản xuất công nghiệp với quy mô thích hợp... Nền kinh tế của ta vẫn được duy trì, có mặt phát triển để bảo đảm những yêu cầu của quốc phòng và đời sống nhân dân. Viện trợ của các nước anh em được tận dụng có hiệu quả, đã làm tăng thêm sức mạnh vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Chế độ xã hội chủ nghĩa miền bắc phát huy tính ưu việt của nó trong thử thách nặng nề của chiến tranh, phát huy vai trò căn cứ địa của cách mạng cả nước.
Chúng ta còn đánh bại âm mưu dùng bom đạn uy hiếp tinh thần hòng làm lung lay ý chí của nhân dân ta.
Máy bay Mỹ đánh phá rất dã man, đánh vào khu đông dân,dùng các loại vũ khí sát thương lớn như bom bi, bom rơi, bom na-pan...., dùng cả máy bay chiến lược B-52,
____________
1. Đánh 100% các nhà máy điện, 1.600 công trình thuỷ lợi, 60% nông trường quốc doanh, 1.000 quãng đê xung yếu, các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì.... Để lại khoảng 7 vạn trẻ em mồ côi, phá vỡ 5 triệu mét vuông nhà ở bằng gạch ngói, phá 96/116 thị trấn, 28/30 thị xã , 3.000 trường học, hàng trăm chùa chiền và nhà thờ.
sát hại hàng chục vạn dân thường. Nhân dân ta đã phát huy cao độ tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, đoàn kết chiến đấu dũng cảm mưu trí, đã đánh thắng rất vẻ vang không quân Mỹ. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Giôn-xơn, hơn 3.000 chiếc máy bay hiện đại của không quân và hải quân Mỹ đã bị bắn rơi. Thêm vào đó, trên trăm tàu chiến, tàu biệt kích bị bắn cháy, bắn hỏng, bắn đắm. Hàng nghìn người lái máy bay trong đó có nhiều người lái sững sỏ đã chết, bị thương hoặc bị bắt. Chưa có cuộc chiến tranh không quân nào mà lực lượng lái máy bay “của quý” của Mỹ lại bị đối phương bắt sống nhiều đến thế. Đế quốc Mỹ đã mất một bộ phận quan trọng có tính chất chiến lược cả về số lượng máy bay, người lái, khối lượng bom đạn và kỹ thuật tinh xảo làm cho lực lượng không quân Mỹ bị suy yếu đi.
Trong nhiệm vụ đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc, quân và dân miền nam đã hành động nhịp nhàng và góp phần rất tích cực. Sục sôi căm thù giặc Mỹ đụng đến miền bắc xã hội chủ nghĩa, quân và dân miền nam đã nêu cao khẩu hiệu “giặc Mỹ đánh miền bắc một, miền nam đánh trả mười”.
Quân và dân miền nam đã tiêu diệt những lực lượng quân sự lớn của Mỹ - nguỵ, trong đó có nhiều máy bay, kho xăng, bom đạn, người lái, nhân viên kỹ thuật, kìm giữ và phá huỷ lực lượng không quân Mỹ tại chiến trường miền nam. Quân và dân miền nam đã phối hợp cjiến trường chặt chẽ với miền bắc đẩy đế quốc Mỹ càng thất bại nặng hơn và bị động hơn trên cả hai miền.
Cái giá đắt nhất mà Mỹ phải trả không phải là ở số máy bay và người lái bị tiêu diệt, mà ở chỗ cái gọi là
“thần tượng” và uy thế “không lực Hoa Kỳ” bị sụp đổ. Quan điểm quân sự của Mỹ “không quân quyết định thắng lợi trong chiến tranh” đã bị phá sản. Sức mạnh của không quân Mỹ còn bị giáng một đòn đau chưa từng thấy. Đây không chỉ là một thất bại quân sự nặng nề mà còn là một thất bại chính trị sâu cay, không chỉ ở Việt Nam mà còn là sự mất mặt của họ trên thế giới và trong lòng nước Mỹ.
Từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 1 năm 1967, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta họp Hội nghị lần thứ 13 (kháo III) và ra nghị quyết về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao... Đồng thời với các mũi tiến công quân sự và chính trị, cần mở thêm mặt trận tấn công ngoại giao và phối hợp các mặt đấu tranh để giành thắng lợi to lớn hơn....
Trên cơ sở kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cần vận dụng sách lược ngoại giao một cách linh hoạt, khôn khéo.
Trước mắt, chúng ta vẫn tập trung vào khẩu hiệu đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thì ta mới có thể bắt đầu nói chuyện chính thức với Mỹ được.
