Xác định nhữngnguyên nhân hạn chế, khó khăn, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu tronghuy động nguồn lực cộng đồng trong chương trình xây

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 69 - 74)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Xác định nhữngnguyên nhân hạn chế, khó khăn, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu tronghuy động nguồn lực cộng đồng trong chương trình xây

Qua điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu cán bộ và người dân cũng như các tổ chức khác (doanh nghiệp, HTX,...) đa phần đều nêu ra các vấn đề như:

Được sự quan tâm chỉ đạo hướng dẫn cụ thể ở các cấp và nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác,...

cũng như vấn đề tư tưởng và nhận thức của người là xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu lại gặp rất nhiều khó khăn. Có những vấn đề trước khi thực hiện đã tiên liệu trước, nhưng nhiều vấn đề lại gặp phải trong khi triển khai thực hiện như: vốn góp từ người dân, nguồn vốn xã hội hóa từ các nguồn khác. Có những hộ dân sẵn sàng hiến đất nhưng khi tổ chức thực hiện lại khó do diện tích thực tế đang sử dụng và bản đồ quản lý của xã lại có nhiều sai khác dẫn đến lại tiến hành đo đạc lại số liệu thực tế để chỉnh lý khớp với bản đồ quản lý nhà nước. Nhiều hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mặc dù sẵn sàng hiến hàng trăm m2 đất nhưng cần khảo sát thực tế. Đa phần các hộ còn khó khăn về kinh tế nên cần có các hình thức hỗ trợ và ủng hộ về tài sản (đất, vật liệu xây dựng,...) sao cho phù hợp.

Bảng 3.13: Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM

TT Nội dung phỏng vấn (n=135)

Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) Tiền

mặt Đất

công Công lao động

Tiền

mặt Đất

công Công lao động 1

Độ đóng góp là phù hợp với khả năng của hộ gia đình

92 75 135 68,15 55,55 100

2

Huy độngngười dân đóng góp xây dựng NTM hợp lý

102 78 135 75,55 57,77 100

3

Hộ gia đình tự

nguyện đóng góp xây dựng NTM

83 66 128 61,48 48,89 94,81

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ đồng ý với mức đóng góp tiền mặt cho chương trình xây dựng NTM ở địa phương là phù hợp với hộ gia đình mình là khá cao (68,1%), trên thực tế thì có số ít hộ đóng góp tiền mặt vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Còn lại đa phần đều không đóng góp bằng tiền mặt mà bằng đất đai, hoa màu, ngày công lao động, vật liệu,... quy đổi ra tiền. Tuy nhiên, thì vẫn có một số hộ cho rằng việc đóng góp như vậy là chưa phù hợp với hộ gia đình mình, những hộ gia đình này đa phần là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, những hộ đã quá tuổi lao động, những hộ bị bệnh tật...mà không được giảm tiền đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn, xã. Chỉ có 55,55% các hộ dân đồng ý mức huy động hiến đất ở các địa phương là hợp lý còn lại cho rằng huy động hiến đất không đền bù như vậy là không hợp lý. Còn việc huy động mức đóng góp công lao động cho chương trình xây dựng NTM thì các hộ đều cho là phù hợp (100% các hộ đồng ý mức huy động như vậy là phù hợp).

Về cách thức huy động đóng góp bằng tiền mặt thì tỷ lệ người dân cho là hợp lý là tương đối cao (75,5%), trong khi đó chỉ có 57,7% người dân đồng ý là cách thức huy động người dân hiến đất như hiện nay là phù hợp.

Khi được hỏi về sự tự nguyện đóng góp cho việc xây dựng NTM ở địa phương,

thì hầu hết các gia đình đều có ý kiến là tự nguyện đóng góp công lao động, còn về đất đai thì hiện nay còn một số hộ chưa tự nguyện, chưa đồng ý hiến đất.

