Đưa dữ liệu ra màn hình

Một phần của tài liệu giao an tin 11 day du (Trang 21 - 27)

- Thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím trong pascal có dạng:

write(<gtrị 1>,..., <gtrị n>);

writeln(<gtrị 1>,..., <gtrị n>);

writeln;

- Trong đó các giá trị có thể là tên biến, hàm, biểu thức, hằng.

VD: write(A);write(sin(x));

write(A*A+B);write(‘Chao cac ban’);

- Thủ tục write sau khi đưa kết quả ra màn

writeln.

GV: Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể bằng chương trình.

- Giải thích VD.

- Trong thủ tục write hoặc writeln, có hai cách viết để trình bày dữ liệu in ra là cách viết không qui cách và cách viết có qui cách.

- Cách viết không có qui cách như dạng đã cho trên.

- Nêu rõ cách viết có qui cáchnhằm tạo ra giao diện với người dùng tốt hơn.

hình con trỏ không chuyển xuống dòng tiếp theo còn thủ tục writeln con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.

- Writeln không tham số đơn giản chỉ là đặt con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.

* Chú ý:

- Trong thủ tục write hoặc writeln, sau mỗi kết quả ra có thể có qui cách ra. Có dạng:

+ Đối với kết quả thực:

:<độ rộng>:<số chữ số phần thập phân>

+ Đối với các kết quả khác:

:<độ rộng>

- Trong đó, độ rộng và số chữ số phần thập phân là số nguyên dương.

VD:

writeln(‘x1=’,x1:8:3);

Hoạt động 3: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình GV: Giới thiệu một số tập tin cần thiết để

turbo pascal có thể chạy được, hướng dẫn các em cách khởi động pascal trên máy tính.

Trên máy cần có tệp:

Turbo.exe(file chạy) Turbo.tpl(file thư viện) Turbo.tph(file hướng dẫn) Graph.tpu

Egavga.bgi và các file *.chr

GV : Giới thiệu một số thao tác thường dùng khi soạn thảo chương trình trong môi trường soạn thảo turbo pascal.

GV : Thực hiện một vài lần các thao tác để các em nhận thấy mức độ tiện lợi của nó khi soạn thảo cũng như khi chạy CT.

GV : Viết một chương trình VD, thực hiện các thao tác sửa lỗi...

Một số tao tác thường dùng trong pascal:

- Khi soạn thảo muốn xuống dòng nhấn Enter.

- Ghi file vào đĩa: F2

- Mở file đã có: F3

- Biêng dịch chương trình: Alt +F9

- Chạy chương trình:

Ctrl + F9

- Đóng cửa sổ chương trình: Alt + F3

- Thoát khỏi phần mền:

Alt + X

IV. Củng cố bài

- Bài học hôm nay các em cần nắm vững những nội dung: thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím, thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình, quy cách ra của kết quả ra, màn hình làm việc của pascal, bảng chọn, một số phím tắt.

V. Bài tập về nhà

- Ôn lại bài học hôm nay và ôn lại chương II để chuẩn bị cho tiết thực hành giờ sau.

VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:

Ngày soạn:20/09/2009 Tuần: 6 Ngày giảng:23/09/2009 - Lớp 11A5

Ngày giảng:25/09/2009 - Lớp 11A4 Tiết: 8

Bài tập và thực hành 1

I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức:

- Biết được một chương trình Pascal hoàn chỉnh đơn giản.

- Làm quen với các dịch vụ chủ yếu của Turbo Pascal trong việc soạn thảo, lưu chương trình, dịch chương trình và thực hiện chương trình.

2. Kĩ năng:

- Viết được chương trình đơn giản, lưu được chương trình trên đĩa, dịch lỗi cú pháp, thực hiện và tìm lỗi thuật toán, hiệu chỉnh.

- Bước đầu biết phân tích và hoàn thành một chương trình đơn giản trên Pascal hoặc Free Pascal.

3. Thái độ:

- Hình thành cho học sinh bước đầu về tư duy về lập trình có cấu trúc.

- Tự giác, tích cực và chủ động hoàn thành II. Phương pháp

- Kết hợp phương pháp giảng dạy: Giáo viên thao tác mẫu, giới thiệu và hướng dẫn thông qua máy tính, máy chiếu, thuyết trình, vấn đáp.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, sắp xếp phòng máy, VD mẫu, máy tính đã cài sẵn chương trình Turbo Pascal hoặc Free Pascal..

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị nội dung thực hành, SGK, vở bài tập.

III. Tiến trìn lên lớp, nội dung bài giảng 1. Ổn định lớp

- Ổn định lớp.

- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ và dẫn nhập bài mới 2.1. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp hỏi bài cũ khi hướng dẫn học sinh thực hành trên máy tính.

2.2. Dẫn nhập bài mới

- Qua các bài học lý thuyết các em đã được làm quen với cấu trúc trong một NNLT(đặc biệt trong pascal), với một số kiểu dữ liệu chuẩn, khai báo biến, phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản cũng như việc soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em hoàn thiện, khắc sâu những vấn đề đã nêu trên.

3. Nội dung thực hành

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện bài tập SGK GV: Yêu cầu học sinh khởi động turbo

pascal, soạn thảo chương trình trong SGK trang 34.

HS: Tự giác nhập chương trình.

GV: Lưu ý học sinh một số điểm khi soạn thảo chương trình: dấu ;, dấu . sau end.

GV: Làm mẫu việc lưu CT lên đĩa.