Cùng với thắng lợi to lớn của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam đã đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược của địch và tiếp đó đã tiến lên mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đại thắng làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh
và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri.
Rõ ràng, thất bại của Mỹ không phải chỉ là thất bại về chiến thuật, bất lực của các loại kỹ thuật tinh xảo, tối tân của không lực Hoa Kỳ, không phải là thất bại bộ phận của chính là thất bại trên toàn bộ các mục tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, một thất bại căn bản về chiến lược trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
“Sau những năm dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ, bằng sự tàn bạo nhiều mặt của sức mạnh kỹ thuật của mình, nước giàu nhất và mạnh nhất trên quả đất này (ý nói đế quốc Mỹ) cuối cùng có thể đã tự thấy mình bị những người cộng sản Việt Nam đuổi ra khỏi bán đảo Đông Dương.... Thắng lợi của người Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc”1.
Ngày 31 tháng 11 năm 1968, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền bắc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước:
“Chúng ta đã thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền bắc, song đó chỉ mới là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ còn rất ngoan cố và xảo quyệt, do đó nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.
Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”.
Ngay từ hồi đó, từ thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, chúng ta đã rút ra một kết luận quan trọng, và cũng là một bài học lớn: phát động được toàn dân tham gia chống chiến tranh phá hoại một cách toàn diện và lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế thì chẳng những chúng ta đánh thắng được cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ miền bắc, mà còn nhất định cùng với nhân dân miền nam, thống nhất đất nước. Sức mạnh của nhân dân ta là vô địch, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta là đường lối tất thắng.
____________
1. Raphael Littauer – Norman Uphoff: The air war in Indochina (Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương), Beacon Press Boston, Washington, 1972.
Bài học sâu sức rút ra từ việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (trong chiến lược chiến tranh cục bộ) sau này lại được khảo nghiệm, nâng cao và phát triển sáng tạo trong cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Ních-xơn với cường độ đánh phá mạnh hơn. Trước thất bại nặng nề của nguỵ quân, nguỵ quyền, ở chiến trường miền nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân miền nam, tổng thống Mỹ Ních-xơn đã huy động không quân và hải quân Mỹ trở lại tham chiến ở miền nam và miền bắc Việt Nam. Chúng cho đó là “hành động quân sự có tính chất quyết định” bằng biện pháp thả mìn phong toả các cửa sông, cửa biển miền bắc, dùng máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm từ quân khu 4 trở ra
đến Hải Phòng, Hà Nội.
Song, kết cục thì cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Ních-xơn đến lượt nó cũng đã chịu chung số phận, kết thúc bằng những cuộc đánh phá ác liệt của không quân chiến lược B-52 suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Có thể nói đây là đỉnh cao thất bại của không lực Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Thắng lợi oanh liệt của nhân dân ta hồi đó đánh dấu một bước phát triển cao và sáng tạo của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch. Nó chứng minh hùng hồn sức chiến thắng của chiến tranh nhân dân đất đối không, biểu thị nghị lực phi thường của quân và dân mièn bắc trên cơ sở kế thừa phát triển kinh nghiệm thắng lợi lịch sử của mình, đã được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt lực lượng và thế trận, tư tưởng, tổ chức và cách đánh, kể cả cách đánh máy bay chiến lược B-52.
Một số nhà báo Mỹ và phương tây có mặt ở Hà Nội, trong những ngày lịch sử cuối năm 1972 được tận mắt chứng kiến cuộc chiến đấu hào hùng của quân và dân thủ đô đã không giấu nổi sự kinh ngạc và lòng khâm phục. Họ quay phim và viết bài ghi lại quang cảnh hùng tráng của cuộc chiến đấu ngay và quanh nơi họ ở. Khi có còi báo động máy bay, một số nữ chiêu đãi viên vào các vị trí chỉ dẫn khách nước ngoài đến nơi cư trú ẩn. Trong khi đó các nhân viên khác số đông là nữ, đầu đội mũ sắt, súng khoác vai, theo thứ tự từng đơn vị nhỏ, hối hả chạy lên tầng thượng của khách sạn, nhanh chóng chiếm lính các trận địa súng máy cao xạ, súng bộ binh sẵn sàng đón đánh máy bay Mỹ bay thấp. Trong tiếng gầm rít của máy bay Mỹ, tiếng súng phòng không của thủ đô nổ vang; ngoài các đường phố, nhân dân vẫn bình thản thực hiện việc phòng tránh theo nếp quen thuộc, sành sỏi nhận dạng từng loại máy bay đang hoạt động trên bầu trời. Tất cả biển lộ một sức sống mãnh liệt, sôi động, khí phách hiên ngang của một dân tộc sinh hoạt và chiến đấu một cách có tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, bình tĩnh và tự tin cao độ.
