Thực trạng nghèo của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 56 - 62)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng nghèo của các hộ điều tra

3.2.3. Thực trạng nghèo của nhóm hộ điều tra

Qua khảo sát 120 hộ, trong đó có 73 hộ là đồng bào DTTS chiếm 60,83% cơ cấu mẫu, thực trạng nghèo của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 3.8

Trong 96 hộ nghèo thì có 92 hộ (chiếm 95,8%) là nghèo theo thu nhập, còn lại có 4 hộ (chiếm 4,2%) nghèo đa chiều. Hộ nghèo do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản tập trung thiếu ở các chỉ tiêu về diện tích nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh.

Bảng 3.8. Thực trạng nghèo của nhóm hộ nghiên cứu

TT

Hộ nghèo Hộ cận

nghèo

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Trong đó

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%) Hộ nghèo theo

tiêu chí thu nhập (N1)

Hộ nghèo do thiếu hụt các dịch

vụ cơ bản (N2) Số hộ

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Việt Cường 29 24,2 29 100 0 0 11 9,2

2 Việt Hồng 33 27,5 32 96,7 1 3,0 7 5,8

3 Hồng Ca 34 28,3 31 91,2 3 8,8 6 5,0

Tổng 96 80,0 92 95,8 4 4,2 24 2,0

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2019) 3.2.3.1. Thu nhập bình quân của các hộ nghèo, hộ cận nghèo

Thu nhập là tiêu chí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến việc thiếu hụt hay không thiếu hụt các tiêu chí khác. Qua bảng 3.9 ta thấy: Thu nhập của các hộ nghèo ở 3 xã dao động từ 28.775.880 đồng đến 30.643.200 VNĐ/hộ/năm. Thu nhập của hộ nghèo đạt cao nhất đối với xã Việt Cường. Đối với hộ cận nghèo, thu nhập dao động từ 37.920.960 đồng đến 42.900.480 VND/ hộ/năm.

Bảng 3.9. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra

ĐVT: VNĐ

STT Hộ nghèo Hộ cận nghèo

1 Việt Cường 29.685.600 38.450.700

2 Việt Hồng 30.643.200 42.900.480

3 Hồng Ca 28.775.880 37.920.960

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019) Kết quả điều tra cho thấy: Nguồn lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, diện tích đất sản xuất, khả năng tiếp cận vốn tín dụng, hoạt động tạo thu nhập và kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng lớn

đến thu nhập của hộ nông dân. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập nông hộ là diện tích đất sản xuất và trình độ học vấn của chủ hộ. Việc nâng cao thu nhập của nông hộ còn gặp những khó khăn nhất định, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hộ gia đình nông thôn ở nơi đây.

3.2.3.2. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ - tiêu chí giáo dục

* Thực trạng tiêu chí giáo dục

Kết quả khảo sát nghèo đa chiều, chiều giáo dục được đánh giá trên hai tiêu chí: Trình độ giáo dục người lớn và tình trang đi học của trẻ em.

Bảng 3.10. Thực trạng tiêu chí giáo dục

STT

Trình độ giáo dục người lớn Tình trạng đi học của trẻ em Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ(%)

1 Việt Cường 0 0 0 0 0 0 0 0

2 Việt Hồng 0 0 0 0 0 0 0 0

3 Hồng Ca 1 2,94 1 16,67 0 0 0 0

Tổng 1 1,04 1 4,2 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019 Thực trạng giáo dục của các hộ điều tra đại đa số đều đạt chuẩn theo chuẩn nghèo mới.

3.2.2.3. Thực trạng nghèo đa chiều - tiêu chí y tế

Chiều nghèo về y tế được thực hiện trên hai chỉ số là bảo hiểm y tế và tiếp cận dịch vụ y tế.

Bảng 3.11 cho thấy:

Chỉ số bảo hiểm y tế: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có bảo hiểm y tế thì hộ đó thiếu hụt về chỉ số bảo hiểm y tế. Chỉ có xã Việt Cường còn 6,9% số hộ nghèo và 18,2% số hộ cận nghèo thiếu hụt chỉ số này. Điều này chứng tỏ công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các hộ nghèo tại xã vẫn còn thiếu sót.

Bảng 3.11. Thực trạng thiếu hụt tiêu chí y tế

STT

Tiếp cận dịch vụ y tế Bảo hiểm y tế

Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ

(hộ) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(hộ) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(hộ) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(hộ) Tỷ lệ (%)

1 Việt Cường 0 0 0 0 2 6,9 2 18,2

2 Việt Hồng 0 0 0 0 0 0 0 0

3 Hồng Ca 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 0 0,00 0 0,00 2 2,0 2 8,3

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019 Chỉ số tiếp cận dịch vụ y tế: Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh thì hộ đó thiếu hụt chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% hộ nghèo ở ba xã đều đạt tiêu chí này

3.2.3.4. Thực trạng nghèo đa chiều - tiêu chí nhà ở

Đánh giá tiêu chí nghèo về nhà ở được thực hiện trên hai chỉ số là chất lượng nhà ở và diện tích bình quân trên đầu người

Bảng 3.12. Thực trạng thiếu hụt tiêu chí nhà ở

STT

Chất lượng nhà ở Diện tích bình quân đầu người Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ

(hộ) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(hộ) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(hộ) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(hộ) Tỷ lệ (%)

1 Việt Cường 0 0,0 0 0,0 6 20,7 0 0,0

2 Việt Hồng 7 22,6 1 3,2 0 0 0 0

3 Hồng Ca 23 67,6 3 8,3 15 44,11 3 50,0

Tổng 30 25,0 4 3,3 21 17,5 3 2,5

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019 Chất lượng nhà ở: Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố và đơn sơ thì hộ đó thiếu hụt chỉ số về chất lượng nhà ở. Có 30 hộ nghèo (chiếm 25,0%) khảo sát thiếu hụt về chỉ số này. Trong đó, 19,17% số hộ này tập trung tại xã Hồng Ca do các hộ đã xây dựng lâu, nhà xuống cấp nghiêm trọng. Chỉ số này tại hai là Việt Hồng là 5,8 và Việt Cường là 0%.