HS: tự giác thực hiện.

GV: Làm mẫu cho hs cách dịch và sửa lỗi cú pháp.

HS: tự giác thực hiện.

GV: Làm mẫu cho hs cách chạy CT.

HS: tự giác thực hiện.

GV: Nêu một số điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện CT:

- Nhập giá trị cách nhau dấu cách hoặc  - Quay lại màn hình soạn thảo 

GV: Yêu cầu và giảng giải.

HS: Thực hiện.

a. Gõ chương trình sau:

program giai_ptb2;

uses crt;

var a,b,c,d:real;

x1,x2:real;

Begin clrscr;

write('a,b,c: ');

readln(a,b,c);

D:=b*b-4*a*c;

x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);

x2:=(-b+sqrt(D))/(2*a);

write('x1 = ',x1:6:2,' x2 = ',x2:6:2);

readln;

end.

b. Lưu chương trình bằng cách nhấn phím F2 với tên PTB2.PAS.

c. Dịch và sửa lỗi cú pháp với tổ hợp phím Alt+F9.

d. Thực hiện chương trình với tổ hợp phím Ctrl+F9.

- Nhập các giá trị 1; -3; và 2. Thông báo kết quả của máy đưa ra.

-->x1 = 1.00 x2 = 2.00

- Nhập các giá trị 1 ; 0 ; -2. Thông báo kết quả của máy đưa ra.

-->Thông báo lỗi và cho biết vì sao: Do căn bậc hai của một số âm.

- Sửa lại chương trình trên không dùng đến biến D và thực hiện chương trình đã sửa.

x1:= (-b - sqrt(b*b – 4*a*c))/(2*a);

x2:= (-b + sqrt(b*b – 4*a*c))/(2*a);

- Sửa lại chương trình bằng cách thay đổi công thức tính của x2.

x2=-b/a-x1;

- Thực hiện chương trình đã sửa với bộ dữ liệu 1 ; - 5 ; 6. Thông báo kết quả.

-->x1 = 2.00 x2 = 3.00

- Thực hiện chương trình với bộ dữ liệu 1 ; 1 ; 1. Thông báo kết quả.

-->Thông báo lỗi với lý do delta của pt là số âm.

IV. Củng cố bài

- Các bước để hoàn thành một chương trình:

+ Phân tích bài toán để xác định dữ liệu vào, dữ liệu ra + Xác định thuật toán

+ Soạn chương trình vào máy + Lưu trữ chương trình + Biên dịch chương trình

+ Thực hiện và hiệu chỉnh chương trình V. Bài tập về nhà

- Làm lại bài thực hành hôm nay.

- Làm các bài tập trong SGK trang 35,36 VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:

Ngày soạn:26/09/2009 Tuần: 7

Ngày giảng:29/09/2009 - Lớp 11A5

- Lớp 11A4 Tiết: 9

Bài tập và thực hành 1

I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức:

- Biết được một chương trình Pascal hoàn chỉnh đơn giản.

- Làm quen với các dịch vụ chủ yếu của Turbo Pascal trong việc soạn thảo, lưu chương trình, dịch chương trình và thực hiện chương trình.

2. Kĩ năng:

- Viết được chương trình đơn giản, lưu được chương trình trên đĩa, dịch lỗi cú pháp, thực hiện và tìm lỗi thuật toán, hiệu chỉnh.

- Bước đầu biết phân tích và hoàn thành một chương trình đơn giản trên Pascal hoặc Free Pascal.

3. Thái độ:

- Hình thành cho học sinh bước đầu về tư duy về lập trình có cấu trúc.

- Tự giác, tích cực và chủ động hoàn thành II. Phương pháp

- Kết hợp phương pháp giảng dạy: Giáo viên thao tác mẫu, giới thiệu và hướng dẫn thông qua máy tính, máy chiếu, thuyết trình, vấn đáp.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, sắp xếp phòng máy, VD mẫu, máy tính đã cài sẵn chương trình Turbo Pascal hoặc Free Pascal..

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị nội dung thực hành, SGK, vở bài tập.

III. Tiến trìn lên lớp, nội dung bài giảng 1. Ổn định lớp

- Ổn định lớp.

- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung thực hành

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Thực hiện một số bài tập

- Viết chương trình nhập vào độ dài 3 cạnh của một tam giác tính chu vi diện tích của tam giác đó.

- Cho chương trình sau:

Program bt1;

Var r,s1,s2,s:real;

Begin

write(‘nhap r:’);

readln(r);

s1:=4*r*r;

s2:=r*r*pi;

s:=s1-s2;

write(s:6:2);

readln;

End.

Hỏi: Chương trình thực hiện công việc gì, kết quả in ra màn hình bao nhiêu?

IV. Củng cố bài

- Các bước để hoàn thành một chương trình:

+ Phân tích bài toán để xác định dữ liệu vào, dữ liệu ra + Xác định thuật toán

+ Soạn chương trình vào máy + Lưu trữ chương trình + Biên dịch chương trình

+ Thực hiện và hiệu chỉnh chương trình V. Bài tập về nhà

- Làm lại bài thực hành hôm nay.

- Làm các bài tập trong SGK trang 35,36 - Ôn tập chương II.

VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:

Ngày soạn:27/09/2009 Tuần: 7 Ngày giảng:30/09/2009 - Lớp 11A5

Ngày giảng:02/10/2009 - Lớp 11A4 Tiết: 10

Một phần của tài liệu giao an tin 11 day du (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w