Chương bảy
Trận quyết chiến lịch sử Xuân Mậu Thân
Chiến thắng lớn của quân và dân ta trên cả hai miền đất nước trong đông – xuân 1966- 1967 tạo cho phía ta nhiều thuận lợi mới. Ta đứng vững trên thế chủ động, địch lún sâu trong thế bị động và vấp phải nhiều khó khăn mới.
Ở Mỹ, năm 1968 là năm bầu cử tổng thống. Vì thế triển vọng cuộc chién tranh Việt Nam kéo dài và có nguy cơ thất bại, đang trở thành mối lo âu đè nặng giới cầm quyền Mỹ.
Nội bộ chính quyền Oa-sinh-tơn phân hoá thành ba phái rõ rệt;
Phái quân sự hiếu chiến làm áp lực đòi tăng thêm quân và mở rộng chiến tranh. Ngày 18 tháng 3 năm 1967, tướng Oét-mo-len đòi tăng quân từ 10 vạn đến 20 vạn. Có những người đòi mở rộng chiến tranh ra miền bắc sang Lào và Cam-pu-chia.
Phái chủ trương hạn chế chiến tranh hoạt động mạnh hơn đòi thu hẹp phạm vi ném bom miền bắc và tìm kiếm phương án thoả hiệp đối với tình hình miền nam Việt Nam.
Phái tập hợp quanh tổng thống Giôn-xơn đôi lúc tỏ ra ngập ngừng do dự, nhưng chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phái quân sự hiếu chiến.Giôn-xơn quyết định mở rộng chiến tranh không quân đánh miền bắc, tăng thêm 55 ngàn quân, dự định đưa tổng số quân Mỹ tại miền nam Việt Nam vào tháng 8 năm 1967 lên 525 ngàn.
Cuối năm 1967, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã tiến hành một cuộc kiểm điểm về tình hình tại miền nam Việt Nam sau thất bại của cuộc phản công lần thứ hai. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra đã đề ra phương án “ổn định lực lượng quân sự Mỹ” tại miền nam Việt Nam bằng cách duy trì số quân cao nhất vào lúc đó. Sau đấy, Mỹ sẽ chuyển dần gánh nặng chiến đấu sang cho quân nguỵ. Cuộc chiến tranh bằng không quân chống miền bắc cũng sẽ không thay đổi trong một thời gian nhất định. Phương án trên đây của Mắc Na-ma-ra là một phương án tạm thời nhằm duy trì một “nguyên trạng” ở miền nam Việt Nam. Nó có tác dụng làm giảm bớt thương vong của quân Mỹ để xoa dịu phong trào chống chiến tranh trong nhân dân Mỹ. Mặt khác làm áp lực buộc phía ta thương lượng theo những điều kiện của Mỹ. Tướng Tây-Lơ, với tư cách làm cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ Giôn-Xơn cũng đề xuất “bốn phương án cơ bản” được nêu nên dưới những danh từ “tung ra tất cả”, “rút ra khỏi cuộc”, “thoát lui”, và “bám chặt đến cùng”.
Chính nội dung “bốn phương án cơ bản” đó phản ánh tình trạng bế tắc về chiến lược của Mỹ tại miền nam Việt Nam vào cuối năm 1967.
“Tung ra tất cả” có nghĩa là mở rộng chiến tranh không giới hạn tại cả khu vực bán đảo Đông Dương. Để thực hiện phương án này, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn phải chính thức
“tuyên chiến” trong cuộc chiến tranh Việt Nam và áp đặt những sự kiểm soát thời chiến trên nước Mỹ. Đây là điều vượt xa khả năng thực hiện của chính quyền Giôn-xơn.
“Rút ra khỏi cuộc” có nghĩa là Mỹ phải nhanh chóng rút ngay quân đội viên chinh Mỹ về nước, để mặc cho nguỵ quyền và nguỵ quân tự xoay xở lấy. Tuy đã bị thua đau, nhưng vào thời điểm này, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn tỏ ra “không bỏ cuộc”.
“Thoái lui” là xuống thang từng bước, bao gồm việc chấm dứt ném bom miền bắc, giảm dần những cuộc hành quân trên mặt đất, rời bỏ một số khu vực tiền tiêu và có thể dẫn đến rút các đơn vị quân đội viễn chinh Mỹ về cố thủ tại một số khu vực trọng yếu, dùng những bàn đạp đứng chân đó làm điều kiện đê mặc cả một giải pháp có lợi cho Mỹ. Đến cuối năm 1967, phương án này vẫn bị tổng thống Giôn-xơn và những cố vấn thân cận của ông phê phán là “tiêu cực”, thực chất là “chịu thua”. Trong khi đó giới quân sự Mỹ từ Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân, Bộ tư lệnh các lực lượng Mỹ tại tây Thái Bình Dương và tướng tổng chỉ huy Oét-mo-len vẫn tiếp tục nêu khả năng tất thắng của phía Mỹ tại miền nam Việt Nam.
