Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM tại địa bàn nghiêncứu
3.2.1. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Bàn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành là một chương trình khung toàn diện để cộng đồng chung sức xây dựng một nông thôn mới hiện đại. Để xây dựng thành công chương trình này thì một trong những nguồn lực quan trọng là nguồn vốn. Cơ chế huy động vốn của huyện Văn Bàn được thực hiện theo hướng: đa dạng hoá các nguồn vốn thông qua lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương, trong đó HĐND tỉnh Lào Cai quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã. Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn vốn tín dụng; các nguồn vốn hợp pháp khác. Kết quả huy động nguồn vốn của huyện Văn Bàn được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 3.3: Kết quả huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018
TT Nội dung Năm 2016
(Tr.đồng)
Năm 2017 (Tr.đồng)
Năm 2018 (Tr.đồng) I Nguồn vốn
1 Ngân sách Nhà nước - Trung ương
+ Vốn Chương trình 135, Trái
phiếu CP, NTM 355.408 25.882 72.802
+ Vốn lồng ghép từ các chương
trình MTQG khác 117.715 106.598 9.026
- Tỉnh 117.715 112.055
- Huyện
- Xã 0 0 0
2 Vốn tín dụng 52.429 0 0
3 Vốn của doanh nghiệp. HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh
0 5.090 3.051
4 Nhân dân đóng góp 21.774 72.871 98.924
5 Vốn khác (nếu có) 1.099 0 0
II Vốn đầu tư, hỗ trợ
1 Quy hoạch 2.200 0 0
2 Xây dựng kết cấu hạ tầng 0 0 0
3 Phát triển sản xuất 0 1.969 8.153
4 Tuyên truyền 60 30 100
5 Tập huấn 0 0
6 Đào tạo nghề lao động nông thôn
0 300
7 Quản lý 0 0 100
8 Nội dung khác (nếu có)
(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn, 2018)
Qua bảng trên cho ta thấy, năm có nguồn vốn cao nhất là năm 2016. Trong đó chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đến hơn 355.408 triệu đồng (chủ yếu là nguồn ngân sách dành cho chương trình 135). Như chúng ta đã biết mục tiêu của Chương trình 135 đầu tư lớn vào các công trình điện đường trường trạm. Cùng với nguồn vốn hơn 117.715 triệu lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.
Đặc biệt cũng giống như các địa phương trên toàn quốc, nhờ lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau bước đầu các xã đều tập trung cao cho các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng. Sang đến năm 2018, nguồn vốn từ Chương trình 135 giảm (ngân sách Trung ương) làm số vốn từ ngân sách cho huyện giảm rõ rệt. Tuy nhiên, có tín hiệu tích cực là nguồn ngân sách từ các nguồn khác lại tăng lên khá mạnh mẽ.
Nhất là nguồn vốn góp từ nhân dân (98.924 triệu đồng). Do tính chất đặc thù là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tác giả đã đi tìm hiểu sâu về hình thức đóng của người dân mà đối tượng là hộ gia đình. Câu trả lời thu được là:
nguồn vốn góp từ người dân thu được chủ yếu từ diện tích đất người dân hiến làm đường, làm nhà văn hóa,.... được quy ra tiền mặt.
Nguồn vốn của tỉnh mặc dù có giảm (năm 2016: 117,715 triệu) nhưng vẫn còn 112.055 triệu đồng năm 2018. Một kết quả nữa cho thấy công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM tại huyện đã có kết quả bước đầu là có đóng góp của các doanh nghiệp, các HTX và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy chỉ đóng góp phần nhỏ nhưng đã có những tín hiệu tích cực từ doanh nghiệp và HTX. Nếu như năm 2016 còn chưa có đóng góp, thì sang năm 2016 đã có trên 5.000 triệu/đồng/năm. Đến năm 2017 vốn góp của doanh nghiệp và HTX giảm 2.000 triệu/đồng/năm đạt 3.051 triệu/đồng/năm.
