17. CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI

Một phần của tài liệu giao an tin 11 day du (Trang 99 - 104)

I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức:

- Biết được khái niệm chương trình con.

- Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.

- Biết được cấu trúc của chương trình con.

- Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.

2. Kĩ năng:

3. Thái độ:

II. Phương pháp

- Kết hợp pp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp, dùng phương tiện trực quan.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, máy chiếu, máy tính, chương trình minh hoạ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới, vở ghi lý thuyết, SGK.

IV. Tiến trìn lên lớp, nội dung bài giảng 1. Ổn định lớp

- Ổn định lớp.

- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ và dẫn nhập bài mới 2.1. Kiểm tra bài cũ

2.2. Dẫn nhập bài mới: Các chương trình giải các bài toán phức tạp thường rất dài, có thể gồm nhiều lệnh, khi đọc rất khó hình dung chương trình thực hiện những công việc gì và việc hiệu chỉnh chương trình cũng rất khó khăn. Như vậy làm thế nào để cho bài toán phức tạp dễ đọc, dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh, dễ nâng cấp?

Chúng ta nghiên cứu vấn đề mới là CTC, để tìm hiểu CTC là gì?

3. Nội dung bài giảng

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Khái niệm chương trình con GV: Thuyết trình.

Để đưa ra khái niệm CTC, ta cần xét bài toán tính tổng bốn luỹ thừa trong SGK trang 91.

HS: Tìm hiểu ví dụ SGK.

GV: Yêu cầu học sinh đưa ra ý tưởng giải bài toán.

GV: Chiếu hai chương trình giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Một chương trình có sử

dụng chương trình con, một chương trình không sử dụng chương trình con.

Chẳng hạn: Chương trình tính tổng 4 lũy thừa: TLT=an + bm + cp + dq.

- Gọi học sinh nhận xét về tính ngắn gọn, rõ ràng, tính dễ đọc dễ hiểu của hai chương trình đó.

- Hỏi: Khi nào nên viết chương trình con?

HS: Quan sát, suy nghĩ trả lời.

- Ct có sử dụng ct con được viết ngắn gọn, dễ hiểu hơn ct viết không sử dụng ct con.

- Đối với các bài toán lớn cần nhiều người cùng viết. Ct dài, cần chia làm nhiều đoạn. Có nhiều đoạn lặp lại, chỉ nên viết 1 ct con.

GV: Tham khảo SGK và đưa ra khái niệm chương trình con.

HS: Trả lời.

GV: Đưa ra khái niệm.

GV: So sánh 2 chương trình trên.

+ GV giải rhích : các dòng lệnh:

var j: integer;

tich:=1.0;

for j:=1 to k do tich:=tich*x

+ Để tính các luỹ thừa ta viết:

Luythua(a,n), luythua(b,m), Luythua(c,p), luythua(d,q)

+ Và chỉ rõ các đoạn lệnh được thay thế bằng CTC.

+ Từ những điều đã nêu cho HS nêu các ích lợi của CTC.

+ GV giải thích rõ từng ích lợi của việc sử dụng CTC

HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.

- Để viết chương trình giải các bài toán lớn, phức tạp người lập trình có thể chia thành nhiều bài toán nhỏ, mỗi bài toán là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định (gọi là Chương trình con). Sau đó ghép nối các chương trình con thành chương trình chính.

* Lợi ích của việc sử dụng CTC

+ Tránh được việc phải viết đi viết lại nhiều lần cùng 1 dãy lệnh.

+ Hổ trợ việc thực hiện các chương trình lớn;

+ Phục vụ cho quá trình trừu tượng hoá.

+ Mở rộng khả năng ngôn ngữ;

+ Thuận tiện cho phát triển, nâng cấp chương trình;

V. Củng cố bài

- Bài học hôm nay các em cần nắm vững được: khái niệm chương trình con và lợi ích của việc sử dụng chương trình con.

VI. Bài tập về nhà

- Ôn lại bài học và đọc trước phần tiếp theo của bài.

VII. Nhận xét rút kinh nghiệm:

Ngày soạn:23/03/2010 Tuần: 29

Ngày giảng:25/03/2010 Tiết: 43

§17. CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI (Tiếp)

I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức:

- Biết được cấu trúc của chương trình con.

- Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được hai loại tham số hình thức và tham số thật sự.

- Nhận biết được phạm vi hoạt động của biến toàn cục, biến cục bộ.

- Cách thực hiện một chương trình con.

3. Thái độ:

- Rèn luyện các phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm, tuân thủ yêu cầu vì một công việc chung.

II. Phương pháp

- Kết hợp pp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp, dùng phương tiện trực quan.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, máy chiếu, máy tính, chương trình minh hoạ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới, vở ghi lý thuyết, SGK.

IV. Tiến trìn lên lớp, nội dung bài giảng 1. Ổn định lớp

- Ổn định lớp.

- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ 2.1. Kiểm tra bài cũ

- Khái niệm chương trình con? Lợi ích của việc sử dụng chương trình con?

2.2. Dẫn nhập bài mới: Chúng ta đã biết chương trình con là gì?. Lợi ích của việc sử dụng chương trình con trong lập trình. Nhưng ta chưa biết chương trình chương trình con có cấu trúc như thế nào? Và được phân loại như thế nào?.

3. Nội dung bài giảng

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Phân loại và cấu trúc của chương trình con GV: Trong nhiều ngôn ngữ lập trình

chương trình con được phân làm mấy loại?

HS: Trả lời.

GV:Trong ngôn ngữ pascal các em cho biết một số hàm và thủ tục chuẩn mà em biết?