“Bám chặt đến cùng” là phương án giữ nguyên trạng, tiếp tục thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” kết hợp chặt chẽ các cuộc hành quân đánh vào các khu vực căn cứ của ta để hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động ở những vùng nông thôn, tiếp tục cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền bắc Việt Nam. Đây là phương án nhằm mục tiêu làm suy mòn lực lượng của ta ở cả hai miền, tạo áp lực buộc ta phải chấp nhận thương lượng.
Tướng Tay-lơ đã kiến nghị với tổng thống Mỹ Giôn-xơn tiếp tục “chiến lược hiện hành”, tức là phương án “bám chặt đến cùng”.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra, người được giới chiến lược phương Tây đánh giá là “bộ óc điện tử” của nước Mỹ lại là một trong những người có chức quyền cao trong chính phủ Giôn-xơn tỏ ra dao động trước tiên trong việc tiếp tục cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Tháng 11 năm 1967, chán nản và bế tắc trước những thất bại liên tiếp của quân đội viễn chinh Mỹ tại miền nam Việt Nam, ông ta xin từ chức Bộ trưởng quốc phòng. Tổng thống Giôn-xơn cử Cơ-lác Cơ-líp-phớt thay Mắc Na-ma-ra.
Trong khi đó phong trào chống chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng trên khắp nước Mỹ, dẫn đến những cuộc xô xát đẫm máu giữa thanh niên, sinh viên Mỹ chống chiến tranh và lực lượng đàn áp của giới cầm quyền trên đường phố và trên nhiều khu vực học đường ở nhiều thành phố lớn và ngay tại thủ đô Oa-sinh-tơn. Trong giới nghị sĩ, nhất là trong thượng nghị sĩ, những cuộc tranh cãi về cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng gay gắt. Trên thực tế, năm 1967 đã mở đầu cho sự “rạn nứt” của xã hội Mỹ bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Việt Nam và sẽ kéo dài cho đến thời kỳ “sau Việt Nam”.
Trên thế giới, phong trào chống Mỹ ủng hộ cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển mạnh. Sự thất bại trên chiến trường, sự phân hoá trong chính giới Mỹ và chính sách sự dụng tay sai của đế quốc Mỹ, càng làm cho bọn việt gian thêm mâu thuẫn, xâu xé lẫn nhau giữa các phe phái.
Ngụy quân, nguỵ quyền tiếp tục suy yếu thêm một bước, gặp nhiều khó khăn lúng túng cả về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội...
Lực lượng phản động nhất đang thống trị miền nam là tập đoàn quan liêu, quân phiệt bao gồm cả bọn quân sự và dân sự, gắn liền với bộ máy chiến tranh của Mỹ.
Toàn dân Việt Nam căm phẫn lên án cuộc chiến tranh xâm lược hết sức tàn bạo của đế quốc Mỹ đe doạ sự sống còn của Tổ quốc mình. Đại đa số nhân dân đã nhận rõ bộ mặt cướp nước của đế quốc Mỹ, bộ mặt bán nước của bọn tay sai, nhân dân lao động phải chịu những hậu qủa nặng nề hơn hết. Thanh niên càng bị đe doạ nghiêm trọng do bị địch săn đuổi để bắt đi làm bia đỡ đạn. Tinh thần dân tộc của tri thức được thức tỉnh, các tầng lớp tư sản ngày càng lép vế về chính trị, bị chép ép về kinh tế, cũng tìm mọi cách chống lại tập đoàn thống trị. Các phe phái trong nguỵ quân, nguỵ quyền mâu thuẫn gay gắt, chia năm xẻ bảy, trở nên bất lực trước phong trào đấu tranh ngày càng lên cao của quần chúng cách mạng. Mặt trận dân tộc giải phóng còn tạo ra khả năng liên hiệp hành động với các tầng lớp trung gian, với cánh tả trong các phe phái, các tổ chức tôn giáo.
Trong tình hình Mỹ không có khả năng tăng quân lớn, thậm chí duy trì kéo dài cường độ hoạt động của quân đội viễn chinh như trước đó, tướng Oét-mo-len cùng bộ tham mưu MACV soạn thảo kế hoạch phản công lần thứ ba. Lần này, chủ trương chiến lược của Mỹ là ra sức ổn định nguỵ quyền và nguỵ quân, tiếp tục thực hiện chiến lược hai gọng kìm ở