Đối với nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ, cũng có nhiều thay đổi tích cực. Như đã trình bày ở trên, vốn đầu tư dành cho quy hoạch (2.200 triệu/đồng/năm) năm 2016. Nhưng sang các năm sau chỉ tiêu về quy hoạch đã làm xong nên các năm sau không còn nữa, được điều chỉnh bổ sung cho các nội dung hỗ trợ khác. Rất dễ nhận thấy như, tập trung nguồn vốn cho phát triển sản xuất, năm 2017 là 1.969 triệu/đồng/năm, đã tăng gấp hơn bốn lần đạt 8.153 triệu/đồng/năm vào năm 2018. Ngoài ra công tác tuyên truyền và đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu cũng có sự thay đổi tích cực.
3.2.2. Khái quát chung 3 xã nghiên cứu
Ba xã được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này có nhiều đặc điểm khác nhau về kinh tế - xã hội, song cũng có một số nét tương đồng về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện xây dựng NTM. Xã Khánh Yên Thượng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, xã Làng Giàng đang phấn đấu hết năm 2018 về đích nông thôn mới. Xã Nậm Chày là xã vùng 3, vùng rất khó khăn của huyện thuộc xã về đích NTM giai đoạn 2020 - 2025.
Bảng 3.4: Một số thông tin 3 xã nghiên cứu thời điểm cuối năm 2018
TT
Tên xã nghiên cứu
Số
dân Số hộ
Số lao động trong độ tuổi
Tỷ lệ LĐ có
việc làm thường
xuyên
Diện tích đất tự nhiên
Tỷ lệ diện tích
đất NN
Thu nhập
BQ đầu người
Tỷ lệ hộ nghèo
người hộ người % Ha % (triệu
đồng) (%) 1
Khánh Yên Thượng
5.094 1.200 3.199 94,4 6.512 10 26,21 10,19
2 Làng
Giàng 4.152 945 2.594 94,5 2.953 13 25,6 21
3 Nậm
Chày 4.250 927 2.146 90,02 6.115 12,5 16,8 21,6 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Dân số và lao động là những yếu tố quyết định đến kết quả xây dựng có thành công nông thôn mới hay không ở các địa phương. Để xã về đích các chỉ tiêu nông thôn mới cần đạt các chỉ tiêu quyết định như thu nhập, lao động và việc làm. Đối với ba xã địa bàn nghiên cứu có sự chênh lệnh về dân số, lao động và việc làm như: dân số và lao động đông nhất là xã Khánh Yên Thượng (5.094 người và 3.199 người trong độ tuổi lao động), còn hai xã Làng Giàng và Nậm Chầy có dân số và lao động ít hơn.
Nhưng hai xã trên lại khá tương đồng về dân số và lao động (4.152 người và 4.250 người). Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên có vai trò quyết định đến thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu. Tại xã vùng 3 Nậm Chày tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên thấp nhất (90,02%), còn hai xã Khánh Yên Thượng và Làng Giàng lại gần như bàng nhau (94,4% và 94,5%). Theo kết quả điều tra của tác giả, thì thu nhập bình quân trên đầu người cũng có khoảng cách tương ứng như tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. Có lẽ là cứ lao động có việc làm sẽ cho thu nhập cao hơn 26,21 triệu và 25,6 triệu trên 1 người ở hai xã Khánh Yên Thượng và Làng Giàng. Khi so với xã Nậm Chầy có thu nhập thấp hơn chỉ được 16,8 triệu trên người trên năm.
Nếu so thu nhập trung bình trên với thu nhập trung bình cả nước thì quá thấp (khoảng 50 triệu đồng/người/năm), chỉ bằng ẵ cả nước. Tuy nhiờn, nếu so với địa bàn miền nỳi
thì tiêu chí thu nhập NTM (năm 2018 mức thu nhập bình quân đầu người là 26 triệu đồng/người/năm, 2018 là 30 triệu đồng/người/năm) thì về cơ bản hai xã trên đã đạt tiêu chí thu nhập. Chỉ còn xã vùng 3 (Nậm Chày) mới đạt 16,8 triệu đồng/người/năm là muôn vàn khó khăn để đạt tiêu chí về thu nhập. Với thực trạng như vậy, cả hệ thống chính trị huyện và người tất cả người dân cùng với các nguồn xã hội hóa, cần có giải pháp căn cơ để tăng thu nhập và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Văn Bàn.