Về diện tích nhà ở bình quan trên người: Hộ gia đình mà có diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nhỏ hơn 8m2 thì hộ đó thiếu hụt về chỉ số diện tích nhà ở bình quân trên người. Có 21 hộ nghèo (17,5%) trong tổng số hộ điều tra không đạt tiêu chí này. Trong đó tập trung nhiều nhất tại xã Hồng Ca với 15 hộ (12,5%), xã Việt Cường với 6 hộ (5,0%).

Bảng 3.13. Nguyên nhân thiếu hụt tiêu chí nhà ở

STT Nguyên nhân Tỷ lệ (%)

1 Do điều kiện kinh tế khó khăn nên không có khả năng làm

nhà kiên cố 95,56

2 Gia đình có đông con, không có đất ở 68,32

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019 Nguyên nhân việc thiếu hụt tiêu chí nhà ở được thể hiện qua bảng 3.13. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu hụt tiêu chí nhà ở: Nguyên nhân do điều kiện kinh tế khó khăn nên không có khả năng làm nhà kiên cố chiếm đến 95,56%.

Một nguyên nhân quan trọng khác là do gia đình có đông con, không có đất ở (chiếm 68,32%).

3.2.3.5. Thực trạng nghèo đa chiều - tiêu chí điều kiện sống

Tiêu chí điều kiện sống được đánh giá trên hai chỉ số: Nguồn nước sinh hoạt và hố xí/nhà tiêu. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.14.

Bảng 3.14. Thực trạng thiếu hụt tiêu chí điều kiện sống

STT

Nguồn nước sinh hoạt Hố xí hợp vệ sinh Hộ nghèo Hộ cận

nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ

(hộ) Tỷ lệ (%)

Số hộ (%)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (%)

Tỷ lệ (%)

Số hộ (%)

Tỷ lệ(%)

1 Việt Cường 0 0 0 0 0 0 1 1,67

2 Việt Hồng 0 0 0 0 2 6,5 0 0

3 Hồng Ca 9 26,5 3 8,8 30 88,2 3 8,8

Tổng 9 7,5 3 2,5 32 26,7 4 3,3

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

Chỉ số nguồn nước sinh hoạt: Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh thì hộ đó thiếu hụt chỉ số về nguồn nước sinh hoạt. Trong đó nguồn nước hợp vệ sinh bao gồm: nước máy vào nhà, nước máy công cộng, giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe mo được bảo vệ, nước mưa. Có 9 hộ nghèo chiếm (7,5%) thiếu hụt chỉ số này, 100% tập trung tại xã Hồng Ca.

Chỉ số hố xí/nhà tiêu: Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh thì hộ đó thiếu hụt chỉ số này. Trong đó hố xí hợp vệ sinh là: Tự hoại/bán tự hoại, thấm dội nước, hai ngăn. Qua nghiên cứu cho thấy có 22 hộ chiếm 26,7% số hộ nghèo khảo sát thiếu hụt chỉ số này, trong đó nhiều nhất là Hồng Ca 30 hộ, Việt Hồng 2 hộ, Việt Cường không có hộ nào.

Việc thiếu hụt tiêu chí điều kiện sống do hai nguyên nhân chính: Do điều kiện kinh tế không có khả năng, nguyên nhân này chiếm 50,42%; Do trình độ dân trí thấp, ý thức chủ quan của con người chiếm 53,67%.

Bảng 3.15. Nguyên nhân thiếu hụt tiêu chí điều kiện sống

STT Nguyên nhân Tỷ lệ (%)

1 Điều kiện kinh tế không có khả năng 50,42 2 Trình độ dân trí thấp, ý thức chủ quan của con người 53,67

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019 3.2.2.6. Thực trạng nghèo đa chiều - tiêu chí tiếp cận thông tin

Chỉ tiêu tiếp cận thông tin được đánh giá trên hai chỉ số: Sử dụng dịch vụ viễn thông (hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet), tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (Hộ gia đình không có tài sản trong số các tài sản: Tivi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống lao đài truyền thanh của xã/thôn). Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn hiện nay đối với hộ nghèo hay cận nghèo thì việc trong gia đình ít nhất cũng có 1 chiếc điện thoại di động, do vậy còn rất ít hộ là không đạt tiêu chí này, việc thiếu hụt thường rơi vào hộ có người già cô đơn hặc trẻ mồ côi.

Bảng 3.16. Thực trạng thiếu hụt tiêu chí tiếp cận thông tin

STT

Sử dụng dịch vụ

viễn thông Tài sản tiếp cận thông tin Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ

(hộ) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(%) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(%) Tỷ lệ

(%) Số hộ

(%) Tỷ lệ(%)

1 Việt Cường 0 0 0 0 0 0 0 0

2 Việt Hồng 2 6,5 0 0 5 16,13 0 0

3 Hồng Ca 11 32,4 1 2,9 15 44,11 2 33,33

Tổng 13 10,83 1 0,83 20 16,7 2 1,67

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019 Kết quả nghiên cứu cũng co thấy, việc thiếu hụt tiêu chí tiếp cận thông tin do hai nguyên nhân chính: Điều kiện kinh tế không có khả năng chi trả phí của dịch vụ viễn thông, không có điều kiện để mua tài sản tiếp cận thông tin; Sự nhận thức là gia đình không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ nên không mua sắm trang thiết bị để cập nhật thông.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)