HS: Trả lời câu hỏi:

+ Hàm: Sin(x), sqrt(x),length(x)...

+ Thủ tục: Writeln, readln, Delete....

2. Phân loại và cấu trúc của CTC a. Phân loại

GV: Xét hàm sin(x)

Với x=/6 giá trị của hàm sin(x) cho kết quả là bao nhiêu ?

HS: Sin(x)=1/2

GV: Sau khi thực hiện tính toán hàm sin(x) với x= /6 cho giỏ trị là ẵ.

Vậy các em cho biết hàm có đặc điểm gì ?(hay hàm là gì ?).

HS: Nghiên cứu SGK trả lời.

GV: Xét thủ tục Writeln, Writeln(‘xin chao’)

Thủ tục Writeln(‘xin chao’) làm gì ? cho kết quả là gì ? có trả về giá trị nào không ?.

HS: Trả lời.

Vậy các em cho biết thủ tục có đặc điểm gì ?(hay hàm là gì ?).

GV: Trên cơ sở phân loại hàm và thủ tục bây giờ ta tìm hiểu cấu trúc của hàm và thủ tục (Chương trình con) được tổ chức như thế nào ?

GV: Các em hãy cho biết chương trình chính gồm mấy phần ?(kiến thức cũ).

HS:trả lời.

GV:Trong chương trình con cấu trúc của nó gồm mấy phần ?

HS: Học sinh trả lời.

GV: -Phần đầu dùng để làm gì ?

-Phần Khai báo dùng để làm gì ?

-Phần thân dùng để làm gì ?

GV :Bây giờ ta tiếp tục sẽ tìm hiểu các biến được khai báo và phạm vi hoạt động của nó trong chương trình con và trong chương trình chính.

+Hàm:

 Là chương trình con

 Thực hiện một số thao tác nào đó.

 Trả lại giá trị qua tên của hàm.

+Thủ tục:

 Là chương trình con

 Thực hiện một số thao tác nào đó.

 KhôngTrả lại giá trị qua tên của thủ tục.

b. Cấu trúc chương trinh con

-Chương trình con có cấu trúc tương tự như chương trình chính gồm 3 phần:

<Phần đầu>

[<Phần khai báo>]

<Phần thân>

+Phần đầu:

 Để khai báo tên của hàm hoặc thủ tục.

 Nếu là hàm phải khai báo kiểu dữ liệu chi giá trị trả về của hàm.

 Nhất thiết phải có.

+Phần khai báo:

 Khai báo các biến cho dữ liệu vào/ra, các hằng và biến dùng trong chương trình con.

+Phần thân:

 Gồm dãy các lệnh thực hiện để từ những dữ iệu vào/ra ta nhận dữ liệu ra hay kết qủa mong muốn.

Xét ví dụ : Tính luỹ thừa : luythua= xk . khi đó tên chương trình con có thể đặt là luythua, tên các biết chưa dữ liệu vào là x, k. Vậy khi tính xk ta viết luythua(x,k).

Khi đó x, k là tham số hình thức.

-Vậy tham số hình thức là gì ?

GV: Đối biến cục bộ, ,biến toàn cục thì phạm vi hoạt động của nó như thế nào ? -Biến cục bộ:

 Chỉ sử dụng trong một chương trình con cuả nó mà thôi.

 Không thể sử dụng biến cục bộ cuả một chương trình con cho chương trình chính và các chương trình con khác.

-Biến toàn cục:

 Được sử dụng trong chương trình chính cũng có thể sử dụng trong chương trình con.

GV: Sau khi có một chương trình con, muốn thực hiện chuơng trình con đó thì ta làm thế nào ?

-Hãy cho ví dụ về lệnh gọi CTC ?

Xét ví dụ :CTC luythua(x,k) với x,k tham số hình thức.

Với biến : a =2, b=3

Lệnh gọi CTC là Luythua(a,b) khi đó tham số hình thức x,k nhận giá trị tương ứng của tham số thực sự a,b.

*Khái niệm các biến:

- Tham số hình thức: gồm các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra.

- Tham số thực sự: biến chứa trong lời gọi chương trình con ở CT chính.

- Biến cục bộ: Gồm các biến khái được khai báo trong chương trình con.

- Biến toàn cục: Gồm các biến khái được khai báo trong chương trình chính.

*Phạm vi hoạt động của các biến:

-Biến cục bộ:

-Biến toàn cục:

c. Thực hiện chương trình con:

-Để thực hiện gọi chương trình con ta thực hiện lệnh theo cú pháp sau

Cú pháp:

<tên CTC>(<tham số thực sự>)

Trong đó: tham số thực sự là các hằng, biến chứa dữ liệu vào/ ra.

-Khi thực hiện chương trình con các tham số hình thức dùng để nhập dữ liệu vào và tham số hình thức sẽ nhận giá trị của tham số thực sự tương ứng, còn các tham số hình thức dùng để lưu trữ dữ liệu ra sẽ trả giá trị đó cho tham số thực sự tương ứng.

V. Củng cố bài

- Bài học hôm nay các em cần nắm vững được: CTC gồm: Hàm và thủ tục;

Cấu trúc chương trinh con; Biến cục bộ, biến toàn cục; Tham sô hình thức, tham số thật sự; Cách gọi chương trình con.

VI. Bài tập về nhà

- Ôn lại bài học và đọc trước phần tiếp theo của bài.

VII. Nhận xét rút kinh nghiệm:

Ngày soạn:23/03/2010 Tuần: 31

Ngày giảng:31/03/2010 Tiết: 44

Một phần của tài liệu giao an tin 11 day du (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w