Bảng 3.14: Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn huy động nguồn lực từ cộng đồng (n=30)

STT Nội dung Tỷ lệ(%)

1 Người dân chưa hiểu rõ về chương trình NTM 100

2 Nhân thức của người dân còn hạn chế 63.87

3 Thu nhập của người dân còn hạn chế 90

4 Hầu hết các gia đình đều ít lao động -

5 Người dân muốn được đền bù khi hết đất 34

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Theo ý kiến của cán bộ xã, thôn thì nguyên do dẫn đến những khó khăn trong huy động nguồn lực đó là: 100% ý kiến của cán bộ cho rằng do người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM; 63,87% ý kiến cho là do nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, 90% cán bộ cho là do thu nhập của người dân còn thấp cũng là một nguyên nhân khiến cho việc huy động dân đóng góp gặp khó khăn. Theo nghiên cứu của tác giả, nhiều nơi xây dựng thành công chương trình nông thôn mới, đầu tiên phải là nhận thức của cán bộ và đặc biệt là của người dân cao (người dân xác định xây dựng nông thôn mới là vì nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất và tinh thần cho mình). Điều kiện thành công tiếp theo là ở những vùng đó thu nhập của người dân tương đối khá (cả làm nông nghiệp cũng như ngành nghề phi nông nghiệp). Đây có thể là bài học để huyện Văn Bàn cần đưa thêm các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp, vừa phát triển sản xuất nhất là tăng thu nhập. Để từ đó mỗi khi cần đóng góp người dân sẽ tích cực ủng hộ. Giống như mong ước của Bác Hồ “dân giàu nước mạnh”, ta có thể hiểu rất đơn giản là dân có giàu thì nước mới mạnh.

3.3.1. Phân tích đim mnh, đim yếu, cơhi, thách thc (SWOT )trong vic huy động ngun lc cng đồng xây dng nông thôn mi huyn Văn Bàn

Điểm mạnh

- Hệ thống chính trị của huyện đều quan tâm và ủng hộ sát sao;

- Lực lương lao động khá dồi dào

- Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đã được xây dựng khá đồng bộ - Người dân cần cù chịu khó, cùng làm, cùng bàn cùng kiểm tra và hưởng lợi

Điểm yếu

- Năng lực của Ban quản lý cơ sở trong huy động nguồn lực và quản lý còn yếu - Vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại của một số cán bộ và người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Do mặt bằng chung, người dân thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao nên cần đóng góp từ người dân là rất hạn chế - Người dân ít quan tâm đến vai trò kiểm tra, giám sát

- Xuất phát điểm xây dựng NTM còn thấp

Cơ hội

- Là chương trình mục tiêu quốc gia nên được trung ương quan tâm, hỗ trợ chỉ đạo sát sao;

- Công tác huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới được tỉnh và Trung Ương được chú trọng - Các chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa xuất khẩu đang bắt đầu phát huy hiệu quả;

- Có nhiều bài học thành công trong huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM ở các tỉnh khác có thể áp dụng cho địa bàn huyện

Thách thức

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra phức tạp khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và kinh doanh cả doanh nghiệp, HTX và người dân;

- Cơ chế huy động nguồn lực còn hạn chế, chưa khuyến khích thêm nhiều thành phần tham gia xây dựng NTM - Khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, đá, nước,...) dẫn đến kiệt quệ tài nguyên. Làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sản xuất, kinh doanh.

- Tệ nạn xã hội, buôn bán ma túy, buôn người có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của địa phương.

3.3.2. Nguyên nhân ca hn chế huy động ngun lc cng đồng trong chương trình xây dng NTM huyn Văn Bàn

* Đối với người dân:

- Người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM: Chương trình nông thôn mới mặc dù đã được các xã triển khai tuyên truyền đến tất cả các hộ dân nhưng trên thực tế thì phần lớn người dân chưa hiểu rõ về chương trình này. Chứng tỏ các biện pháp tuyên truyền về nông thôn mới như hiện nay đến người dân vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả và lý do mà hầu hết người dân tham gia vào chương trình xây dựng NTM là do tất cả mọi người trong thôn cùng tham gia thì tham gia thôi chứ họ chưa thực sự hiểu được mục tiêu của chương trình là gì, không biết được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới là gì.