3.2.3. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình xây dựng nông thôn mới
Khi chương trình NTM bắt đầu triển khai và đưa về thực hiện tại 3 xã nghiên cứu vào cuối năm 2010 thì các xã đều tổ chức tuyên truyền, triển khai nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới đến với người dân xã mình. Qua số liệu điều tra cho thấy hầu hết tất cả người dân đều có nghe đến chương trình NTM thông qua các kênh tuyên truyền, đài báo, ti vi... Tuy nhiên, khi được hỏi thì hầu hết người dân không hiểu rõ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: người dân không nắm được mục tiêu, các tiêu chí, cũng như các bước triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM ở địa phương mình như thế nào và không biết vai trò của mình trong chương trình xây dựng NTM là làm những công việc gì.
Bảng 3.5 Sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng NTM
TT Nội dung Số ý kiến (n=135) Tỷ lệ (%)
1 Có nghe về chương trình NTM 135 100
2 Nắm được mục tiêu của chương trình NTM 23 17,05
3 Nắm được 19 tiêu chí NTM 16 11,85
4 Biết được vai trò của mình trong xây dựng NTM 23 17,05 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu điều tra cho thấy hầu hết người dân ở 3 xã nghiên cứu đều có biết về chương trình nông thôn mới, qua điều tra 135 hộ ở 3 xã cho thấy 100% số hộ đều đã được nghe về chương trình nông thôn mới. Tuy nhiên, thì sự hiểu biết của các hộ về chương trình NTM vẫn còn rất mơ hồ, hầu hết các hộ không nắm được mục tiêu, các tiêu chí cũng như vai trò của mình trong xây dựng NTM. Chỉ có gần 20 % các hộ được hỏi là cơ bản nắm được mục tiêu của chương trình, số hộ nắm được các tiêu chí của chương trình xây dựng NTM rất là thấp, đặc biệt phần lớn các hộ còn
không biết được vai trò của mình trong xây dựng NTM là gì, đây là một vấn đề rất đáng lo ngại cho các xã khi triển khai chương trình xây dựng NTM, thử hỏi người dân nếu không biết mình phải làm gì để xây dựng NTM thì liệu NTM ở các xã có thực hiện được không.
Để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở bất kỳ địa phương nào. Cũng cần có sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp từ trung ương tới địa phương. Qua điều tra khảo sát đội ngũ cán bộ (xã và thôn) tại địa bàn nghiên cứu, ta có những đánh giá bước đầu về sự hiểu biết của cán bộ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bảng 3.6: Sự hiểu biết của cán bộ về chương trình NTM
STT Nội dung 3 xã (n=30)
Ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Mục tiêu của chương trình 13 43,34
2 Các tiêu chí thực hiện chương trình 22 73,34
3 Các bước triển khai thực hiện 17 56,67
4 Biết được vai trò của mình trong chương trình
XD NTM 20 66,67
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua kết quả của bảng số liệu trên cho ta thấy: đội ngũ cán bộ cấp xã và thôn đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới. Trước hết theo ý kiến của tác giả, để có kết quả như vậy đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của huyện Văn Bàn. Từ bước tuyên truyền vận động về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ. Để chính những cán bộ này tuyên truyền, hướng dẫn và cùng với những chủ thể của xây dựng nông thôn mới là người dân chung sức xây dựng nông thôn mới với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa. Tuy sự hiểu biết của cán bộ về mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở mức hơi thấp (khoảng 40%). Nhưng về đa số đều có hiểu biết về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (khá cao trên 70%);
Các bước triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới cần được tổ chức tập huấn cụ thể, bằng các hoạt động đã thành công ở các nới có điều kiện giống với huyện Văn Bàn. Để từ đó cán bộ cùng người dân mới có thể cùng nhau xây dựng địa phương mình xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Còn đối với vai trò của mình
(cán bộ xã và thôn) thì gần 2/3 đội ngũ đã có sự hiểu biết rằng: với bản thân mình là cán bộ có những vai trò nhất định để làm tốt nhiệm vụ được các cấp giao cho.