- Người dân còn trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước: Người dân đa phần là chờ những công trình, hạng mục được sự đầu tư của Nhà nước thì mới tham gia đóng góp thêm để làm. Và trên thực tế thì đối với những hoạt động có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước mà việc huy động nguồn lực từ người dân còn khó khăn. Vì vậy những công trình không được sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, địa phương thì sẽ rất khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng.

- Kinh tế của nhiều hộ dân còn khó khăn: Với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà việc đóng góp không được giảm phần nào thì cũng rất khó khăn đối với gia đình họ. Ví dụ như các hộ ở thôn Nà Nhèo - xã Khánh Yên Hạ đa phần các hộ đều có hoàn cảnh rất khó khăn và khi triển khai làm đường bê tông thôn thì mỗi khẩu phải đóng 830.000 đồng, với khoản đóng góp này thì trung bình mỗi gia đình ở đây phải đóng từ 4 triệu đến 6 triệu đồng (nguồn: số liệu điều tra của tác giả năm 2016) vì điều kiện kinh tế khó khăn nên hầu hết các hộ đều phải vay ngân hàng để đóng. Qua kết quả điều tra cũng cho thấy 100% số hộ cho là mức đóng góp cho chương trình nông thôn mới chưa phù hợp đều là các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người bị bệnh tật và quá tuổi lao động.

* Đối với cán bộ:

- Năng lực của một số cán bộ trong ban quản lý, ban chỉ đạo, tiểu ban phát triển nông thôn mới còn hạn chế, sự hiểu biết về chương trình nông thôn mới còn còn hạn chế, một số cán bộ chưa thật sự tâm huyết

- Việc cán bộ tổ chức tuyên truyền nông thôn mới đến với người dân chưa thực sự bài bản, chưa mang lại hiệu quả, các bài tuyên truyền không được chuẩn bị kỹ về nội dung và những vấn đề chính về nông thôn mới nên khi tuyên truyền thì người dân không hiểu được.

- Vai trò của một số cán bộ đoàn thể, một số Đảng viên vẫn chưa được phát huy trong phong trào xây dựng NTM tại địa phương.

- Ở một số thôn chưa có sự công khai minh bạch về các khoản tiền mà dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trước khi làm đường bê tông thì thôn có tổ chức họp dân để lấy ý kiến và thống nhất các khoản đóng góp đối với mỗi hộ dân nhưng khi làm đường bê tông xong thì người dân phản ánh không thấy thôn họp tông báo về các khoản thu - chi cho đoạn đường thiếu đủ thế nào.

- Trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của các địa phương còn nhiều các thủ tục rắc rối nên xã không dám giao cho nhóm thợ địa phương làm mặc dù người dân địa phương có thể thực hiện các hoạt động kỹ thuật được nhưng vấn đề chứng từ thanh quyết toán lại không thực hiện được.

- Về cơ chế chính sách, mặc dù đã có nhiều văn bản quy định về sự tham gia của người dân nhưng chưa đầy đủ và chưa cụ thể. Ngay cả trong chương trình MTQG xây dựng NTM, Thông tư liên tịch số 26 cũng chỉ nêu ra một số hoạt động cần lấy ý kiến của người dân, chưa nêu rõ quy trình thực hiện. Cơ chế huy động vốn cũng chưa được ban hành. Các nội dung huy động tiền, tài sản, lao động cũng do từng địa phương tự thực hiện. Cơ chế khen thưởng, biểu dương cũng cần ban hành để tạo động lực thúc đẩy cho các xã, cho cộng đồng hăng hái tham gia chương trình.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)