Thực tế hiện nay, nhận thức của đại bộ phận cán bộ và người dân tại địa bàn nghiên cứu có nên hay không nên thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới? Hay đây là nhiệm vụ (đối với cán bộ các cấp) cần phải làm; cũng có thể với người dân làm nông thôn mới làm cho ai? Không phải cần thiết cho bản thân người dân địa phương.
Các câu hỏi này cần được trả lời tại bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.7: Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai xây dựng NTM tại địa phương
STT Nội dung
Tổng hợp 3 xã
Người dân Cán bộ
Số ý kiến (n= 135)
Tỷ lệ (%)
Số ý kiến (n= 30)
Tỷ lệ (%)
1 Rất Cần Thiết 94 69,63 23 76,67
2 Cần Thiết 41 30,37 7 23,33
3 Không cần thiết 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua phỏng vấn sâu người dân địa phương về nông thôn mới thu được kết quả.
Sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ về chương trình nông thôn mới nhưng khi được hỏi thì đa phần người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm khoảng 70% số ý kiến). Đối với các hộ được điều tra đều cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết. Về phía cán bộ thì có 76,67 % ý kiến cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết và các ý kiến còn lại cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết. Đến đây thì tác giả có thể yên tâm rằng người dân thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vì lợi ích của chính bản than mình. Còn với cán bộ là vì mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội, góp phát triển kinh tế, xã hội hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn văn minh giàu đẹp.
Sau khi tác giả đã nghiên cứu về nhận thực và tư tưởng của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới. Bước tiếp theo để thực hiện xây dựng nông thôn mới cần trả lời câu hỏi người dân và cán bộ cần làm những công việc cụ thể gì để tham gia
vào xây dựng nông thôn mới. Phần dưới đây trả lời câu hỏi người dân tham gia những việc gì để xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình.
Bảng 3.8 Những việc người dân tham gia vào xây dựng nông thôn mới (n=135)
TT Công việc Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Bầu tiển ban xây dựng nông thôn mới 69 51,11
2 Góp ý kiến trong bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM 43 31,9
3 Góp ý kiến vào nội dung thực hiện 15 11,12
4 Lập kế hoạch thực hiện 9 6
5 Tiền 0 0
6 Tài sản (đất đai, hoa màu, cây cối, vật liệu,...) 83 61,49
7 Công lao động 103 76,3
8 Tập huấn khuyến nông 77 57,94
9 Giám sát thi công công trình 31 22,9
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Kết quả điều tra phỏng vấn của tác giả cho thấy rằng. Người dân tại địa bàn nghiên cứu tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác nhau để xây dựng nông thôn mới như: bầu tiển ban xây dựng nông thôn mới; góp ý kiến trong bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM; góp ý kiến vào nội dung thực hiện; lập kế hoạch thực hiện; tài sản (đất đai, hoa màu, cây cối, vật liệu,...); công lao động; tập huấn khuyến nông; giám sát thi công công trình. Mặc dù vậy, ta nhận thấy rất rõ ràng rằng, tỷ lệ người dân tham gia vào từng công việc lại rất khác nhau. Có những công việc nhiều người tham gia, nhưng cũng có nhiều việc tỷ lệ được tham gia rất thấp. Trả lời cho câu hỏi trên, tác giả đã tiến hành hỏi, phỏng vấn, thảo luận nhóm với người dân và cán bộ các xã trên. Câu trả lời nhận được có thể mô tả như sau:
Một là: người dân trên địa bàn huyện đa phần còn khó khăn về kinh tế nên để đóng góp bằng tiền mặt là hầu như không có (các hình thức đóng góp của người dân bằng: hiến đất, vật liệu, ngày công,...). Đây cùng là khó khăn của huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Văn Bàn nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, rất cần các nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, tỉnh và các nguồn xã hội hóa.
Hai là: Hoạt động được đông đảo ý kiến người dân nói rằng đã tham gia là đóng góp băng công lao động của các hộ gia đình (chiếm 76,3%). Qua đây, cho ta thấy sự động thuận của người dân trong xây dựng nông thôn mới là cao. Cũng như công tác